Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
32. Sự Hối Cải và Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội


“32. Sự Hối Cải và Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“32. Sự Hối Cải và Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Hình Ảnh
những người đàn ông đang trò chuyện

32.

Sự Hối Cải và Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội

32.0

Lời Giới Thiệu

Hầu hết sự hối cải diễn ra giữa một cá nhân, Thượng Đế và những người bị ảnh hưởng bởi tội lỗi của cá nhân đó. Tuy nhiên, đôi khi một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cần phải giúp đỡ các tín hữu Giáo Hội trong nỗ lực hối cải của họ.

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu nên yêu thương và quan tâm đến các tín hữu khi phụ giúp họ hối cải. Các vị lãnh đạo này noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi, là Đấng đã nâng đỡ và giúp các cá nhân từ bỏ tội lỗi và hướng tới Thượng Đế (xin xem Ma Thi Ơ 9:10–13; Giăng 8:3–11).

Như đã được mô tả dưới đây, chương này được sắp xếp để hướng dẫn các vị lãnh đạo qua các quyết định và hành động chính yếu và cần thiết để giúp người nào đó hối cải tội lỗi nghiêm trọng và giúp bảo vệ người khác.

  • Vai Trò của Giáo Hội trong Việc Giúp một Người Hối Cải. Các phần 32.1–32.4 giải thích giáo lý của Chúa về sự hối cải và sự tha thứ. Những phần này cũng giải thích ba mục đích của việc hạn chế hoặc thu hồi tư cách tín hữu của Giáo Hội. Ngoài ra, những phần này cũng giải thích vai trò của các giám trợ và chủ tịch giáo khu trong việc giúp đỡ hối cải.

  • Quyết Định Khung Cảnh để Giúp một Người Hối Cải. Các phần 32.5–32.7 cung cấp những hướng dẫn để quyết định liệu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu hoặc khuyên bảo riêng có nên là khung cảnh thích hợp để giúp một người nào đó hối cải hay không.

  • Đưa Ra Lời Khuyên Bảo Riêng. Phần 32.8 cung cấp những chỉ dẫn để vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đưa ra lời khuyên bảo riêng. Phần này cũng giải thích những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu của Giáo Hội.

  • Điều Hành Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội. Các phần 32.9–32.14 giải thích ai có trách nhiệm đối với các hội đồng xem xét tư cách tín hữu, cách điều khiển các buổi họp hội đồng này và các quyết định có thể có. Kết quả của những quyết định đó cũng được giải thích.

  • Trả Lại Các Đặc Ân về Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội. Các phần 32.15–32.17 giải thích làm thế nào một người có thể khôi phục lại các đặc ân về tư cách tín hữu của Giáo Hội qua sự hối cải.

Trừ khi có ghi chú khác, những điều nói đến các chủ tịch giáo khu cũng áp dụng cho các chủ tịch phái bộ truyền giáo. Những điều nói đến các giám trợ cũng áp dụng cho các chủ tịch chi nhánh.

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn xác định các chính sách và tiến trình hối cải tội lỗi nghiêm trọng. Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn được hỗ trợ bởi Văn Phòng Hồ Sơ Kín Nhiệm của Giáo Hội. Chủ tịch giáo khu hoặc vị giám trợ có thể liên lạc với văn phòng đó nếu có những thắc mắc về hành chính hoặc chính sách. Văn phòng đó cũng có thể cung cấp những chỉ dẫn về cách gửi thư yêu cầu đến Văn Phòng của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. Dưới đây là thông tin liên lạc:

Số điện thoại: 1-801-240-2053 hoặc 1-800-453-3860, số máy nhánh 2-2053

Số điện thoại miễn phí (số điện thoại GSD): 855-537-4357

Email: ConfidentialRecords@ChurchofJesusChrist.org


VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI TRONG VIỆC GIÚP MỘT NGƯỜI HỐI CẢI


32.1

Sự Hối Cải và Tha Thứ

Chúa phán rằng: “không một vật gì ô uế có thể thừa hưởng vương quốc thiên thượng” (An Ma 11:37; xin xem thêm 3 Nê Phi 27:19). Tội lỗi của chúng ta làm cho chúng ta ô uế —không xứng đáng để sống trong sự hiện diện của Cha Thiên Thượng. Chúng cũng mang lại nỗi thống khổ cho chúng ta trong cuộc sống này.

Luật công lý của Thượng Đế đòi hỏi một hậu quả khi chúng ta phạm tội (xin xem An Ma 42:14, 17–18). Tuy nhiên, kế hoạch vĩ đại của Ngài về lòng thương xót “có thể thỏa mãn được sự đòi hỏi của công lý, và bao quanh [chúng ta] bởi vòng tay an toàn” (An Ma 34:16; xin xem thêm Mô Si A 15:9).

Để mang lại kế hoạch của Ngài về lòng thương xót, Cha Thiên Thượng đã gửi Con Độc Sinh của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, để chuộc tội lỗi của chúng ta (xin xem An Ma 42:15). Chúa Giê Su đã chịu hình phạt mà luật công lý đòi hỏi vì tội lỗi của chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:15–19; xin xem thêm An Ma 42:24–25). Qua sự hy sinh này, Đức Chúa Cha lẫn Đức Chúa Con đã cho thấy tình yêu thương bao la của hai Ngài dành cho chúng ta (xin xem Giăng 3:16).

Khi chúng ta thực hành “đức tin đưa đến sự hối cải,” Thượng Đế tha thứ cho chúng ta, ban cho lòng thương xót nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (An Ma 34:15; xin xem thêm An Ma 42:13). Khi được thanh tẩy và tha thứ, thì cuối cùng chúng ta có thể thừa hưởng vương quốc của Thượng Đế (xin xem Ê Sai 1:18; Giáo Lý và Giao Ước 58:42).

Sự hối cải còn nhiều hơn là chỉ thay đổi hành vi. Đó là từ bỏ tội lỗi và hướng tới Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Điều đó dẫn đến một sự thay đổi trong tâm hồn và tâm trí (xin xem Mô Si A 5:2; An Ma 5:12–14; Hê La Man 15:7). Qua sự hối cải, chúng ta trở thành con người mới, được hòa giải với Thượng Đế (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:17–18; Mô Si A 27:25–26).

Cơ hội hối cải là một trong những phước lành lớn nhất mà Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta qua ân tứ của Vị Nam Tử của Ngài.

32.2

Các Mục Đích của Những Hạn Chế Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội hoặc Thu Hồi Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội

Khi một người chịu phép báp têm thì người ấy trở thành “người nhà của Đức Chúa Trời” (Ê Phê Sô 2:19). Giao ước báp têm gồm có một lời hứa là sẽ cố gắng sống theo những lời giảng dạy và những lệnh truyền của Đấng Ky Tô. Khi một người không tuân giữ giao ước thì người ấy cần phải thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải, trông cậy vào lòng thương xót của Ngài để củng cố và tha thứ.

Nếu một tín hữu phạm tội lỗi nghiêm trọng thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu giúp người ấy hối cải. Là một phần của tiến trình này, vị ấy có thể cần hạn chế một số đặc ân về tư cách tín hữu của Giáo Hội trong một thời gian. Trong một số tình huống, vị ấy có thể cần phải thu hồi tư cách tín hữu của một người trong một thời gian.

Việc hạn chế hoặc thu hồi tư cách tín hữu của một người không nhằm để trừng phạt. Thay vì thế, những hành động này đôi khi là cần thiết để giúp một người hối cải và trải qua một sự thay đổi trong lòng. Những hành động này cũng cho một người thời gian để chuẩn bị phần thuộc linh để tái lập và tuân giữ lại các giao ước của mình.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu giám sát những hạn chế hoặc thu hồi tư cách tín hữu như đã được mô tả trong phần 32.5–32.14. Những hành động này đi kèm với các điều kiện hối cải. Khi một người chân thành hối cải thì người ấy có thể được phục hồi các đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội.

Khi những hạn chế hoặc thu hồi tư cách tín hữu là cần thiết thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu tuân theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh và những chỉ dẫn trong chương này. Vị này hành động trong tinh thần yêu thương (xin xem phần 32.3).

Những hạn chế tư cách tín hữu của Giáo Hội mang tính tôn giáo chứ không mang tính dân sự hay hình sự. Những hạn chế này chỉ ảnh hưởng đến vị thế tín hữu của một người trong Giáo Hội. (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 134:10.)

Ba mục đích của việc hạn chế tư cách tín hữu hoặc thu hồi tư cách tín hữu gồm có như sau.

32.2.1

Giúp Bảo Vệ Người Khác

Mục đích đầu tiên là nhằm giúp bảo vệ người khác. Đôi khi một người gây ra một mối đe dọa về thể chất hoặc tinh thần. Các hành vi cưỡng bức, gây tổn hại về thể chất, lạm dụng tình dục, lạm dụng chất gây nghiện, lừa đảo và bội giáo là một số cách mà mối đe dọa này có thể xảy ra. Với sự soi dẫn, một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hành động để bảo vệ người khác khi người nào đó gây ra mối đe dọa theo những cách này và những cách nghiêm trọng khác (xin xem An Ma 5:59–60).

32.2.2

Giúp một Người Tiếp Cận với Quyền Năng Cứu Chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô qua Sự Hối Cải

Mục đích thứ hai là nhằm giúp một người tiếp cận quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô qua sự hối cải. Qua tiến trình này, người này có thể một lần nữa trở nên trong sạch và xứng đáng để nhận được tất cả các phước lành của Thượng Đế.

Đấng Cứu Rỗi dạy rằng “một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối” là sự hy sinh mà Ngài đòi hỏi để được tha thứ tội lỗi (3 Nê Phi 9:20). Điều này gồm có sự hối hận chân thành về tội lỗi và hậu quả của tội lỗi (xin xem 2 Cô Rinh Tô 7:9–10).

