Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
34. Tài Chính và Kiểm Toán


“34. Tài Chính và Kiểm Toán,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“34. Tài Chính và Kiểm Toán,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Hình Ảnh
đứa trẻ đang cầm phong bì

34.

Tài Chính và Kiểm Toán

34.0

Lời Giới Thiệu

Tiền thập phân và các của lễ cho phép Giáo Hội theo đuổi công việc cứu rỗi và tôn cao của Chúa (xin xem phần 1.2). Những quỹ này rất thiêng liêng. Chúng tượng trưng cho sự hy sinh và đức tin của các tín hữu trong Giáo Hội (xin xem Mác 12:41–44).

Một số cách sử dụng tiền thập phân và của lễ trong việc hỗ trợ công việc của Chúa gồm có:

  • Xây cất và bảo trì các đền thờ, các nhà hội và các tòa nhà khác của Giáo Hội.

  • Hỗ trợ các sinh hoạt và các hoạt động của Giáo Hội cùng các giáo đoàn địa phương.

  • Chia sẻ phúc âm trên khắp thế giới.

  • Hỗ trợ các chương trình của Giáo Hội, chẳng hạn như giáo dục và lịch sử gia đình.

  • Cung cấp thực phẩm, nơi trú ngụ và các nhu yếu phẩm khác cho những người đang hoạn nạn.

Chủ tịch giáo khu và giám trợ có nghĩa vụ thiêng liêng là giám sát ngân quỹ của Giáo Hội (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 72:9–10). Các ngân quỹ này chỉ có thể được sử dụng bởi các tín hữu đã được ủy quyền cho các mục đích mà Giáo Hội đã cho phép. Các ngân quỹ này phải được ghi chép và bảo vệ cẩn thận.

34.1

Các Vị Lãnh Đạo về Tài Chính trong Giáo Khu

34.1.1

Chủ Tịch Đoàn Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu có các trách nhiệm sau đây về tài chính của giáo khu. Ông ủy quyền một số công việc này cho các cố vấn và thư ký của mình.

Chủ tịch giáo khu:

  • Giảng dạy và truyền cảm hứng cho các tín hữu phải đóng tiền thập phân đầy đủ và hiến tặng các của lễ một cách rộng rãi (xin xem phần 34.3).

  • Bảo đảm rằng các ngân quỹ của giáo khu được xử lý cùng ghi chép đúng cách (xin xem phần 34.5).

  • Xem xét bản báo cáo tài chính mỗi tháng và bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào cũng đều được giải quyết kịp thời.

  • Bảo đảm rằng các giám trợ đoàn, các vị lãnh đạo của tổ chức và các thư ký học được trách nhiệm của họ đối với các quỹ thiêng liêng của Giáo Hội.

  • Chuẩn bị và quản lý ngân sách hằng năm của giáo khu (xin xem phần 34.6).

  • Bảo đảm rằng các hướng dẫn về khoản trợ cấp ngân sách của giáo khu đều được tuân theo (xin xem đoạn 34.6.2).

  • Thường xuyên hội ý với mỗi giám trợ để thảo luận các vấn đề tài chính của tiểu giáo khu.

  • Kiểm chứng rằng mỗi tiểu giáo khu đều nhận được lời khai báo của các tín hữu về tiền thập phân hằng năm.

  • Bảo đảm rằng mật khẩu để truy cập vào các hệ thống tài chính của Giáo Hội không bao giờ được chia sẻ.

  • Bảo đảm rằng ủy ban kiểm toán giáo khu được tổ chức và hoạt động đúng cách (xin xem 34.7.1).

  • Sẵn sàng trả lời các câu hỏi trong thời gian kiểm toán các hồ sơ tài chính của giáo khu (xin xem phần 34.7).

  • Xem xét các cuộc kiểm toán hồ sơ tài chính của giáo khu và tiểu giáo khu cùng bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào cũng đều được giải quyết kịp thời (xin xem phần 34.7).

  • Bảo đảm rằng giáo khu và các tiểu giáo khu phải tuân thủ tất cả các luật thuế hiện hành (xin xem phần 34.8).

34.1.2

Các Thư Ký Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu chỉ định cho thư ký giáo khu hay phụ tá thư ký giáo khu giúp lưu giữ hồ sơ tài chính của giáo khu. Các thư ký tuân theo kỹ các chính sách hiện hành để bảo vệ các ngân quỹ của Giáo Hội và bảo đảm rằng các hồ sơ của Giáo Hội là chính xác.

Người thư ký có các trách nhiệm sau đây:

  • Ghi lại và ký thác bất cứ khoản tiền nào nhận được với một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu.

  • Xem xét bản báo cáo tài chính mỗi tháng và bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào cũng đều được giải quyết kịp thời.

  • Giúp chủ tịch đoàn giáo khu chuẩn bị ngân sách giáo khu hằng năm (xin xem các đoạn 34.6.134.6.2).

  • Kiểm chứng rằng mỗi tiểu giáo khu đã nộp bản báo cáo lời khai báo về tiền thập phân hằng năm.

  • Tham gia vào những cuộc kiểm toán tài chính của các kiểm toán viên giáo khu và có các hành động sửa chỉnh nếu cần (xin xem phần 34.7).

  • Trợ giúp các giám trợ đoàn huấn luyện các thư ký của tiểu giáo khu.

Các thư ký này phải nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và có giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực. Để biết thêm thông tin về việc kêu gọi các thư ký giáo khu, xin xem các đoạn 33.3.233.3.3.

34.2

Các Vị Lãnh Đạo về Tài Chính của Tiểu Giáo Khu

34.2.1

Giám trợ đoàn

Vị giám trợ có các trách nhiệm sau đây về tài chính trong tiểu giáo khu. Ông ủy quyền một số công việc này cho các cố vấn và thư ký của mình.

Vị giám trợ:

  • Giảng dạy và truyền cảm hứng cho các tín hữu phải đóng tiền thập phân đầy đủ và hiến tặng các của lễ một cách rộng rãi (xin xem phần 34.3).

  • Bảo đảm rằng các ngân quỹ của tiểu giáo khu đã được xử lý và ghi chép kỹ (xin xem phần 34.5).

  • Xem xét bản báo cáo tài chính mỗi tháng và bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào cũng đều được giải quyết kịp thời.

  • Bảo đảm rằng các vị lãnh đạo của tổ chức và các thư ký học được trách nhiệm của họ đối với các ngân quỹ thiêng liêng của Giáo Hội.

  • Chuẩn bị và quản lý ngân sách hằng năm của tiểu giáo khu (xin xem phần 34.6).

  • Bảo đảm rằng các hướng dẫn về khoản trợ cấp ngân sách của tiểu giáo khu đều được tuân theo (xin xem đoạn 34.6.2).

  • Họp với các tín hữu trong tiểu giáo khu hằng năm để nhận được lời khai báo về tiền thập phân của họ.

  • Bảo đảm rằng mật khẩu để truy cập vào các hệ thống tài chính của Giáo Hội không bao giờ được chia sẻ.

  • Sẵn sàng trả lời các câu hỏi trong thời gian kiểm toán các hồ sơ tài chính của tiểu giáo khu và bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào cũng đều được giải quyết kịp thời (xin xem phần 34.7).

34.2.2

Các Thư Ký Tiểu Giáo Khu

Vị giám trợ chỉ định cho thư ký tiểu giáo khu hoặc một phụ tá thư ký tiểu giáo khu để giúp lưu giữ hồ sơ tài chính của tiểu giáo khu. Các thư ký tuân theo kỹ các chính sách hiện hành để bảo vệ các ngân quỹ của Giáo Hội và bảo đảm rằng các hồ sơ của Giáo Hội là chính xác.

Người thư ký có các trách nhiệm sau đây:

  • Ghi lại và ký thác bất cứ khoản tiền nào nhận được với một thành viên của giám trợ đoàn.

  • Xem xét bản báo cáo tài chính mỗi tháng và bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào cũng đều được giải quyết kịp thời.

  • Giúp giám trợ đoàn chuẩn bị ngân sách hằng năm của tiểu giáo khu (xin xem các đoạn 34.6.134.6.2).

  • Bảo đảm rằng các tín hữu có quyền truy cập vào các bản báo cáo đóng góp của họ và trợ giúp nếu cần.

  • Giúp vị giám trợ chuẩn bị và ghi lại những lời khai báo về tiền thập phân.

  • Tham gia vào những cuộc kiểm toán tài chính của các kiểm toán viên giáo khu và có các hành động sửa chỉnh nếu cần (xin xem phần 34.7).

Các thư ký này phải nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và có giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực. Để biết thêm thông tin về việc kêu gọi các thư ký tiểu giáo khu, xin xem các đoạn 33.4.233.4.3.

34.3

Các Khoản Đóng Góp

Các vị lãnh đạo Giáo Hội giảng dạy các tín hữu về các nguyên tắc tiền thập phân và các của lễ khác cùng khuyến khích các tín hữu nên sống theo các nguyên tắc này. Những người không phải là tín hữu của Giáo Hội cũng có thể đóng góp. Tuy nhiên, chỉ các tín hữu của Giáo Hội mới có thể đóng tiền thập phân.

Các tín hữu được khuyến khích đóng góp trực tuyến nếu có thể được (xin xem trang mạng donations.ChurchofJesusChrist.org). Các tín hữu cũng có thể đưa khoản đóng góp của họ và một mẫu Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác đã được điền đầy đủ chi tiết cho vị giám trợ hoặc một trong các cố vấn của ông (xin xem đoạn 34.5.2).

34.3.1

Tiền Thập Phân

Tiền thập phân là hiến tặng một phần mười thu nhập của một người cho Giáo Hội của Thượng Đế (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 119:3–4; lợi tức được hiểu là thu nhập). Tất cả các tín hữu có thu nhập đều nên đóng tiền thập phân.

Dân giao ước của Chúa đã sống theo luật thập phân từ thời xưa (xin xem Sáng Thế Ký 14:18–20; Lê Vi Ký 27:30–32). Chúa đã phán: “Việc đóng góp tiền thập phân của dân ta … sẽ là một luật pháp vĩnh viễn cho họ mãi mãi” (Giáo Lý và Giao Ước 119:3–4).

Tiền thập phân rất thiêng liêng đối với Chúa và các tín hữu tôn vinh Ngài bằng cách đóng tiền thập phân. Đây là một cách cho thấy đức tin nơi Thượng Đế và những lời hứa của Ngài. Những người nào đóng tiền thập phân nhận được lời hứa này từ Chúa: “Và từ nay các ngươi hãy lấy điều này mà thử ta, xem ta có mở cửa sổ trên trời cho các ngươi, và đổ phước lành xuống cho các ngươi, đến nỗi không còn đủ chỗ để chứa chăng, Chúa Muôn Quân phán vậy” (Ma La Chi 3:10).

34.3.1.1

Sử Dụng Quỹ Tiền Thập Phân

Các khoản hiến tặng tiền thập phân luôn được sử dụng cho các mục đích của Chúa, như đã được hướng dẫn bởi Hội Đồng Chi Dụng Tiền Thập Phân (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 120). Một số mục đích này được mô tả trong phần 34.0.

34.3.1.2

Lời Khai Báo về Tiền Thập Phân

Vị giám trợ họp với mỗi tín hữu trong vài tháng mỗi cuối năm để nhận được lời khai báo về tiền thập phân của người tín hữu ấy. Trong những trường hợp hiếm hoi khi vị giám trợ vắng mặt, chủ tịch giáo khu có thể cho phép một trong các cố vấn của vị giám trợ hoàn thành trách nhiệm này.

Tất cả các tín hữu được mời đến gặp vị giám trợ để:

  • Khai báo với vị giám trợ về tình trạng của họ là người đóng tiền thập phân.

  • Bảo đảm hồ sơ đóng góp của họ là chính xác.

Khi nào có thể được, mọi người trong một gia đình, kể cả trẻ em, nên cùng tham dự chung với nhau.