Khi một người phạm tội nghiêm trọng, thì những hạn chế tư cách tín hữu hoặc sự rút lại tư cách tín hữu có thể giúp nuôi dưỡng một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối cần thiết để hối cải, thực sự từ bỏ tội lỗi, và hiểu những hậu quả của tội lỗi. Sự hiểu biết này có thể giúp mọi người quý trọng các giao ước của họ với Thượng Đế một cách thật lòng hơn và mong muốn tuân giữ các giao ước đó trong tương lai.

32.2.3

Bảo Vệ Sự Liêm Chính của Giáo Hội

Mục đích thứ ba là nhằm bảo vệ sự liêm chính của Giáo Hội. Việc hạn chế hoặc thu hồi tư cách tín hữu của một người trong Giáo Hội có thể là cần thiết nếu hành vi của người đó gây tổn hại đáng kể cho Giáo Hội (xin xem An Ma 39:11). Sự liêm chính của Giáo Hội không được bảo vệ bằng cách che giấu hoặc giảm nhẹ những tội lỗi nghiêm trọng—mà bằng cách giải quyết chúng.

32.3

Vai Trò của Các Vị Phán Quan ở Y Sơ Ra Ên

Hình Ảnh
vị giám trợ nói chuyện với người đàn ông

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu được kêu gọi và phong nhiệm để làm các vị phán quan ở Y Sơ Ra Ên (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 107:72–74). Họ nắm giữ những chìa khóa của chức tư tế để đại diện Chúa trong việc giúp các tín hữu Giáo Hội hối cải (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 13:1; 107:16–18).

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu thường phụ giúp hối cải qua sự khuyên bảo riêng. Sự phụ giúp này có thể gồm có việc hạn chế không chính thức một số đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội trong một thời gian. (Xin xem phần 32.8.)

Đối với một số tội lỗi nghiêm trọng, các vị lãnh đạo phụ giúp hối cải bằng cách tổ chức một hội đồng xem xét tư cách của tín hữu (xin xem phần 32.6 và phần 32.9–32.14). Sự phụ giúp này có thể gồm có việc chính thức hạn chế một số đặc ân về tư cách tín hữu Giáo Hội hoặc thu hồi tư cách tín hữu của một người trong một thời gian (xin xem đoạn 32.11.3 và đoạn 32.11.4).

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu giúp các tín hữu Giáo Hội hiểu rằng Thượng Đế yêu thương con cái của Ngài. Vì Ngài muốn họ được hạnh phúc và nhận được các phước lành nên Ngài cũng vô cùng quan tâm đến sự vâng lời và hối cải của họ.

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu nên yêu thương và quan tâm đến các tín hữu khi giúp họ hối cải. Một tấm gương để noi theo là việc Đấng Cứu Rỗi giao tiếp với người đàn bà bị dẫn đến trước Ngài vì tội tà dâm (xin xem Giăng 8:3–11). Mặc dù Ngài không nói rằng tội lỗi của người đàn bà ấy đã được tha thứ nhưng Ngài cũng không kết tội bà ta. Thay vì thế, Ngài bảo bà ấy “đừng phạm tội nữa”—phải hối cải và thay đổi lối sống của bà ấy.

Các vị lãnh đạo này dạy rằng “trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn” (Lu Ca 15:7). Họ kiên nhẫn, luôn hỗ trợ và tích cực. Họ mang lại niềm hy vọng. Họ giảng dạy và làm chứng rằng nhờ vào sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi nên tất cả mọi người đều có thể hối cải và trở nên trong sạch.

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu tìm kiếm sự hướng dẫn từ Thánh Linh để biết cách giúp mỗi người hối cải. Chỉ đối với những tội lỗi nghiêm trọng nhất Giáo Hội mới có một tiêu chuẩn quy định về những hành động nào mà các vị lãnh đạo Giáo Hội nên đưa ra (xin xem phần 32.6 và phần 32.11). Không có hai tình huống nào là giống nhau cả. Lời khuyên bảo mà các vị lãnh đạo đưa ra và tiến trình hối cải mà họ giúp đỡ phải được soi dẫn và có thể mỗi người mỗi khác.

Chúa biết hoàn cảnh, khả năng và mức độ chín chắn về phần thuộc linh của mỗi người. Đức Thánh Linh sẽ giúp các vị lãnh đạo nhận thức cách giúp các tín hữu có những thay đổi cần thiết để họ có thể chữa lành và chống lại sự cám dỗ để lặp lại tội lỗi.

Việc giúp một người nào đó hối cải, quay trở lại với Thượng Đế và được chữa lành nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là một trong những kinh nghiệm vui sướng nhất mà một người có thể có. Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13 giải thích:

“Hãy ghi nhớ rằng dưới mắt của Thượng Đế thì giá trị của con người rất lớn lao;

“Vì này, Chúa, Đấng Cứu Chuộc của các ngươi, đã chịu chết trong xác thịt; do đó Ngài đã chịu sự đau đớn của tất cả mọi người, để cho tất cả mọi người có thể hối cải mà đến cùng Ngài.

“Và Ngài đã từ cõi chết sống lại, để Ngài có thể dẫn tất cả mọi người về cùng Ngài, qua những điều kiện của sự hối cải.

“Và sự vui mừng của Ngài lớn lao biết bao đối với người biết hối cải!”

32.4

Sự Thú Tội, Sự Kín Nhiệm và Báo Cáo với Cơ Quan Nhà Nước

32.4.1

Sự Thú Tội

Sự hối cải đòi hỏi rằng tội lỗi phải được thú nhận cùng Cha Thiên Thượng. Chúa Giê Su Ky Tô phán: “Qua cách thức này, các ngươi có thể biết được một người có hối cải tội lỗi của mình không—này, kẻ đó sẽ thú tội và từ bỏ những tội lỗi đó” (Giáo Lý và Giao Ước 58:43; xin xem thêm Mô Si A 26:29).

Khi các tín hữu Giáo Hội phạm tội nghiêm trọng thì sự hối cải của họ cũng gồm có việc thú tội cùng vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu. Sau đó, vị ấy có thể sử dụng các chìa khóa của phúc âm về sự hối cải vì lợi ích của họ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 13:1; 84:26–27; 107:18, 20). Điều này giúp họ được chữa lành và trở lại con đường phúc âm nhờ vào quyền năng Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Mục đích của sự thú tội là nhằm khuyến khích các tín hữu tự cất đi gánh nặng của họ để họ có thể tìm kiếm trọn vẹn sự giúp đỡ của Chúa trong việc thay đổi và chữa lành. Việc phát triển “một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối” được hỗ trợ bởi sự thú tội (2 Nê Phi 2:7). Sự tự nguyện thú tội cho thấy một người mong muốn hối cải.

Khi một tín hữu thú tội, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu tuân theo những chỉ dẫn để khuyên bảo trong phần 32.8. Vị ấy thành tâm tìm kiếm sự hướng dẫn về khung cảnh thích hợp để giúp người tín hữu hối cải (xin xem phần 32.5). Vị ấy cân nhắc liệu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu có hữu ích không. Nếu chính sách của Giáo Hội đòi hỏi một hội đồng xem xét tư cách tín hữu thì ông giải thích điều này (xin xem phần 32.632.10).

Đôi khi một tín hữu đã đối xử không tốt với người phối ngẫu hoặc một người thành niên khác. Là một phần của sự hối cải, người tín hữu này nên thường thú tội với người đó và tìm kiếm sự tha thứ. Một thanh thiếu niên phạm tội nghiêm trọng thường được khuyến khích nên bàn thảo với cha mẹ của mình.

32.4.2

Những Tội Lỗi Nghiêm Trọng Mà Không Được Thú Nhận Hoặc Bị Phủ Nhận

Một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu thường biết về một tội lỗi nghiêm trọng qua sự thú tội hoặc từ một người khác. Vị ấy cũng có thể nhận được những sự thúc giục qua Đức Thánh Linh về một tội lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu vị ấy cảm thấy được Thánh Linh thúc giục rằng một người nào đó có thể đang vật lộn với tội lỗi thì vị ấy có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, vị ấy chia sẻ những mối quan tâm của mình một cách tử tế, tôn trọng. Vị này tránh mọi giọng điệu buộc tội.

Nếu một tín hữu phủ nhận việc phạm tội nghiêm trọng mà vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đã có thông tin để chứng minh thì một hội đồng xem xét tư cách tín hữu vẫn có thể được tổ chức. Tuy nhiên, một ấn tượng thuộc linh không thôi thì không đủ để tổ chức một hội đồng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 10:37). Vị lãnh đạo này có thể thu thập thêm thông tin nếu cần. Vị này tuân theo những chỉ dẫn trong đoạn 32.4.3 và đoạn 32.10.2.

32.4.3

Thu Thập Thông Tin

Trước khi tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu thu thập càng nhiều thông tin mà ông cần càng tốt. Thông tin từ lời thú tội của một tín hữu thường là đủ. Thông tin cũng có thể đến từ một người trong gia đình, một vị lãnh đạo khác trong Giáo Hội, một nạn nhân hoặc một người tham gia vào tội lỗi đó.

Khi thu thập thông tin, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu chỉ nên sử dụng các phương pháp thích hợp đối với một người lãnh đạo chức tư tế. Vị này không nên quan sát dòm ngó nhà của người được phỏng vấn hay thu âm lời người đó mà không có sự đồng ý của họ. Vị này cũng không nên sử dụng bất cứ hành vi nào trái với pháp luật.

Những điều vu cáo là rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra. Các vị lãnh đạo chức tư tế nên thận trọng khi có thông tin hạn chế ngoài lời nói của một người. Ví dụ, một tín hữu bị buộc tội ngoại tình có thể phủ nhận lời cáo buộc. Thánh thư giải thích rằng “mỗi lời chống lại kẻ đó đều phải do hai nhân chứng của giáo hội định ra” (Giáo Lý và Giao Ước 42:80). “Hai nhân chứng” có nghĩa là hai nguồn thông tin riêng biệt. Điều này có thể gồm có sự hiểu biết của một người tham gia và một nguồn đáng tin cậy khác. Đôi khi một vị lãnh đạo chức tư tế có thể cần phải chờ đợi để hành động cho đến khi có thêm thông tin.

Khi một vị lãnh đạo Giáo Hội đang thu thập thông tin cho một hội đồng xem xét tư cách tín hữu, thì vị ấy nên dừng ngay lập tức nếu biết rằng cơ quan thi hành pháp luật đang tích cực điều tra người tín hữu. Điều này được thực hiện nhằm tránh những lời khẳng định mà có thể cho rằng vị lãnh đạo có thể đã cản trở công lý. Để được tư vấn pháp lý về những tình huống này ở Hoa Kỳ và Canada, chủ tịch giáo khu liên lạc với Văn Phòng Đại Diện Pháp Lý của Giáo Hội:

1-800-453-3860, số máy lẻ 2-6301

1-801-240-6301

Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, chủ tịch giáo khu liên lạc với người tư vấn về pháp lý cho giáo vùng tại văn phòng giáo vùng.

Thông thường, một hội đồng xem xét tư cách tín hữu không được tổ chức để xem xét hành vi đã được một phiên tòa dân sự hay hình sự thẩm tra cho đến khi tòa án đã đạt đến một phán quyết cuối cùng. Trong một số trường hợp, cũng có thể là điều thích hợp để trì hoãn việc tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu cho đến khi hết thời gian kháng cáo hoặc đơn kháng cáo bị bác bỏ.

32.4.4

Sự Kín Mật

Các giám trợ, chủ tịch giáo khu và các cố vấn của họ có bổn phận thiêng liêng phải bảo vệ tất cả những thông tin kín mật đã được chia sẻ với họ. Thông tin này có thể có được trong các lần phỏng vấn, khuyên bảo và thú tội. Bổn phận phải giữ kín mật cũng áp dụng cho tất cả những ai tham gia vào các hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Sự kín mật là cần thiết vì các tín hữu có thể không thú nhận tội lỗi hoặc tìm kiếm sự hướng dẫn nếu điều họ chia sẻ không được giữ kín mật. Việc vi phạm sự kín mật là phản bội lòng tin của các tín hữu và khiến cho họ mất niềm tin vào các vị lãnh đạo của họ.

Để phù hợp với bổn phận phải giữ kín mật của họ, một giám trợ, chủ tịch giáo khu hoặc các cố vấn của họ có thể chia sẻ thông tin chỉ trong những trường hợp như sau:

  • Họ cần phải hội ý với chủ tịch giáo khu của người tín hữu đó, chủ tịch phái bộ truyền giáo hoặc giám trợ về việc tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu hoặc các vấn đề liên quan. Chủ tịch giáo khu cũng có thể hội ý với Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng đã được chỉ định của ông. Nếu cần, Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng giới thiệu chủ tịch giáo khu đến gặp Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng. Chỉ có chủ tịch giáo khu mới quyết định liệu một hội đồng có nên được tổ chức không hoặc kết quả của nó.

  • Người mà dọn đến một tiểu giáo khu mới (hoặc vị lãnh đạo chức tư tế được giải nhiệm) trong khi biện pháp đối với tư cách tín hữu của người đó hoặc các mối lo ngại nghiêm trọng khác đang chờ giải quyết. Trong những trường hợp này, vị lãnh đạo thông báo cho vị giám trợ mới hoặc chủ tịch giáo khu về những mối lo ngại hoặc hành động đang chờ giải quyết (xin xem đoạn 32.14.7). Vị này cũng thông báo cho người lãnh đạo nếu người tín hữu có thể gây ra mối đe dọa cho người khác.

  • Một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu biết có một tín hữu Giáo Hội không thuộc vào tiểu giáo khu hoặc giáo khu mà có thể đã có dính líu vào một tội lỗi nghiêm trọng. Trong trường hợp đó, vị này liên lạc riêng với vị giám trợ của tín hữu đó.

  • Là điều cần thiết để tiết lộ thông tin trong một hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Tất cả thông tin được thu thập và chia sẻ như là một phần của hội đồng xem xét tư cách tín hữu đều kín nhiệm.

  • Một tín hữu chọn cho phép vị lãnh đạo chia sẻ thông tin với những người cụ thể. Những người này có thể gồm có cha mẹ, các vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc những người khác mà có thể đưa ra sự hỗ trợ. Vị lãnh đạo không chia sẻ thông tin với những ai mà người tín hữu không cho phép.

  • Có thể cần phải chia sẻ thông tin giới hạn về quyết định của hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.12.2).

Trong tất cả các tình huống khác, vị lãnh đạo nên tham khảo đoạn 32.4.5. Những trường hợp này bao gồm khi luật pháp đòi hỏi một tội ác, chẳng hạn như lạm dụng, ngược đãi trẻ em, cần phải được báo cáo với cơ quan nhà nước.

Để phụ giúp các vị lãnh đạo trong việc bảo vệ người khác và tuân thủ luật pháp, Giáo Hội cung cấp sự giúp đỡ từ các chuyên gia đã được huấn luyện. Để nhận được sự hướng dẫn này, các vị lãnh đạo phải lập tức gọi đường dây giúp đỡ của Giáo Hội về sự lạm dụng, ngược đãi nơi nào có sẵn (xin xem đoạn 32.4.5 và mục 38.6.2.1). Nếu nơi nào không có sẵn, chủ tịch giáo khu liên lạc với người tư vấn về pháp lý cho giáo vùng tại văn phòng giáo vùng.

Chỉ có duy nhất một tình huống mà một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu nên tiết lộ thông tin kín nhiệm mà không cần tìm kiếm trước sự hướng dẫn như vậy. Đó là khi sự tiết lộ là cần thiết để ngăn chặn tác hại đe dọa tính mạng hoặc thương tích nặng mà không có thời gian để tìm kiếm sự hướng dẫn. Trong những trường hợp như vậy, bổn phận phải bảo vệ người khác là quan trọng hơn bổn phận phải giữ kín mật. Các vị lãnh đạo nên liên lạc ngay lập tức với chính quyền dân sự.

Nếu các vị lãnh đạo giữ những ghi chú hoặc liên lạc với nhau bằng điện tử thì họ sẽ bảo vệ quyền truy cập vào thông tin này. Họ cũng xóa bỏ hoặc hủy bỏ thông tin khi họ không còn cần nó nữa. Họ không cần phải chia sẻ thông tin cá nhân.

Chính quyền dân sự có thể không thừa nhận tính bảo mật cần có của một vị lãnh đạo chức tư tế. Nếu điều này xảy ra ở Hoa Kỳ và Canada, chủ tịch giáo khu tìm kiếm lời khuyên về pháp lý từ Văn Phòng Đại Diện Pháp Lý của Giáo Hội:

1-800-453-3860, số máy lẻ 2-6301

1-801-240-6301

Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, chủ tịch giáo khu liên lạc với người tư vấn về pháp lý cho giáo vùng tại văn phòng giáo vùng.

32.4.5

Báo Cáo với Cơ Quan Nhà Nước

Một số người đang hối cải vì đã vi phạm luật dân sự hoặc hình sự. Trong một số trường hợp, các cơ quan chính phủ không biết điều này. Các vị giám trợ và chủ tịch giáo khu khuyến khích các tín hữu nên tuân thủ luật pháp và báo cáo những vấn đề như vậy khi được yêu cầu. Các vị lãnh đạo cũng khuyên bảo các tín hữu nên nhận được tư vấn pháp lý có thẩm quyền khi báo cáo. Chính sách của Giáo Hội là phải tuân thủ luật pháp.

Ở nhiều nơi, các vị lãnh đạo chức tư tế được pháp luật yêu cầu phải báo cáo một số hành vi bất hợp pháp mà họ biết được. Ví dụ, một số tiểu bang và quốc gia yêu cầu rằng hành động lạm dụng ngược đãi trẻ em phải được báo cáo cho cơ quan thi hành pháp luật.

Ở một số quốc gia, Giáo Hội đã thiết lập một đường dây giúp đỡ kín nhiệm về hành động lạm dụng để phụ giúp các giám trợ và chủ tịch giáo khu. Các vị lãnh đạo này cần nhanh chóng gọi đường dây giúp đỡ về mọi tình huống mà trong đó một người có thể đã bị lạm dụng ngược đãi—hoặc có nguy cơ bị lạm dụng ngược đãi (xin xem mục 38.6.2.1). Đường dây điện thoại này có sẵn 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

Ở các quốc gia nào không có đường dây điện thoại giúp đỡ, một giám trợ biết được về hành vi lạm dụng, ngược đãi nên liên lạc với chủ tịch giáo khu của mình, là người sẽ tìm kiếm sự hướng dẫn từ Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng.

Để biết thêm thông tin về việc báo cáo hành động lạm dụng, ngược đãi, xin xem các mục 38.6.2.138.6.2.7.


QUYẾT ĐỊNH KHUNG CẢNH ĐỂ GIÚP MỘT NGƯỜI HỐI CẢI


32.5

Những Khung Cảnh để Giúp một Người Hối Cải

Sau khi biết được rằng một tín hữu đã phạm một tội lỗi nghiêm trọng thì một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu áp dụng các biện pháp để bảo vệ người khác. Vị này cũng tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong việc quyết định khung cảnh để giúp người đó hối cải và đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn.

32.5.1

Phần Khái Quát về Các Khung Cảnh

Bảng dưới đây liệt kê ba khung cảnh để giúp một người hối cải. Bảng này cũng tóm tắt một số điều mà các vị lãnh đạo nên cân nhắc khi quyết định sử dụng khung cảnh nào.

Những Khung Cảnh để Giúp một Người Hối Cải

Khung Cảnh

Một Số Điều Nên Cân Nhắc (xin xem thêm phần 32.7)

Khung Cảnh

Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu trong Giáo Khu

Một Số Điều Nên Cân Nhắc (xin xem thêm phần 32.7)

  • Đối với các tín hữu đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ.