Trong thời gian khai báo tiền thập phân, vị giám trợ bày tỏ lòng biết ơn với các tín hữu về lòng trung tín của họ. Ông cũng giảng dạy nguyên tắc thập phân, khuyến khích các tín hữu hiến tặng một của lễ nhịn ăn một cách rộng rãi, cùng thảo luận các vấn đề liên quan khác.

Những chỉ dẫn cho buổi họp khai báo tiền thập phân do trụ sở Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng được chỉ định cung cấp.

Hình Ảnh
gia đình đang nói chuyện với người đàn ông

34.3.2

Các Của Lễ Nhịn Ăn

Các vị lãnh đạo Giáo Hội khuyến khích các tín hữu sống theo luật nhịn ăn. Điều này bao gồm việc hiến tặng của lễ nhịn ăn một cách rộng rãi (xin xem đoạn 22.2.2).

Trong một số tiểu giáo khu, vị giám trợ có thể cho phép những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn thu góp các của lễ nhịn ăn. Khi đưa ra quyết định này, vị giám trợ xem xét số lượng những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn hiện có, sự an toàn của họ và phước lành cho các tín hữu mà có thể không đóng góp được bằng cách khác.

Những người nắm giữ chức tư tế nên đi từng cặp khi thu góp các của lễ nhịn ăn. Họ giao ngay những của lễ nhịn ăn đó cho một thành viên của giám trợ đoàn.

Các tín hữu không nên đóng những khoản hiến tặng khác, như tiền thập phân hoặc các của lễ khác, cho những người thu góp các của lễ nhịn ăn.

Những chỉ dẫn để sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn được cung cấp trong đoạn 22.5.2.

34.3.3

Quỹ Truyền Giáo

Những khoản đóng góp vào quỹ truyền giáo của tiểu giáo khu được chủ yếu sử dụng để đáp ứng các cam kết đóng góp của những người truyền giáo toàn thời gian từ tiểu giáo khu. Số tiền thặng dư trong một tiểu giáo khu có thể được sử dụng để đáp ứng những cam kết của những người truyền giáo khác trong giáo khu. Số tiền thặng dư trong một giáo khu có thể được sử dụng cho các giáo khu khác trong hội đồng điều phối theo sự hướng dẫn của Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng là người chủ tọa hội đồng.

Không nên gửi thẳng quỹ truyền giáo của tiểu giáo khu cho cá nhân người truyền giáo. Không được sử dụng các ngân quỹ này cho bất cứ sinh hoạt truyền giáo nào trong tiểu giáo khu hay giáo khu.

Những khoản đóng góp cho Quỹ Truyền Giáo Trung Ương được Giáo Hội sử dụng trong các nỗ lực truyền giáo chung của Giáo Hội.

Chủ tịch giáo khu và giám trợ nên gửi quỹ truyền giáo mà vượt quá nhu cầu hợp lý của giáo khu và tiểu giáo khu cho Quỹ Truyền Giáo Trung Ương tại trụ sở Giáo Hội hoặc cho văn phòng giáo vùng.

Để biết thêm thông tin về các quỹ truyền giáo và việc tài trợ công việc phục vụ truyền giáo, xin xem đoạn 24.3.4.

34.3.4

Những Khoản Đóng Góp Thêm

Các tín hữu có thể đóng góp tài chính cho các hạng mục bổ sung đã được chấp thuận. Nếu những người hiến tặng đang sử dụng mẫu Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác, thì họ viết tên hạng mục đó vào phần “Hạng Mục Khác” của mẫu đó.

Các giáo khu và tiểu giáo khu không nên thiết lập các hạng mục trong phần “Hạng Mục Khác” để yêu cầu, thu góp hoặc sử dụng các ngân quỹ cho các dự án không được Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng chấp thuận. Để có bản liệt kê các hạng mục đã được chấp thuận, các tín hữu nên liên lạc với thư ký tiểu giáo khu.

34.3.5

Các Tổ Chức Từ Thiện

Các tổ chức từ thiện của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là một sở trực thuộc Văn Phòng Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa. Sở này phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản đóng góp từ thiện tự nguyện cho Giáo Hội và các tổ chức từ thiện và sinh hoạt liên kết của Giáo Hội, ngoài việc đóng tiền thập phân và các của lễ khác ra. Có thể nhận được sự trợ giúp trong việc đóng góp bằng cách liên lạc với văn phòng Các Tổ Chức Từ Thiện:

Philanthropies

1450 North University Avenue

Provo, UT 84604-6080

Số điện thoại: 1-801-356-5300 hoặc 1-800-525-8074

Email: philanthropies@ChurchofJesusChrist.org

34.3.6

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Những Khoản Hiến Tặng bằng Hiện Vật, Kể Cả Tiền Thập Phân

Giáo Hội thường không khuyến khích đóng góp bằng hiện vật (phi tiền tệ) như tiền thập phân và các của lễ khác. Các tín hữu nên tự mình bán tài sản rồi đóng tiền thập phân và những khoản hiến tặng khác bằng tiền mặt. Tuy nhiên, những khoản hiến tặng bằng hiện vật có thể được chấp nhận trong một số trường hợp nhất định. Các khoản hiến tặng như vậy có thể là một cách thực hành phổ biến ở một số khu vực trên thế giới.

Giáo Hội chấp nhận (1) cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác mà có thể bán được ngay lập tức và (2) một số bất động sản có thể bán được. Các tín hữu nên gửi email tới donationsinkind@churchofjesuschrist.org để biết những chỉ dẫn về cách bắt đầu các khoản hiến tặng bằng hiện vật này. Nếu các tín hữu muốn đóng góp những thứ khác, thì chủ tịch giáo khu liên lạc với trụ sở Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng để có sự chấp thuận trước khi cho phép vị giám trợ nhận chúng.

Các biên nhận cho các tín hữu hiến tặng bằng hiện vật chỉ được cấp bởi trụ sở Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng.

34.3.7

Những Khoản Đóng Góp Không Thể Được Hoàn Trả Lại

Khi được hiến tặng cho Giáo Hội, thì tiền thập phân và các của lễ khác đều thuộc về Chúa. Chúng được hiến dâng lên Ngài. Tất cả những khoản đóng góp như vậy đều là tự nguyện hiến tặng. Những khoản đóng góp này được người hiến tặng thực hiện mà không đòi hỏi hạn chế mục đích sử dụng, không giữ lại quyền kiểm soát, quyền sở hữu dưới bất cứ hình thức nào hoặc mong đợi bất cứ lợi lộc nào ngoài các phước lành của Chúa.