  • Là cần thiết nếu như một người đàn ông hoặc người phụ nữ đã được làm lễ thiên ân có thể sẽ bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của mình vì bất cứ tội lỗi hoặc hành động nghiêm trọng nào được đề cập trong các đoạn 32.6.1, 32.6.2, hoặc đoạn 32.6.3.

Khung Cảnh

Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu trong Tiểu Giáo Khu

Một Số Điều Nên Cân Nhắc (xin xem thêm phần 32.7)

  • Dành cho bất cứ tín hữu nào.

  • Là cần thiết đối với các tội lỗi nghiêm trọng được đề cập đến trong đoạn 32.6.1.

  • Có thể là cần thiết đối với các tội lỗi và hành động nghiêm trọng được đề cập đến trong các đoạn 32.6.232.6.3.

  • Sẽ không đủ nếu một người đàn ông hoặc người phụ nữ đã được làm lễ thiên ân có thể bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của mình vì bất cứ tội lỗi hoặc hành động nghiêm trọng nào được đề cập trong các đoạn 32.6.1, 32.6.2, hoặc 32.6.3.

Khung Cảnh

Lời Khuyên Bảo cho Cá Nhân (xin xem phần 32.8)

Một Số Điều Nên Cân Nhắc (xin xem thêm phần 32.7)

  • Dành cho bất cứ tín hữu nào.

  • Có thể gồm có những hạn chế tư cách tín hữu Giáo Hội không chính thức.

  • Có thể là không đủ đối với những tội lỗi hoặc hành động nghiêm trọng mà theo đó một hội đồng xem xét tư cách tín hữu sẽ hữu ích trong tiến trình hối cải (xin xem các đoạn 32.6.232.6.3).

  • Sẽ không đủ đối với những tội lỗi nghiêm trọng mà cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.6.1).

  • Sẽ không đủ nếu một người đàn ông hoặc người phụ nữ đã được làm lễ thiên ân có thể bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của mình vì bất cứ tội lỗi hoặc hành động nghiêm trọng nào được đề cập trong các đoạn 32.6.1, 32.6.2, hoặc 32.6.3.

Lời khuyên bảo cho cá nhân và những hạn chế không chính thức bởi vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đôi khi không đủ để giúp một người hối cải tội lỗi nghiêm trọng. Chúa đã cung cấp các hội đồng xem xét tư cách tín hữu để phụ giúp một vị phán quan ở Y Sơ Ra Ên trong những tình huống này. (Xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 18:12–27; Mô Si A 26:29–36; Giáo Lý và Giao Ước 42:80–83102.) Đối với một số tội lỗi nghiêm trọng, chính sách của Giáo Hội đòi hỏi phải có một hội đồng (xin xem đoạn 32.6.1). Việc vi phạm các giao ước đền thờ sẽ gia tăng khả năng cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.7.4).

Trong một tiểu giáo khu, các cố vấn của vị giám trợ phụ giúp trong các hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Trong một giáo khu, các cố vấn của chủ tịch giáo khu phụ giúp. Trong một số hội đồng xem xét tư cách tín hữu giáo khu, hội đồng thượng phẩm cũng tham gia (xin xem đoạn 32.9.2). Trong một hội đồng xem xét tư cách tín hữu, giám trợ đoàn hoặc chủ tịch đoàn giáo khu gặp gỡ với người đó trong tinh thần yêu thương.

32.5.2

Quyết Định Khung Cảnh và Thời Gian

Khi quyết định khung cảnh nào trong số những khung cảnh này sẽ giúp đỡ hữu hiệu nhất cho một người hối cải, các vị lãnh đạo tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Họ cũng cân nhắc những yếu tố sau đây:

  • Mức độ nghiêm trọng của tội lỗi và chính sách của Giáo Hội về việc liệu có cần một hội đồng hay không (xin xem phần 32.6)

  • Những hoàn cảnh của người đó (xin xem phần 32.7)

Vị giám trợ hội ý với chủ tịch giáo khu về các tình huống cụ thể. Vị này cần phải nhận được sự chấp thuận từ chủ tịch giáo khu trước khi tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

Đối với những vấn đề khó khăn, chủ tịch giáo khu có thể tìm kiếm lời khuyên bảo từ Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng đã được chỉ định. Chủ tịch giáo khu phải hội ý với Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng về các vấn đề được mô tả trong đoạn 32.6.3. Tuy nhiên, chỉ có chủ tịch giáo khu mới quyết định liệu một hội đồng có nên được tổ chức để giải quyết hành vi đó hay không. Nếu một buổi họp hội đồng được tổ chức, thì chủ tịch giáo khu hoặc giám trợ quyết định kết quả.

Nếu vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu quyết định rằng lời khuyên bảo riêng là đủ thì vị ấy tuân theo những hướng dẫn trong phần 32.8. Nếu vị ấy quyết định rằng cần có một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu, hoặc nếu chính sách của Giáo Hội đòi hỏi phải có một buổi họp hội đồng, thì người điều khiển buổi họp hội đồng đó sẽ tuân theo các thủ tục trong phần 32.9–32.14.

Trước khi tổ chức hội đồng này, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể quyết định rằng những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu sẽ là tốt nhất trong một thời gian. Vị này tổ chức hội đồng khi buổi họp hội đồng này sẽ khuyến khích hữu hiệu nhất người tín hữu đó hối cải chân thành. Tuy nhiên, vị này cũng không nên trì hoãn việc tổ chức một buổi họp hội đồng nếu cần để bảo vệ người khác.

32.6

Mức Độ Nghiêm Trọng của Tội Lỗi và Chính Sách của Giáo Hội

Mức độ nghiêm trọng của tội lỗi là một điểm quan trọng cần cân nhắc trong việc quyết định khung cảnh nào sẽ (1) giúp bảo vệ người khác và (2) giúp một người hối cải. Chúa đã phán rằng Ngài “chẳng nhìn tội lỗi với một mảy may chấp nhận” (Giáo Lý và Giao Ước 1:31; xin xem thêm Mô Si A 26:29). Các tôi tớ của Ngài không được bỏ qua bằng chứng tội lỗi nghiêm trọng.

Tội lỗi nghiêm trọng là một hành vi phạm tội cố ý và nguy hiểm chống lại luật pháp của Thượng Đế. Những loại tội lỗi nghiêm trọng được liệt kê dưới đây.

Các phần sau đây mô tả khi nào cần có hội đồng xem xét tư cách tín hữu, khi nào hội đồng có thể là cần thiết và khi nào là không cần thiết.

32.6.1

Khi Nào một Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Là Cần Thiết

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cần phải tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu khi có thông tin cho biết rằng một tín hữu có thể đã phạm bất cứ tội lỗi nào đã được mô tả trong phần này. Đối với những tội lỗi này, cần có một hội đồng bất kể mức độ chín chắn của phần thuộc linh và hiểu biết phúc âm của người tín hữu là gì.

Xin xem phần 32.11 để biết các kết quả có thể có của các hội đồng mà được triệu tập đối với các tội lỗi được liệt kê trong phần này. Những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu không phải là một lựa chọn cho các hội đồng này.

32.6.1.1

Các Hành Vi Bạo Lực và Lạm Dụng, Ngược Đãi

Giết Người. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một tín hữu giết người. Như được sử dụng ở đây, giết người là cố ý kết liễu mạng người một cách vô căn cứ. Cần phải thu hồi tư cách tín hữu của một người trong Giáo Hội.

Giết người không gồm có hành động của cảnh sát hoặc quân đội trong khi thi hành nhiệm vụ. Phá thai không được định nghĩa là giết người trong ngữ cảnh này. Nếu cái chết là do tai nạn hoặc vì tự vệ hoặc bảo vệ người khác thì việc kết liễu mạng người có thể không được định nghĩa là giết người. Điều này cũng có thể đúng trong các tình huống khác, chẳng hạn như khi một người có khả năng trí tuệ bị hạn chế.

Hiếp Dâm. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với tội hiếp dâm. Như được sử dụng ở đây, hiếp dâm là ép buộc quan hệ tình dục hoặc giao hợp với người nào đó mà không thể đồng ý một cách hợp pháp do khả năng trí tuệ hoặc thể chất bị suy giảm. Như được sử dụng ở đây, hiếp dâm không gồm có việc quan hệ tình dục đồng thuận giữa hai trẻ vị thành niên gần bằng tuổi nhau.

Bị Kết Án Tấn Công Tình Dục. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một tín hữu bị kết án về tội tấn công tình dục.

Lạm Dụng, Ngược Đãi Trẻ Em hay Thanh Thiếu Niên. Cần có hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người lạm dụng, ngược đãi một trẻ em hoặc thanh thiếu niên như được giải thích trong mục 38.6.2.3.

Lạm Dụng, Ngược Đãi Người Phối Ngẫu hoặc Một Người Thành Niên Khác. Có nhiều mức độ nghiêm trọng đối với hành vi lạm dụng, ngược đãi. Xin xem mục 38.6.2.4 để biết khi nào cần có hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với sự lạm dụng, ngược đãi một người phối ngẫu hoặc một người thành niên khác.

Hành Vi Cưỡng Bức Bạo Lực. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người thành niên liên tục làm hại thân thể người khác bằng hành vi bạo lực và là mối đe dọa cho người khác.

32.6.1.2

Sự Vô Luân về Mặt Tình Dục

Loạn Luân. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với hành vi loạn luân như được định nghĩa trong đoạn 38.6.10. Hầu như luôn luôn bắt buộc phải thu hồi tư cách tín hữu của một người như vậy trong Giáo Hội.

Hình Ảnh Sách Báo Ấu Dâm. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người có dính líu đến hình ảnh sách báo ấu dâm như được mô tả trong đoạn 38.6.6.