Các chủ tịch giáo khu và giám trợ nên thông báo cho những người đóng tiền thập phân và các của lễ biết rằng những khoản đóng góp này không thể được hoàn trả lại. Các quỹ truyền giáo đã trả trước cũng không được hoàn trả lại.

34.4

Sự Kín Nhiệm về Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác

Số tiền thập phân và các của lễ khác do một tín hữu đóng phải được giữ kín nhiệm. Chỉ có giám trợ và những người được cho phép xử lý hoặc xem những khoản đóng góp này mới có quyền truy cập vào thông tin này. Các chủ tịch đoàn giáo khu, giám trợ đoàn và thư ký không bao giờ được thảo luận một cách không thích đáng về tình trạng tiền thập phân của một tín hữu. Họ cũng không nên thảo luận về tổng số tiền thập phân hoặc các của lễ khác nhận được.

34.5

Xử Lý Ngân Quỹ của Giáo Hội

Chủ tịch giáo khu và giám trợ bảo đảm rằng tất cả các quỹ của Giáo Hội phải được xử lý đúng cách. Đây là một trách nhiệm thiêng liêng của chức vụ kêu gọi của họ. Các nguyên tắc tổng quát được mô tả trong các phần sau đây. Các giám trợ đoàn và các thư ký được khuyến khích nên xem lại video “Sacred Funds, Sacred Responsibilities (Quỹ Thiêng Liêng, Trách Nhiệm Thiêng Liêng)” ít nhất một năm một lần.

34.5.1

Nguyên Tắc Làm Việc Chung

Nguyên tắc làm việc chung đòi hỏi hai người—một thành viên trong giám trợ đoàn và một thư ký, hoặc hai thành viên trong giám trợ đoàn—phải tích cực tham gia khi ghi chép và chi tiêu ngân quỹ của Giáo Hội. Nguyên tắc này rất cần thiết để bảo vệ các quỹ thiêng liêng và bảo vệ các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Các vị lãnh đạo nên bảo vệ và không bao giờ chia sẻ mật khẩu của họ (xin xem mục 33.9.1.1).

34.5.2

Tiếp Nhận Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác

Chúa đã ban cho các giám trợ sự tin cậy thiêng liêng để tiếp nhận và ghi chép tiền thập phân và các của lễ khác của Các Thánh Hữu (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 42:30–33; 119). Chỉ có vị giám trợ và các cố vấn của ông mới có thể nhận tiền thập phân và các của lễ khác. Trong mọi trường hợp, những người vợ của họ, những người khác trong gia đình họ, các thư ký, hoặc các tín hữu khác trong tiểu giáo khu không được nhận những khoản đóng góp này. Ngoại lệ duy nhất là khi những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn được chỉ định đi thu góp của lễ nhịn ăn (xin xem đoạn 34.3.2).

Các chi phiếu phải được đề là trả cho Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Khoản tiền mà giám trợ đoàn nhận được phải được ghi lại và ký thác vào ngân hàng càng sớm càng tốt. Các vị lãnh đạo và các tín hữu của Giáo Hội không nên bỏ mặc các khoản đóng góp.

34.5.3

Kiểm Chứng và Ghi Chép Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác

Những khoản đóng góp cần phải được kiểm chứng và ghi chép vào ngày Chủ Nhật mà các khoản đó được nhận. Một thành viên trong giám trợ đoàn và một thư ký, hoặc hai thành viên của giám trợ đoàn, cùng mở mỗi phong bì. Họ kiểm chứng rằng khoản tiền được kèm vào trong phong bì phải giống với số tiền được viết trên mẫu Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác. Họ ghi chép từng khoản hiến tặng một cách hợp lý. Nếu khoản tiền này và số tiền được viết xuống khác nhau, thì họ liên lạc với người hiến tặng càng sớm càng tốt để giải quyết sự khác biệt.

34.5.4

Ký Thác Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác

Cần chuẩn bị ký thác số tiền sau khi bảo đảm rằng số tiền này được ghi chép giống với số tiền nhận được.

Nơi nào có ngân hàng cho ký thác suốt 24 tiếng đồng hồ, người thành viên trong giám trợ đoàn và một người khác đang nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc cùng đi ký thác tiền vào ngân hàng vào cùng ngày tiền được mở ra và kiểm chứng.

Nếu không có ngân hàng cho ký thác suốt 24 tiếng đồng hồ và ngân hàng đóng cửa vào ngày Chủ Nhật, vị giám trợ chỉ định một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc để ký thác tiền tại ngân hàng vào ngày làm việc hôm sau. Thông thường người này phải là một thành viên trong giám trợ đoàn. Người này chịu trách nhiệm về những khoản tiền này. Người này cần:

  • Bảo đảm rằng các khoản này được giữ an toàn cho đến khi được ký thác tại ngân hàng.

  • Nhận một biên lai chứng nhận số tiền ký thác tại ngân hàng cho thấy ngày và số tiền ký thác.

Ngoài ra, một thành viên trong giám trợ đoàn và một thư ký hoặc hai thành viên trong giám trợ đoàn, nên hoàn tất thủ tục sau đây vào ngày Chủ Nhật kế tiếp trước khi xử lý các khoản hiến tặng cho ngày hôm đó:

  • So sánh biên lai chứng nhận số tiền ký thác tại ngân hàng với hồ sơ ký thác của tuần trước để kiểm chứng là đúng số tiền đã được ký thác.

  • Ký vào biên lai chứng nhận số tiền ký thác tại ngân hàng và lưu nó vào với thông tin về khoản hiến tặng của tuần trước.

34.5.5

Bảo Vệ Ngân Quỹ của Giáo Hội

Các tín hữu nào chịu trách nhiệm cho các ngân quỹ của Giáo Hội thì không bao giờ được bỏ các ngân quỹ qua đêm trong nhà hội hoặc lơ là với chúng, chẳng hạn như trong lúc họp và sinh hoạt.

34.5.6

Bản Báo Cáo Khoản Hiến Tặng

Các Bản Báo Cáo Khoản Đóng Góp của Người Hiến Tặng có sẵn cho mọi tín hữu tại trang mạng donations.ChurchofJesusChrist.org. Các vị lãnh đạo nên khuyến khích các tín hữu thường xuyên xem xét các bản báo cáo của người hiến tặng. Nếu có thể được, các bản báo cáo thuế chính thức cũng có sẵn tại trang mạng donations.ChurchofJesusChrist.org, từ đơn vị địa phương hoặc từ văn phòng giáo vùng.

Hình Ảnh
người phụ nữ đang viết

34.5.7

Quản Lý Khoản Tiền Thanh Toán của Giáo Khu và Tiểu Giáo Khu

Tất cả các quỹ của giáo khu đều được quản lý trong các hệ thống tài chính của Giáo Hội. Chủ tịch giáo khu quản lý tài chính của giáo khu. Các cố vấn và các thư ký của ông có thể trợ giúp. Vị cố vấn phục vụ với tư cách là chủ tịch ủy ban kiểm toán giáo khu thường không được tham gia vào việc lưu giữ hồ sơ tài chính của giáo khu.

Tất cả các quỹ của tiểu giáo khu được quản lý trong các hệ thống tài chính của Giáo Hội. Vị giám trợ quản lý tài chính của tiểu giáo khu. Các cố vấn và các thư ký của ông có thể trợ giúp.

Khoản tiền thanh toán thường được thực hiện bằng cách chuyển khoản điện tử hoặc bằng chi phiếu. Ở một số khu vực, các đơn vị có thể được chấp thuận sử dụng thẻ ngân hàng.

Không có khoản chi tiêu nào của giáo khu hay tiểu giáo khu mà có thể được chi trả hay thanh toán nếu không có sự cho phép của vị chức sắc chủ tọa.

Hai vị lãnh đạo được cho phép phải chấp thuận mỗi khoản tiền thanh toán. Một trong số họ phải là thành viên trong chủ tịch đoàn giáo khu hoặc giám trợ đoàn. Mặc dù các cố vấn có thể được cho phép để chấp thuận các khoản tiền thanh toán, nhưng chủ tịch giáo khu hoặc vị giám trợ phải xem xét từng khoản tiền thanh toán. Các vị lãnh đạo không được chấp thuận một khoản tiền thanh toán cho chính họ.

Cần có sự chấp thuận bằng văn bản của chủ tịch giáo khu trước khi một giám trợ có thể sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn hoặc chấp thuận đơn đặt hàng của giám trợ cho bản thân hoặc gia đình của ông. Cần có sự chấp thuận bằng văn bản của một thành viên trong Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng trước khi một vị giám trợ có thể sử dụng các của lễ nhịn ăn hoặc chấp thuận một đơn đặt hàng của vị giám trợ cho chủ tịch giáo khu hoặc gia đình của ông ấy. Xin xem mục 22.5.1.2 để có những hướng dẫn.

Một tín hữu yêu cầu hoàn trả tiền phải cung cấp bản sao bằng giấy hoặc điện tử của bất cứ biên lai hoặc hóa đơn nào. Người tín hữu đó cũng ghi vào mục đích, số tiền và ngày mua.

Nếu các khoản tiền được ứng trước, thì người tín hữu sẽ nộp một mẫu yêu cầu thanh toán, ghi rõ mục đích, số tiền và ngày tháng. Sau khi khoản chi phí đã được thanh toán rồi thì sau đó người tín hữu đó (1) cung cấp biên lai hoặc hóa đơn cho số tiền đã chi và (2) trả lại bất cứ khoản tiền nào chưa tiêu. Các khoản tiền được hoàn trả lại nên được ký thác lại vào ngân hàng.

Các vị lãnh đạo và thư ký đã được phép không nên chấp thuận các khoản tiền thanh toán mà không xem xét kỹ chi phí và các biên lai hoặc hóa đơn.

Các giáo khu và tiểu giáo khu không được mở tài khoản ngân hàng cho riêng họ hoặc duy trì một quỹ tiền mặt.

34.5.7.1

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Thanh Toán Tiền bằng Điện Tử

Nếu giáo khu hoặc tiểu giáo khu sử dụng cách thanh toán tiền bằng điện tử, các tín hữu được khuyến khích nhập chi tiết từ tài khoản ngân hàng cá nhân của họ trong phần Tài Khoản Hoàn Trả Chi Phí dưới mục Cài Đặt trong Các Khoản Hiến Tặng Trực Tuyến tại trang mạng donations.ChurchofJesusChrist.org. Tiểu giáo khu hoặc giáo khu không bao giờ được giữ bản sao bằng giấy hoặc bản điện tử của chi tiết thông tin tài khoản ngân hàng của các tín hữu.

34.5.7.2

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Chi Phiếu

Nếu giáo khu hoặc tiểu giáo khu sử dụng chi phiếu, thì một chi phiếu không được ký tên cho đến khi nó được điền đầy đủ. Phải giữ sổ chi phiếu và chi phiếu để trống trong một tủ đựng hồ sơ có khóa. Chúng không được bỏ mặc không ai trông chừng khi chúng không được cất vào tủ có khóa an toàn. Nếu bất cứ chi phiếu để trống nào bị mất thì chủ tịch giáo khu hoặc giám trợ phải lập tức báo cáo các số của các chi phiếu đó cho trụ sở Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng.

34.5.7.3

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Thẻ Thanh Toán Tiền

Nếu giáo khu hoặc tiểu giáo khu sử dụng các thẻ thanh toán cho các chi phí của đơn vị địa phương thì chúng có thể được sử dụng cho các giao dịch tại điểm bán hàng hoặc để rút tiền mặt. Các giao dịch thẻ và rút tiền mặt được tự động tải lên hệ thống tài chính của Giáo Hội. Mọi cách sử dụng thẻ cần được ghi chép kịp thời. Nếu không ghi chép những cách sử dụng này thì thẻ có thể bị vô hiệu hóa.

Tất cả số thặng dư của thẻ thanh toán cần phải ít nhất là bằng số 0 hằng năm.