Đa Hôn. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người cố tình sống theo tục đa hôn. Một số vụ đa hôn có thể xảy ra một cách bí mật, mà người phối ngẫu không biết về một hoặc nhiều người phối ngẫu khác. Cần phải thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của một người cố tình sống theo tục đa hôn.

Hành Vi Cưỡng Bức Tình Dục. Cần phải có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người thành niên liên tục làm hại người khác về mặt tình dục và là mối đe dọa cho người khác.

32.6.1.3

Hành Vi Gian Lận

Hành Vi Cưỡng Bức về Tài Chính. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người thành niên có lịch sử cố tình và liên tục làm hại người khác về tài chính và là mối đe dọa cho những người khác (xin xem mục 38.6.2.4). Hành vi này bao gồm gian lận đầu tư và các hoạt động tương tự. Sự tổn thất tài chính ngoài ý muốn do các điều kiện kinh tế thì không được coi là gian lận. Nếu có kiện tụng thì các vị lãnh đạo chức tư tế có thể quyết định chờ đợi cho đến khi có kết quả cuối cùng. Xin xem mục 32.6.3.3 nếu có tín hữu nào dính líu đến hành vi biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội.

32.6.1.4

Vi Phạm Sự Tín Nhiệm

Phạm Tội Nghiêm Trọng Trong Khi Đang Nắm Giữ một Chức Vụ Quan Trọng trong Giáo Hội. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người phạm tội nghiêm trọng trong khi đang nắm giữ một chức vụ quan trọng. Những người này gồm có Vị Thẩm Quyền Trung Ương, Vị Chức Sắc Trung Ương của Giáo Hội, Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng, chủ tịch đền thờ hoặc vợ chủ tịch đền thờ, chủ tịch phái bộ truyền giáo hoặc vợ của ông, chủ tịch giáo khu, tộc trưởng hoặc giám trợ. Điều này không áp dụng cho các chủ tịch chi nhánh. Tuy nhiên, các đặc ân về tư cách tín hữu của một chủ tịch chi nhánh trong Giáo Hội có thể bị hạn chế hoặc bị thu hồi giống như các tín hữu khác.

32.6.1.5

Một Số Hành Vi Khác

Kết Án Trọng Tội. Cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong hầu hết các trường hợp khi một người bị kết án về một trọng tội.

32.6.2

Khi Nào Có Thể Cần một Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

Có thể cần một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong những trường hợp sau đây.

32.6.2.1

Các Hành Vi Bạo Lực và Lạm Dụng, Ngược Đãi

Chúa đã truyền lệnh: “Các ngươi chớ giết người, hay làm bất cứ điều gì tương tự điều này” (Giáo Lý và Giao Ước 59:6; chữ in nghiêng được thêm vào). Các hành vi bạo lực và lạm dụng, ngược đãi mà có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu gồm có (nhưng không giới hạn) những hành vi được liệt kê dưới đây.

Mưu Sát. Cố ý giết người.

Lạm Dụng Tình Dục Kể Cả Tấn Công và Quấy Rối. Lạm dụng tình dục bao gồm rất nhiều hành động (xin xem đoạn 38.6.18). Có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với một người đã tấn công hoặc lạm dụng tình dục một người nào đó. Một hội đồng có lẽ là cần thiết để giúp một tín hữu hối cải nếu người ấy đã vi phạm các giao ước đền thờ hoặc nếu tội lỗi lặp đi lặp lại. Xin xem mục 38.6.18.3 để biết khi nào thì cần có một hội đồng.

Lạm Dụng, Ngược Đãi Người Phối Ngẫu hoặc Một Người Thành Niên Khác. Có nhiều mức độ nghiêm trọng trong hành vi lạm dụng, ngược đãi (xin xem mục 38.6.2.4). Có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với một người đã lạm dụng, ngược đãi một người phối ngẫu hoặc một người thành niên khác. Một hội đồng có lẽ là cần thiết để giúp một tín hữu hối cải nếu người ấy đã vi phạm các giao ước đền thờ hoặc nếu tội lỗi lặp đi lặp lại. Xin xem mục 38.6.2.4 để biết khi nào thì cần có một hội đồng.

32.6.2.2

Sự Vô Luân về Mặt Tình Dục

Luật trinh khiết của Chúa là hoàn toàn không có quan hệ tình dục bên ngoài vòng hôn nhân hợp pháp giữa một người nam và một người nữ (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 20:14; Giáo Lý và Giao Ước 63:16). Có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với sự vô luân về mặt tình dục như đã được mô tả trong đoạn 38.6.5. Trong những tình huống này, một hội đồng có lẽ là cần thiết để giúp một tín hữu hối cải nếu người ấy đã vi phạm các giao ước đền thờ hoặc nếu tội lỗi đó lặp đi lặp lại. Xin xem mục 32.6.1.2 để biết khi nào thì cần có một hội đồng.

32.6.2.3

Hành Vi Gian Lận

Mười Điều Giáo Lệnh dạy: “Ngươi chớ trộm cướp” hoặc “Ngươi chớ nói chứng dối” (Xuất Ê Díp Tô Ký 20:15–16). Có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với các hành vi như cướp bóc, trộm đào ngạch, trộm cắp, biển thủ, khai man và gian lận. Xin xem đoạn 38.8.2 để biết về lừa đảo trong mối quan hệ. Trong những tình huống này, một hội đồng có lẽ là cần thiết để giúp một tín hữu hối cải nếu người ấy đã vi phạm các giao ước đền thờ hoặc nếu tội lỗi đó lặp đi lặp lại.

Xin xem đoạn 38.8.2 để biết về lừa đảo trong mối quan hệ. Xin xem mục 32.6.1.3 để biết khi nào thì cần có một buổi họp hội đồng đối với hành vi gian lận. Xin xem mục 32.6.3.3 nếu có tín hữu nào dính líu đến hành vi biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội.

32.6.2.4

Vi Phạm Sự Tín Nhiệm

Có thể cần có một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người:

  • Phạm tội nghiêm trọng trong khi giữ một chức vụ có thẩm quyền hoặc sự tín nhiệm trong Giáo Hội hoặc cộng đồng.

  • Phạm một tội nghiêm trọng mà nhiều người biết.

Trong những tình huống này, một hội đồng có lẽ là cần thiết để giúp một tín hữu hối cải nếu người ấy đã vi phạm các giao ước đền thờ hoặc nếu tội lỗi đó lặp đi lặp lại.

Xin xem mục 32.6.1.4 để biết khi nào thì cần có một hội đồng. Xin xem mục 32.6.3.3 nếu có tín hữu nào dính líu đến hành vi biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội.

32.6.2.5

Một Số Hành Vi Khác

Vua Bên Gia Min đã dạy: “Tôi không thể kể hết tất cả những điều mà bởi đó các người có thể phạm tội được; vì có nhiều đường lối và nhiều cách thức khác nhau, nhiều đến đỗi tôi không thể đếm được” (Mô Si A 4:29). Có thể cần có một hội đồng nếu một người:

  • Cho thấy một kiểu phạm tội nghiêm trọng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 82:7).

  • Cố tình từ bỏ trách nhiệm đối với gia đình, kể cả không trả tiền cấp dưỡng cho con và vợ.

  • Đe dọa dùng vũ lực, dù trực tiếp hay trực tuyến (xin xem đoạn 32.2.1).

  • Buôn bán ma túy bất hợp pháp.

  • Phạm các tội ác nghiêm trọng khác.

Trong những tình huống này, một hội đồng có lẽ là cần thiết để giúp một tín hữu hối cải nếu người ấy đã vi phạm các giao ước đền thờ hoặc nếu tội lỗi đó lặp đi lặp lại.

Có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một tín hữu đồng ý, thực hiện, sắp xếp, trả tiền hoặc khuyến khích phá thai. Xin xem đoạn 38.6.1 để có những chỉ dẫn.

Khi Nào Cần Có hoặc Có Thể Cần Có một Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

Loại Tội Lỗi

Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.1)

Có Thể Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.2)

Loại Tội Lỗi

Các Hành Vi Bạo Lực và Lạm Dụng, Ngược Đãi

Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.1)

  • Giết người

  • Hiếp Dâm

  • Bị kết án tấn công tình dục

  • Lạm dụng, ngược đãi trẻ em hoặc thanh thiếu niên

  • Các hành vi bạo lực cưỡng bức

Có Thể Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.2)

  • Mưu sát

  • Lạm dụng , ngược đãi tình dục kể cả tấn công và quấy rối (xin xem đoạn 38.6.18 để biết khi nào thì cần có một hội đồng)

  • Lạm dụng , ngược đãi người phối ngẫu hoặc một người thành niên khác (xin xem mục 38.6.2.4 để biết khi nào thì cần có một hội đồng)

Loại Tội Lỗi

Sự Vô Luân về mặt Tình Dục

Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.1)

  • Loạn luân

  • Hình ảnh sách báo ấu dâm

  • Đa hôn

  • Hành vi cưỡng bức tình dục

Có Thể Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.2)

  • Ngoại tình, gian dâm, quan hệ đồng tính, và tất cả các mối quan hệ tình dục khác ngoài vòng hôn nhân hợp pháp giữa một người nam và một người nữ, kể cả những cuộc gặp gỡ trực tuyến hoặc qua điện thoại về tình dục

  • Chung sống ngoài giá thú, kết hợp dân sự và hôn nhân đồng giới

  • Việc sử dụng một cách say mê hay luôn bị thôi thúc xem hình ảnh sách báo khiêu dâm mà gây ra tác hại đáng kể cho hôn nhân hoặc gia đình của một tín hữu

Loại Tội Lỗi

Hành Vi Gian Lận

Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.1)

  • Hành vi lợi dụng tài chính, chẳng hạn như gian lận và các sinh hoạt tương tự (xin xem mục 32.6.3.3 nếu có tín hữu nào dính líu đến hành vi biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội)

Có Thể Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.2)

  • Hành vi cướp bóc, trộm đào ngạch, trộm cắp hoặc biển thủ (xin xem mục 32.6.3.3 nếu một tín hữu có dính líu đến việc biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội)

  • Khai man

Loại Tội Lỗi

Vi Phạm Sự Tín Nhiệm

Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.1)

  • Phạm tội nghiêm trọng trong khi đang nắm giữ một chức vụ quan trọng trong Giáo Hội

Có Thể Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.2)

  • Tội lỗi nghiêm trọng trong khi nắm giữ một chức vụ có quyền hành hoặc tín nhiệm trong Giáo Hội hay cộng đồng (xin xem mục 32.6.3.3 nếu một tín hữu có dính líu đến việc biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội)

  • Phạm tội nghiêm trọng mà nhiều người biết

Loại Tội Lỗi

Một Số Hành Vi Khác

Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.1)

  • Hầu hết các án trọng tội

Có Thể Cần Có Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.6.2)

  • Phá thai (trừ khi có một ngoại lệ trong đoạn 38.6.1 được ápdụng)

  • Kiểu phạm tội nghiêm trọng

  • Cố tình từ bỏ trách nhiệm đối với gia đình, kể cả không trả tiền cấp dưỡng cho con và vợ

  • Buôn bán ma túy bất hợp pháp

  • Các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác

32.6.3

Khi Chủ Tịch Giáo Khu Hội Ý với Chủ Tịch Giáo Vùng về Việc Có Cần một Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu hoặc Hành Động Khác Không

Một số vấn đề cần có sự nhạy cảm và hướng dẫn thêm. Để biết cách giúp đỡ tốt nhất, chủ tịch giáo khu phải hội ý với Chủ Tịch Giáo Vùng về các tình huống trong phần này. Tuy nhiên, chỉ có chủ tịch giáo khu mới quyết định liệu một hội đồng có nên được tổ chức để giải quyết hành vi đó hay không. Nếu một buổi họp hội đồng được tổ chức, thì chủ tịch giáo khu hoặc giám trợ quyết định kết quả.

Nếu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu được tổ chức dành cho một trong số các vấn đề được mô tả trong phần này thì quyết định của hội đồng phải là “vẫn giữ nguyên trạng tốt lành,” “những hạn chế chính thức về tư cách tín hữu,” hoặc “thu hồi tư cách tín hữu.” Cần có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch để loại bỏ những hạn chế chính thức hoặc tái thu nhận người đó vào Giáo Hội (xin xem đoạn 32.16.1, số 9).

32.6.3.1

Hành Động Khác

Nếu không tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu thì hành động khác có thể gồm có:

  • Những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.8.3).

  • Chú thích trong hồ sơ tín hữu (xin xem đoạn 32.14.5).

  • Những giới hạn về giáo lễ mà hạn chế một người tiếp nhận hoặc sử dụng chức tư tế hay tiếp nhận hoặc sử dụng một giấy giới thiệu đi đền thờ.

Một chủ tịch giáo khu hội ý với Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng trước khi thực hiện một trong những hành động này.

32.6.3.2

Bội Giáo

Các vấn đề bội giáo thường có tác động vượt ra ngoài ranh giới của một tiểu giáo khu hoặc giáo khu. Chúng cần phải được giải quyết kịp thời để bảo vệ người khác.

Vị giám trợ hội ý với chủ tịch giáo khu nếu vị ấy cảm thấy rằng hành động của một tín hữu có thể tạo ra sự bội giáo. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể đặt ra những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu cho người tín hữu đó (xin xem đoạn 32.8.3). Chủ tịch giáo khu hội ý kịp thời với Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng. Tuy nhiên, chỉ có chủ tịch giáo khu mới quyết định liệu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu hay hành động khác có cần thiết không.

Như được sử dụng ở đây, bội giáo nói đến việc một tín hữu tham gia vào bất cứ hành động nào sau đây:

  • Nhiều lần hành động công khai, rõ rệt, cố tình chống lại Giáo Hội, giáo lý, chính sách hay các vị lãnh đạo của Giáo Hội

  • Vẫn tiếp tục giảng dạy những điều như là giáo lý của Giáo Hội mà không phải là giáo lý của Giáo Hội sau khi đã được vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu sửa chỉnh

  • Cho thấy một khuôn mẫu cố tình cố gắng làm suy yếu đức tin và sự tích cực của các tín hữu Giáo Hội

  • Tiếp tục tuân theo những lời giảng dạy của các giáo phái bội giáo sau khi đã được vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu sửa chỉnh

  • Chính thức gia nhập một giáo hội khác và khuyến khích những lời giảng dạy của giáo hội đó (Việc hoàn toàn không tích cực trong Giáo Hội hoặc tham dự một giáo hội khác thì tự nó không được xem là bội giáo. Tuy nhiên, nếu một tín hữu chính thức gia nhập một giáo hội khác và ủng hộ những lời giảng dạy của giáo hội đó, thì có thể cần phải thu hồi tư cách tín hữu của người đó.)

Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho dân Nê Phi rằng họ nên tiếp tục phục sự cho một người đã phạm tội. “Nhưng nếu kẻ đó không hối cải, thì kẻ đó sẽ không được tính vào số dân của ta, để cho kẻ đó không hủy diệt được dân của ta” (3 Nê Phi 18:31).

32.6.3.3

Biển Thủ Ngân Quỹ của Giáo Hội

Nếu một tín hữu biển thủ ngân quỹ của Giáo Hội hoặc đánh cắp tài sản có giá trị của Giáo Hội thì chủ tịch giáo khu hội ý với Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng xem liệu có thể cần một hội đồng xem xét tư cách tín hữu hoặc hành động khác không. Các vị lãnh đạo xem xét:

  • Số tiền bị biển thủ hoặc đánh cắp.

  • Cho dù hành vi biển thủ là một sự việc diễn ra một lần hay được lặp lại.

  • Số tiền đó đã được trả lại chưa.

  • Mức độ hối hận của người đó.

  • Chức vụ do người tín hữu nắm giữ (xin xem mục 32.6.1.4 về những tín hữu nắm giữ chức vụ nổi bật trong Giáo Hội).

Chủ tịch giáo khu báo cáo một trong những điều sau đây trong Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư ký:

  • Kết quả của một hội đồng xem xét tư cách tín hữu

  • Rằng ông đã hội ý với Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng và quyết định rằng một hội đồng xem xét tư cách tín hữu là không cần thiết

Nếu Sở Kiểm Toán của Giáo Hội xác định rằng một người lãnh đạo hoặc nhân viên của Giáo Hội đã biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội, thì Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn thường chỉ thị rằng hồ sơ tín hữu của người đó sẽ có một chú thích. “Người lãnh đạo” được định nghĩa là một người nắm giữ chức vụ cao trong Giáo Hội, cũng như các cố vấn, thư ký và chủ tịch đoàn chi nhánh. Khi sự hối cải đã hoàn tất, một chủ tịch giáo khu có thể yêu cầu xóa bỏ phần chú thích đó (xin xem đoạn 32.14.5 và đoạn 34.7.5). Một chú thích không có nghĩa là sẽ có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu hoặc hành động khác.

32.6.3.4

Các Cá Nhân Chuyển Giới

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu làm việc với những người tự nhận là người chuyển giới nên tuân theo các chỉ dẫn trong đoạn 38.6.23.

32.6.4

Khi Nào một Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Thường Là Không Cần Thiết

Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu thường là không cần thiết trong những trường hợp sau đây.

32.6.4.1

Không Tuân Thủ Một Số Tiêu Chuẩn của Giáo Hội

Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu không được tổ chức cho các hành vi được liệt kê dưới đây. Tuy nhiên, hãy lưu ý ngoại lệ trong mục cuối cùng.

  • Kém tích cực trong Giáo Hội

  • Không làm tròn các bổn phận của Giáo Hội

  • Không đóng tiền thập phân

  • Tội chểnh mảng

  • Thủ dâm

  • Không tuân theo Lời Thông Sáng

  • Việc sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm, ngoại trừ hình ảnh sách báo ấu dâm (như được mô tả trong đoạn 38.6.6) hoặc say mê hay luôn bị thôi thúc xem hình ảnh sách báo khiêu dâm mà gây ra tai hại đáng kể cho hôn nhân hoặc gia đình của một tín hữu (như được mô tả trong đoạn 38.6.13).

32.6.4.2

Thất Bại trong Kinh Doanh hoặc Không Trả Nợ

Các vị lãnh đạo không nên sử dụng các hội đồng xem xét tư cách tín hữu để giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh. Sự thất bại trong kinh doanh và không trả nợ không phải là lý do để tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Tuy nhiên, một hội đồng phải được tổ chức đối với các hoạt động gian lận nghiêm trọng hoặc thủ đoạn lừa đảo nghiêm trọng khác về tài chính (xin xem mục 32.6.1.3).

32.6.4.3

Những Tranh Chấp Dân Sự

Các hội đồng xem xét tư cách tín hữu không được tổ chức để giải quyết những tranh chấp dân sự (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 134:11).

32.7

Hoàn Cảnh của một Người

Chúa phán: “Cánh tay thương xót của ta đã dang ra về phía các ngươi, và bất cứ kẻ nào đến, ta đều đón nhận; và phước thay cho những ai đến cùng ta.” (3 Nê Phi 9:14). Hoàn cảnh của một người là điều cân nhắc quan trọng trong việc quyết định:

  • Khung cảnh thích hợp để giúp người đó hối cải tội lỗi nghiêm trọng (xin xem phần 32.532.6).

  • Các quyết định được đưa ra trong lời khuyên bảo riêng hoặc các hội đồng xem xét tư cách cá nhân (xin xem phần 32.832.11).

Các giám trợ và chủ tịch giáo khu tìm kiếm ý định và ý muốn của Chúa cho mỗi tình huống. Họ cân nhắc các yếu tố sau đây trong việc quyết định khung cảnh nào phải sử dụng và kết quả sẽ ra sao. Những yếu tố này không đưa ra một quyết định cụ thể. Thay vì thế, chúng hỗ trợ cho một quyết định mà các vị lãnh đạo cần phải thành tâm đưa ra và theo hướng dẫn của Thánh Linh.