34.5.8

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Hộp Đựng Tiền

Văn phòng giáo vùng cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng do Giáo Hội cung cấp.

34.5.9

Lưu Giữ Các Hồ Sơ Tài Chính

Mỗi giáo khu và tiểu giáo khu nên lưu giữ các hồ sơ tài chính hiện hành và chính xác. Các hồ sơ này giúp các chủ tịch giáo khu và giám trợ ghi chép cùng bảo vệ ngân quỹ thiêng liêng của Giáo Hội. Các hồ sơ chính xác cũng cần thiết để:

  • Chuẩn bị ngân sách.

  • Quản lý ngân sách trợ cấp.

  • Cung cấp thông tin cho các tín hữu về khoản đóng góp tài chính của họ.

  • Đáp ứng với các cuộc kiểm toán.

Để biết thông tin về cách sử dụng và giữ lại các hồ sơ và các báo cáo, các thư ký nên tham khảo những chỉ dẫn từ trụ sở Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng. Các hồ sơ tài chính nên được lưu giữ ít nhất là ba năm cộng với năm hiện hành. Luật pháp địa phương có thể đòi hỏi thời gian lưu giữ lâu hơn.

34.6

Ngân Sách và Chi Tiêu

Chương trình phân bổ ngân sách cung cấp ngân quỹ chung của Giáo Hội để chi trả cho các sinh hoạt và chương trình của giáo khu và tiểu giáo khu. Chương trình này loại bỏ sự cần thiết để nhận được những đóng góp từ các tín hữu vào ngân sách. Việc đóng tiền thập phân một cách trung tín đã làm cho việc trợ cấp ngân sách có thể thực hiện được.

Nếu cần thiết, các vị lãnh đạo nên giảm bớt và đơn giản hóa các sinh hoạt để nằm trong mức phân bổ. Hầu hết các sinh hoạt phải đơn giản và chi phí ít hoặc không cần chi phí.

34.6.1

Các Ngân Sách của Giáo Khu và Tiểu Giáo Khu

Mỗi giáo khu và tiểu giáo khu chuẩn bị và điều hành theo một ngân sách hằng năm. Chủ tịch giáo khu quản lý ngân sách giáo khu, và vị giám trợ quản lý ngân sách tiểu giáo khu. Họ có thể chỉ định một cố vấn để giám sát ngân sách dưới sự hướng dẫn của họ. Họ cũng có thể chỉ định một thư ký để giúp chuẩn bị và theo dõi ngân sách.

Các chủ tịch đoàn giáo khu và các giám trợ đoàn bắt đầu chuẩn bị sẵn các ngân sách trước khi bắt đầu mỗi năm mới như sau. Những hướng dẫn được liệt kê dưới đây:

  • Duyệt xem lại số chi tiêu trong năm trước đó để chắc chắn rằng các khoản chi phí định kỳ đã được xem xét.

  • Yêu cầu các tổ chức ước tính chi tiết ngân sách mà họ cần.

  • Soạn thảo ngân sách bằng cách thực hành lập ngân sách đã được chấp thuận. Ngân sách phải bảo đảm rằng các chi phí dự kiến không vượt quá quỹ trợ cấp dự phòng của ngân sách.

Nên sử dụng các công cụ ngân sách đã được gồm vào trong hệ thống tài chính của Giáo Hội nếu có sẵn hệ thống này.

34.6.2

Phân Bổ Ngân Sách

34.6.2.1

Sự Phân Bổ Ngân Sách

Ngân sách được phân bổ hằng quý dựa trên số người tham dự trong các hạng mục sau đây:

  • Lễ Tiệc Thánh

  • Hội Thiếu Niên

  • Hội Thiếu Nữ

  • Trẻ em trong Hội Thiếu Nhi từ 7 đến 10 tuổi

  • Những người thành niên trẻ tuổi độc thân

Điều quan trọng là phải báo cáo một cách chính xác và đúng lúc số người tham dự (xin xem mục 33.5.1.1).

Trước mỗi lần phân bổ hằng quý, chủ tịch giáo khu nhận được thông tin về số tiền sẽ được phân phối. Sau đó, ông quyết định bao nhiêu số tiền được phân bổ cho các tiểu giáo khu. Ông làm việc với các giám trợ theo một cách thống nhất, hợp tác để bảo đảm giáo khu và các tiểu giáo khu được tài trợ một cách đồng đều và thích hợp. Nếu những thay đổi bất ngờ xảy ra mà có thể giải thích cho việc thay đổi cách phân bổ ngân sách ban đầu, thì chủ tịch giáo khu phải chắc chắn rằng những điều chỉnh hợp lý đã được thực hiện.

Vị giám trợ giám sát việc phân bổ quỹ trợ cấp ngân sách trong tiểu giáo khu. Ông bảo đảm rằng các tổ chức trong tiểu giáo khu được tài trợ một cách hợp lý và thích hợp.

Các vị lãnh đạo chức tư tế bảo đảm rằng sự phân bổ ngân sách và các sinh hoạt cho các thiếu niên và thiếu nữ là đồng đều và sự phân bổ cho các trẻ em trong Hội Thiếu Nhi là đầy đủ.

34.6.2.2

Sử Dụng Ngân Sách Một Cách Hợp Lý

Chủ tịch giáo khu và giám trợ phải chắc chắn rằng các ngân quỹ trong khoản trợ cấp ngân sách phải được chi dụng một cách khôn ngoan. Các ngân quỹ nên được sử dụng để ban phước cho mọi người và để xúc tiến các mục đích phúc âm. Các vị lãnh đạo cũng bảo đảm rằng tất cả các khoản chi tiêu đều phải nằm trong mức trợ cấp.

Quỹ ngân sách của giáo khu và tiểu giáo khu cần phải được dùng để chi trả cho tất cả các sinh hoạt, chương trình, sách học, và đồ tiếp liệu. Các tín hữu thường không nên trả tiền để tham gia vào các sinh hoạt. Họ cũng không nên cung cấp vật liệu, đồ tiếp liệu, lệ phí thuê mướn hoặc vào cửa, hoặc phí tổn riêng của họ cho phương tiện di chuyển xa. Các tín hữu có thể cung cấp thực phẩm nếu việc đó không phải là một gánh nặng (xin xem đoạn 20.6.1).

Các tín hữu nào muốn đóng góp thêm tiền cho Giáo Hội thì không được định ra số tiền đó là cho ngân sách giáo khu hay tiểu giáo khu. Thay vì thế, các vị lãnh đạo khuyến khích họ đóng góp tiền cho quỹ của lễ nhịn ăn, quỹ truyền giáo, viện trợ nhân đạo hoặc các hạng mục hiến tặng được cho phép khác.

Chi phí để xây cất tòa nhà, bảo trì, điện thoại, tiện ích, máy vi tính và các chuyến đi lại của vị lãnh đạo chức tư tế được thanh toán từ quỹ trung ương của Giáo Hội theo những hướng dẫn hiện hành.

34.6.2.3

Thặng Dư Ngân Sách

Không được tiêu xài các ngân quỹ trong khoản trợ cấp ngân sách thặng dư. Phải trả lại cho giáo khu các ngân quỹ thặng dư của tiểu giáo khu. Phải trả lại cho Giáo Hội các ngân quỹ thặng dự của giáo khu.

Là một ngoại lệ, các giáo khu và tiểu giáo khu có thể giữ lại một số ngân quỹ chưa dùng nếu cần thiết cho các sinh hoạt cụ thể đã được hoạch định cho năm tới, chẳng hạn như một đại hội giới trẻ. Tuy nhiên, không được giữ lại từ năm này sang năm kế tiếp các phần đáng kể của khoản trợ cấp ngân sách của giáo khu hoặc tiểu giáo khu.

34.6.3

Tài Trợ cho Các Sinh Hoạt và Thiết Bị Đặc Biệt

34.6.3.1

Các Sinh Hoạt Giáo Khu và Đa Giáo Khu

Các vị lãnh đạo địa phương được khuyến khích nên tổ chức các sinh hoạt giáo khu và đa giáo khu để tạo cơ hội nhằm phát triển tình đoàn kết và tình bạn, nhất là giữa các thanh thiếu niên và những người thành niên trẻ tuổi độc thân. Các vị lãnh đạo bảo đảm rằng họ lập ngân sách đầy đủ ngân quỹ để hỗ trợ một con số thích hợp các sinh hoạt của giáo khu và đa giáo khu.

Việc tài trợ cho hầu hết các sinh hoạt đa giáo khu đều được lấy ra từ quỹ ngân sách của các giáo khu tham gia. Việc tài trợ cho các sinh hoạt giáo vùng có thể đến từ ngân sách của giáo vùng hoặc trụ sở của Giáo Hội khi được chấp thuận.

34.6.3.2

Các Sinh Hoạt và Thiết Bị Đặc Biệt

Để biết thông tin về các sinh hoạt và thiết bị đặc biệt, xin xem chương 20.

34.7

Các Cuộc Kiểm Toán

34.7.1

Ủy Ban Kiểm Toán Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu bổ nhiệm một ủy ban kiểm toán của giáo khu. Ủy ban này bảo đảm rằng tài chính của giáo khu và tiểu giáo khu được xử lý theo chính sách của Giáo Hội. Ủy ban này gồm có một trong các cố vấn của chủ tịch giáo khu làm chủ tịch và hai tín hữu khác trong giáo khu là những người hiểu hoặc có thể được huấn luyện về các vấn đề tài chính. Các anh em hoặc chị em này cần phải có giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực.

Vị cố vấn phục vụ với tư cách là chủ tịch thường không được chấp thuận trả tiền hoặc tham gia vào việc lưu giữ hồ sơ tài chính của giáo khu.

Các thành viên trong ủy ban này không phải là kiểm toán viên của giáo khu. Họ cũng không được lưu giữ hồ sơ tài chính của giáo khu hay tiểu giáo khu.

34.7.2

Các Kiểm Toán Viên Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu hay cố vấn của ông là chủ tịch của ủy ban kiểm toán giáo khu kêu gọi ít nhất hai kiểm toán viên giáo khu. Các anh em và chị em này cần phải có giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực. Nếu có thể được, họ cần phải có kinh nghiệm về kế toán hay kiểm toán. Họ cần phải được chủ tịch đoàn giáo khu hoặc hội đồng thượng phẩm chấp thuận. Tuy nhiên, họ không được tán trợ. Chủ tịch giáo khu quyết định xem họ có được phong nhiệm hay không.

Các ủy viên hội đồng thượng phẩm cũng có thể phục vụ với tư cách là các kiểm toán viên giáo khu. Tuy nhiên, thư ký giáo khu và các phụ tá thư ký giáo khu không thể được kêu gọi với tư cách là kiểm toán viên. Những người phục vụ với tư cách là kiểm toán viên cũng có thể nắm giữ những chức vụ kêu gọi khác.

34.7.3

Kiểm Toán Tài Chính

Các kiểm toán viên giáo khu kiểm toán các hồ sơ tài chính của giáo khu, tiểu giáo khu, và các trung tâm lịch sử gia đình hai lần mỗi năm. Họ cũng kiểm toán các hồ sơ tài chính của các bất động sản giải trí mỗi năm một lần. Đây là những cơ hội để khuyến khích, hỗ trợ và huấn luyện một cách tử tế những người đã được kêu gọi để xử lý các ngân quỹ của Giáo Hội của Chúa.

Kiểm toán viên bảo đảm rằng:

  • Tiền thập phân và những khoản đóng góp khác được ghi lại đúng cách.

  • Các ngân quỹ của Giáo Hội được sử dụng, ghi chép và bảo vệ đúng cách.

  • Các hồ sơ tài chính được điền đầy đủ và chính xác.

Vị chức sắc chủ tọa của đơn vị và thư ký được chỉ định về tài chính nên sẵn sàng trả lời câu hỏi trong lúc kiểm toán.