32.7.1

Tính Chất Nghiêm Trọng của Tội Lỗi

Mức độ nghiêm trọng của một tội lỗi được đo lường bằng tính chất nghiêm trọng của nó. Điều này có thể bao gồm số lượng và số lần phạm tội, mức độ nghiêm trọng của tác hại do chúng gây ra và số người bị tổn thương.

32.7.2

Nhu Cầu và Mong Muốn của Nạn Nhân

Các vị lãnh đạo xem xét các nhu cầu và mong muốn của nạn nhân và của những người khác. Những người khác này có thể bao gồm người phối ngẫu của người đó và những người khác trong gia đình. Các vị lãnh đạo cũng xem xét mức độ nghiêm trọng của sự tổn hại.

32.7.3

Bằng Chứng về Sự Hối Cải

Cần có sự hướng dẫn của Thánh Linh để phân biệt xem một người có thành tâm hối cải không. Sự hối cải như vậy được cho thấy một cách chắc chắn bằng những hành động ngay chính trong một thời gian thay vì bằng nỗi đau buồn mãnh liệt trong một lần phỏng vấn. Các yếu tố cần xem xét gồm có:

  • Sức mạnh của đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Thực chất của lời thú tội.

  • Nỗi buồn sâu thẳm vì tội lỗi.

  • Sự bồi thường cho người bị tổn thương.

  • Tuân thủ những đòi hỏi pháp lý.

  • Thành công trong việc từ bỏ tội lỗi.

  • Tuân theo một cách chính xác các giáo lệnh kể từ khi phạm tội.

  • Thành thật với các vị lãnh đạo Giáo Hội và những người khác.

  • Sẵn lòng tuân theo lời khuyên dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Hình Ảnh
người phụ nữ đang cầu nguyện

32.7.4

Sự Vi Phạm Các Giao Ước Đền Thờ

Chúa đã phán: “Vì kẻ nào được ban cho nhiều thì sẽ được đòi hỏi nhiều” (Giáo Lý và Giao Ước 82:3). Một người đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ thì đã lập giao ước để sống theo một tiêu chuẩn cao hơn. Việc vi phạm các giao ước này làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tội lỗi. Điều này gia tăng khả năng có thể cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

32.7.5

Chức Vụ Được Tín Nhiệm hoặc Có Thẩm Quyền

Mức độ nghiêm trọng của tội lỗi sẽ gia tăng nếu một người phạm tội trong khi đang ở trong chức vụ được tín nhiệm hoặc có thẩm quyền, chẳng hạn như cha, mẹ, lãnh đạo hoặc giảng viên.

32.7.6

Sự Lặp Đi Lặp Lại

Sự lặp đi lặp lại cùng một tội lỗi nghiêm trọng có thể cho thấy hành vi hoặc thói nghiện đã ăn sâu mà cản trở sự tiến bộ hướng tới việc thực sự hối cải. Ngoài việc có thể cần có các hạn chế tư cách tín hữu ra, thì các chương trình giúp khắc phục thói nghiện và tư vấn chuyên nghiệp cũng có thể hữu ích (xin xem đoạn 32.8.2).

32.7.7

Tuổi Tác, Mức Độ Chín Chắn, và Kinh Nghiệm

Các vị lãnh đạo xem xét tuổi tác, mức độ chín chắn và kinh nghiệm khi khuyên bảo một tín hữu hoặc quyết định kết quả của một hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Sự khoan hồng thường là thích hợp cho những người chưa hiểu rõ phúc âm. Ví dụ, sự khoan hồng có thể là thích hợp cho các tín hữu trẻ tuổi mà có hành vi vô luân nếu họ từ bỏ tội lỗi và cho thấy sự hối cải chân thành. Tuy nhiên, có thể cần có hành động nghiêm khắc hơn nếu họ vẫn tiếp tục hành vi đó.

32.7.8

Khả Năng Trí Tuệ

Bệnh tâm thần, thói nghiện, hoặc khả năng trí tuệ bị hạn chế đều không miễn thứ cho một người đã phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là những yếu tố cần xem xét. Là một phần trong việc giúp một người hối cải, các vị lãnh đạo tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa về sự hiểu biết các nguyên tắc phúc âm và mức độ chịu trách nhiệm của một người.

32.7.9

Sự Tự Nguyện Thú Tội

Một lời tự nguyện thú tội và nỗi buồn rầu theo ý Chúa vì các hành động của một người cho thấy ước muốn hối cải.

32.7.10

Thời Gian giữa Sự Phạm Tội và Thú Tội

Thú tội là một phần của sự hối cải và không nên trì hoãn. Đôi khi một tội lỗi cần có một thời gian dài khôi phục và sống trung tín. Nếu một tín hữu thú nhận một tội lỗi và không lặp lại tội lỗi đó, thì điều ấy có thể cho thấy rằng người ấy đã từ bỏ tội lỗi đó rồi. Trong trường hợp đó, sự thú tội có thể hoàn tất thay vì bắt đầu tiến trình hối cải.

32.7.11

Tội Lỗi Liên Quan đến Các Tín Hữu Sống trong Các Tiểu Giáo Khu và Giáo Khu Khác Nhau

Đôi khi các tín hữu cùng nhau phạm một tội nghiêm trọng và sống trong các tiểu giáo khu hoặc giáo khu khác nhau. Trong tình huống này, các chủ tịch giáo khu cùng hội ý với nhau về sự cần thiết của các hạn chế tư cách tín hữu hoặc các hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Họ cũng thảo luận xem có đáng cho các hạn chế hoặc các quyết định của hội đồng giống nhau không hoặc nếu có những vấn đề khác mà có thể cho thấy sự cần thiết phải có các kết quả khác nhau.


ĐƯA RA LỜI KHUYÊN BẢO RIÊNG


32.8

Sự Khuyên Bảo Riêng và Những Hạn Chế Không Chính Thức Về Tư Cách Tín Hữu

Lời khuyên bảo riêng thường đủ để giúp bảo vệ người khác và giúp một người tiếp cận quyền năng cứu chuộc của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô qua sự hối cải. Sự khuyên bảo như vậy cũng có thể giúp các tín hữu chống lại nhiều tội lỗi nghiêm trọng hơn. Trong khi khuyên bảo riêng, các vị lãnh đạo cũng có thể đưa ra những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu để giúp một tín hữu hối cải một số tội lỗi nghiêm trọng (xin xem đoạn 32.8.3).

Không nên coi nhẹ những tội lỗi nghiêm trọng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 1:31). Việc vi phạm các giao ước đền thờ sẽ gia tăng khả năng cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.7.4).

Những chỉ dẫn để giúp các vị lãnh đạo biết khi nào sự khuyên bảo và những hạn chế không chính thức là đủ thì được liệt kê dưới đây (xin xem thêm phần 32.7):

  • Một người không phạm một tội mà cần phải có hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.6.1).

  • Một người đã tự nguyện thú tội và thực sự hối cải.

  • Một người đang hối cải một tội lỗi nghiêm trọng mà trước đây chưa phạm phải.

  • Tội lỗi của một người không vi phạm các giao ước đền thờ.

  • Một người có trường hợp giảm khinh đáng kể.

32.8.1

Sự Khuyên Bảo Riêng

Những chỉ dẫn sau đây áp dụng khi một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu khuyên bảo một tín hữu để giúp người này hối cải.

  • Chỉ hỏi đủ thông tin để quyết định (1) thái độ của tín hữu đối với hành vi tội lỗi và (2) tính chất, số lần phạm tội và khoảng thời gian của hành vi. Đừng hỏi những chi tiết quá mức cần thiết để hiểu rõ tình hình. Đừng đặt câu hỏi phát sinh từ sự tò mò cá nhân.

  • Hãy hỏi xem hành vi đó đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

  • Tập trung vào những điều kiện tích cực mà làm gia tăng sự cải đạo và cam kết theo Chúa. Khuyến khích tín hữu nên có các hành động cụ thể để mang lại sự thay đổi hành vi và sự thay đổi trong lòng để hối cải. Mời người ấy đến gần Đấng Cứu Rỗi, tìm kiếm sức mạnh của Ngài và cảm nhận được tình yêu thương cứu chuộc của Ngài.

  • Khuyến khích các sinh hoạt nâng cao tinh thần chẳng hạn như cầu nguyện, học thánh thư và tham dự các buổi họp của Giáo Hội. Dạy rằng lịch sử gia đình và công việc đền thờ có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của kẻ nghịch thù. Khuyến khích việc phục vụ người khác và chia sẻ phúc âm.

  • Khuyến khích việc bồi thường cho những người bị tổn hại bởi tội lỗi và cầu xin sự tha thứ

  • Khuyến khích từ bỏ những ảnh hưởng xấu. Giúp các tín hữu thực hiện hành động ngăn ngừa để chống lại những cám dỗ cụ thể.

  • Nhận biết anh em là một người lãnh đạo trong Giáo Hội chứ không phải là một người tư vấn chuyên nghiệp. Ngoài lời khuyên bảo mà anh em đưa ra, một số tín hữu sẽ được hưởng lợi từ sự tư vấn của chuyên gia về hành vi. Một số người mắc bệnh tâm thần. Nếu cần, hãy khuyên bảo các tín hữu nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần có đủ trình độ (xin xem đoạn 31.3.6).

  • Hãy cầu nguyện và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Thánh Linh trước khi đưa ra những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu. Một số tín hữu có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng các đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội một cách tích cực hơn là đặt ra những hạn chế cho họ.

  • Theo dõi để khuyến khích, củng cố sức mạnh thuộc linh và theo dõi tiến trình.