Chủ tịch giáo khu và ủy ban kiểm toán giáo khu duyệt xem lại tất cả các cuộc kiểm toán. Sau khi duyệt xét, chủ tịch ủy ban kiểm toán giáo khu và chủ tịch giáo khu ký tên vào bản kiểm toán. Các bản kiểm toán có thể được ký và nộp trình trước khi tất cả các ngoại lệ được sửa chỉnh. Chủ tịch giáo khu và ủy ban kiểm toán giáo khu bảo đảm rằng bất cứ ngoại lệ kiểm toán nào cũng đều được sửa chỉnh kịp thời.

34.7.4

Kiểm Toán Viên Giáo Vùng và Phụ Tá Kiểm Toán Viên Giáo Vùng

Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng tuân theo các hướng dẫn trong Sách Hướng Dẫn cho Chương Trình Kiểm Toán Giáo Vùng khi kêu gọi một kiểm toán viên giáo vùng hoặc phụ tá kiểm toán viên giáo vùng.

34.7.5

Sự Thất Thoát, Đánh Cắp, Biển Thủ hoặc Lạm Tiêu Ngân Quỹ của Giáo Hội

Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch ủy ban kiểm toán giáo khu phải được thông báo nhanh chóng nếu:

  • Các quỹ của Giáo Hội đã bị thất thoát hoặc bị đánh cắp.

  • Một vị lãnh đạo đã biển thủ hoặc lạm tiêu ngân quỹ của Giáo Hội.

Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch ủy ban kiểm toán thông báo cho Sở Kiểm Toán của Giáo Hội. Ông thông báo cho kiểm soát viên giáo vùng nếu đơn vị này ở bên ngoài Hoa Kỳ và Canada.

Sở Kiểm Toán của Giáo Hội (hoặc kiểm soát viên giáo vùng) gửi mẫu báo cáo về sự thất thoát cho chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch ủy ban kiểm toán. Dưới sự hướng dẫn của Sở Kiểm Toán Giáo Hội (hoặc kiểm soát viên giáo vùng), chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch ủy ban kiểm toán bảo đảm rằng vấn đề này đã được kiểm tra đúng cách. Ông ấy cũng bảo đảm rằng mẫu khai thất thoát được điền đầy đủ và nộp đúng cách.

Sau khi kiểm tra xong, nếu Sở Kiểm Toán của Giáo Hội xác định rằng một vị lãnh đạo hoặc nhân viên của Giáo Hội đã biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội, thì hành động về tư cách tín hữu phải được xem xét. Các hướng dẫn nằm trong mục 32.6.3.3.

Nếu khám phá ra một sự lạm dụng nghiêm trọng các ngân quỹ, thì chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch ủy ban kiểm toán cũng thông báo cho Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng.

34.7.6

Thư Ký Giáo Khu hoặc Phụ Tá Thư Ký Giáo Khu Được Chỉ Định về Tài Chính

Ủy ban kiểm toán giáo khu có thể chỉ định thư ký giáo khu hoặc phụ tá thư ký giáo khu được chỉ định phụ trách tài chính để chỉ dẫn cho các vị lãnh đạo tiểu giáo khu về chính sách tài chính thích hợp. Ông ấy cũng chỉ dẫn cho họ các thủ tục liên quan đến các trường hợp ngoại lệ được phát hiện bởi các cuộc kiểm toán.

34.7.7

Để Biết Thêm Thông Tin

Để biết thêm thông tin thêm về các ủy ban kiểm toán, kiểm toán viên, và thủ tục kiểm toán, xin xem Help Center (Trung Tâm Giúp Đỡ) tại trang mạng ChurchofJesusChrist.org. Các ủy ban kiểm toán giáo khu có thể chuyển các thắc mắc cho phụ tá kiểm toán viên giáo vùng.

34.8

Các Khoản Thuế

Thông tin về thuế trong phần này chỉ áp dụng ở Hoa Kỳ và Canada. Nếu các vị lãnh đạo chức tư tế ở Hoa Kỳ và Canada cần thêm thông tin, họ nên liên lạc với Tax Administration Division:

Tax Administration

50 East North Temple Street, Room 2276

Salt Lake City, UT 84150-0022

Số điện thoại: 1-801-240-4405 hoặc 1-800-453-3860, số máy nhánh 2-4405

Các vị lãnh đạo chức tư tế ở bên ngoài Hoa Kỳ và Canada liên lạc với văn phòng giáo vùng để giải quyết các thắc mắc về thuế.

34.8.1

Tình Trạng Được Miễn Thuế

Giáo Hội thường được miễn trả thuế bán hàng, bất động sản, thu nhập, và các loại thuế khác vì là một tổ chức tôn giáo. Các tòa nhà và các bất động sản khác của Giáo Hội phải được sử dụng cho các mục đích thờ phượng, giảng dạy tôn giáo và các sinh hoạt khác liên quan đến Giáo Hội. Các vị lãnh đạo giáo khu và tiểu giáo khu bảo đảm rằng các cơ sở của Giáo Hội không được sử dụng cho các mục đích chính trị, kinh doanh hoặc đầu tư như đã được mô tả trong nhiều ví dụ khác nhau trong đoạn 35.5.2. Việc làm như vậy sẽ vi phạm luật cho phép miễn thuế bất động sản của Giáo Hội.

Điều quan trọng là các vị lãnh đạo giáo khu và tiểu giáo khu tuân theo những chỉ dẫn này để bảo vệ tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội. Nếu một giáo khu hoặc tiểu giáo khu lạm dụng tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội, thì các đơn vị khác của Giáo Hội cũng có thể bị ảnh hưởng.

34.8.2

Thuế Bán Hàng và Sử Dụng

Các luật thuế bán hàng và sử dụng cùng cách chúng được áp dụng cho Giáo Hội thay đổi khác nhau theo quốc gia và theo tiểu bang. Các vị lãnh đạo liên lạc với Tax Administration Division (Phòng Thuế Vụ) của Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng được chỉ định để xem liệu Giáo Hội có được miễn thuế hay phải trả các khoản thuế đó.

34.8.3

Thuế Bất Động Sản

Phòng Thuế Vụ của Giáo Hội nộp tất cả bất động sản được miễn thuế và thanh toán tất cả các loại thuế bất động sản bắt buộc. Các vị lãnh đạo địa phương không cần phải làm gì cả.