Sau khi một tín hữu đã thú tội với một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu, thì những lần khuyên bảo để theo dõi sau đó có thể diễn ra theo nhiều cách. Chính người lãnh đạo ấy cũng có thể thực hiện các buổi đó. Hoặc, với sự cho phép của người tín hữu, vị lãnh đạo ấy có thể chỉ định một trong các cố vấn của mình thực hiện các buổi đó.

Với sự đồng ý của người tín hữu, một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể chỉ định các thành viên trong nhóm túc số các anh cả hoặc Hội Phụ Nữ để phụ giúp theo những cách cụ thể. Đối với giới trẻ, vị ấy có thể chỉ định những người cố vấn trong chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ hoặc nhóm túc số chức tư tế A Rôn để phụ giúp. Những người được chỉ định phụ giúp được quyền có sự soi dẫn để hoàn thành nhiệm vụ đó (xin xem đoạn 4.2.6).

Khi chỉ định một người nào đó để phụ giúp với những lần khuyên bảo sau đó, vị lãnh đạo chỉ đưa ra đủ thông tin cần thiết để giúp người tín hữu đó. Người được chỉ định cần phải giữ kín nhiệm. Người ấy cũng cho giám trợ biết về sự tiến triển và nhu cầu của người tín hữu.

Hình Ảnh
người phụ nữ đang cầu nguyện

32.8.2

Giúp Đỡ Những Người Có Thói Nghiện

Sự khuyên bảo riêng đôi khi gồm có việc giúp các tín hữu hối cải tội lỗi liên quan đến hoặc gây ra bởi thói nghiện. Những thói nghiện này có thể bao gồm các chất gây nghiện hoặc một loạt hành vi. Những thói nghiện gây tai hại cho cá nhân, hôn nhân và gia đình. Các giám trợ có thể khuyên bảo các tín hữu nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chương trình của Giáo Hội để giúp khắc phục thói nghiện và từ các chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần có đủ trình độ.

Việc sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm càng ngày càng trở nên phổ biến. Việc sử dụng một cách say mê có thể trở thành một sự thôi thúc hoặc, trong những trường hợp rất hiếm hoi, là một thói nghiện. Cho dù việc sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm một cách say mê hay thỉnh thoảng, thì điều đó cũng có hại. Việc này làm cho Thánh Linh rút lui. Điều đó làm suy yếu khả năng nhận được quyền năng đến từ việc tuân giữ các giao ước. Điều đó cũng gây hại cho các mối quan hệ quý giá.

Lời khuyên bảo riêng và những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu thường là đủ để giúp một người hối cải việc sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm. Thông thường các hội đồng xem xét tư cách tín hữu không được tổ chức. Đối với những trường hợp ngoại lệ, xin xem các đoạn 38.6.6 và đoạn 38.6.13. Tư vấn chuyên nghiệp có thể là hữu ích.

Các chủ tịch giáo khu và các giám trợ hỗ trợ những người trong gia đình nếu cần. Có thể mời cha mẹ tham gia khi khuyên bảo thanh thiếu niên về việc sử dụng hình ảnh sách báo khiêu dâm. Có thể mời người phối ngẫu tham gia khi khuyên bảo một người đã kết hôn.

Để biết thêm thông tin về cách khuyên bảo các tín hữu đang dính líu đến hình ảnh sách báo khiêu dâm, xin xem đoạn 38.6.13.

32.8.3

Những Hạn Chế Không Chính Thức về Tư Cách Tín Hữu

Ngoài việc khuyến khích các hành động tích cực khi tư vấn, một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể hạn chế một cách không chính thức một số đặc ân về tư cách tín hữu của Giáo Hội trong một thời gian. Nếu được thực hiện một cách khôn ngoan, thì những hạn chế này có thể giúp đỡ cho sự hối cải và tiến bộ thuộc linh. Những hạn chế này được xem là không chính thức vì không được chú thích trong hồ sơ tín hữu.

Những hạn chế không chính thức có thể kéo dài một vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn nếu cần để người đó hối cải hoàn toàn. Trong trường hợp bất thường, thời gian có thể kéo dài hơn một năm.

Các vị lãnh đạo tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh về những hạn chế nào mà sẽ giúp đỡ hữu hiệu nhất cho một người hối cải. Những hạn chế này có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) việc tạm hoãn đặc ân phục vụ trong một chức vụ kêu gọi của Giáo Hội, sử dụng chức tư tế hoặc vào đền thờ. Vị lãnh đạo cũng có thể hạn chế người đó nói chuyện, dạy bài học hoặc cầu nguyện trong khung cảnh nhà thờ. Nếu vị lãnh đạo tạm hoãn quyền vào đền thờ thì vị ấy hủy bỏ giấy giới thiệu đi đền thờ trong hệ thống Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký (LCR).

Việc dự phần Tiệc Thánh là một phần quan trọng của sự hối cải. Việc này không nên là hạn chế đầu tiên được đưa ra cho một người đã hối cải, có một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối. Tuy nhiên, nếu một người đã phạm tội nghiêm trọng thì vị lãnh đạo có thể tạm hoãn đặc ân này trong một thời gian.

Các vị lãnh đạo thường không nói cho một người nào khác về những hạn chế không chính thức trừ khi có một nhu cầu để biết (xin xem đoạn 32.12.2).

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể loại bỏ những hạn chế không chính thức theo hướng dẫn của Thánh Linh khi người đó tiến bộ rõ rệt trong sự hối cải thực sự. Nếu người tín hữu tiếp tục phạm tội thì có thể hữu ích hoặc cần thiết để tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu.


THỰC HIỆN CÁC HỘI ĐỒNG XEM XÉT TƯ CÁCH TÍN HỮU


Các hội đồng xem xét tư cách tín hữu Giáo Hội được tổ chức khi vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu quyết định rằng chúng sẽ giúp ích hoặc khi chúng được đòi hỏi bởi chính sách của Giáo Hội (xin xem phần 32.6). Các hội đồng này được tổ chức ở cấp tiểu giáo khu, giáo khu, chi nhánh, giáo hạt hoặc phái bộ truyền giáo. Phần này cung cấp thông tin về cách thực hiện các hội đồng này.

32.9

Sự Tham Gia và Trách Nhiệm

Bảng dưới đây cho thấy những người nào thường tham gia vào các hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

Các Tham Dự Viên trong Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu trong Tiểu Giáo Khu

Các Tham Dự Viên trong Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

  • Người phạm tội mà hội đồng được tổ chức cho người ấy

  • Vị giám trợ và các cố vấn của ông

  • Thư ký tiểu giáo khu

  • Chủ tịch nhóm túc số các anh cả hoặc Hội Phụ Nữ (không bắt buộc; xin xem đoạn 32.10.1)

Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu trong Giáo Khu

Các Tham Dự Viên trong Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

  • Người phạm tội mà hội đồng được tổ chức cho người ấy

  • Chủ tịch giáo khu và các cố vấn của ông

  • Thư ký giáo khu

  • Các ủy viên hội đồng thượng phẩm (trong các tình huống hạn chế như được giải thích trong đoạn 32.9.2)

  • Vị giám trợ của người mà hội đồng được tổ chức cho người ấy (không bắt buộc; xin xem đoạn 32.9.3)

  • Chủ tịch nhóm túc số các anh cả hoặc Hội Phụ Nữ (không bắt buộc; xin xem đoạn 32.10.1)

32.9.1

Chủ Tịch Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu:

  • Có thẩm quyền đối với các hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu; tuy nhiên, hầu hết các hội đồng này được các giám trợ tổ chức.

  • Phải chấp thuận trước khi một giám trợ có thể tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

  • Tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu nếu một người đàn ông hoặc phụ nữ đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ nhưng có thể bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội.

  • Có thể tổ chức một hội đồng nếu một tín hữu kháng cáo quyết định của hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong tiểu giáo khu.

  • Phải chấp thuận trước khi có lời đề nghị cuối cùng của hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong tiểu giáo khu để thu hồi tư cách của một người chưa làm lễ thiên ân.

32.9.2

Hội Đồng Thượng Phẩm

Các thành viên của hội đồng thượng phẩm thường không tham gia vào các hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu. Tuy nhiên, hội đồng thượng phẩm có thể tham gia vào các tình huống khó khăn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 102:2). Ví dụ, chủ tịch đoàn giáo khu có thể mời hội đồng thượng phẩm tham dự khi:

  • Có những sự kiện gây tranh cãi.

  • Ý kiến của họ sẽ thêm giá trị và sự cân bằng.

  • Người tín hữu yêu cầu sự tham gia của họ.

  • Một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu hoặc gia đình ông có liên quan (xin xem đoạn 32.9.7).

32.9.3

Giám Trợ (hoặc Chủ Tịch Chi Nhánh trong một Giáo Khu)

Vị giám trợ:

  • Có thẩm quyền đối với các hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong tiểu giáo khu.

  • Hội ý với chủ tịch giáo khu và nhận được sự chấp thuận của ông trước khi tổ chức một hội đồng.

  • Có thể không tổ chức một hội đồng nếu một người đàn ông hoặc phụ nữ đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ có thể bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của người ấy. Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu phải được tổ chức trong những tình huống đó.

  • Có thể được mời tham dự một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu cho một tín hữu trong tiểu giáo khu là người mà tư cách tín hữu đang được xem xét. Sự tham dự của ông phải có được sự chấp thuận của chủ tịch giáo khu và của người tín hữu đó.

Hội đồng xem xét tư cách tín hữu của tiểu giáo khu hoặc chi nhánh có thể đề nghị thu hồi tư cách tín hữu của Giáo Hội nếu người đó chưa được làm lễ thiên ân. Tuy nhiên, cần có sự chấp thuận của chủ tịch giáo khu trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra.

Đôi khi một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong tiểu giáo khu được tổ chức cho một tín hữu đã làm lễ thiên ân và diễn tiến cho biết rằng người tín hữu đó sẽ có thể bị thu hồi tư cách tín hữu. Trong những tình huống này, vị giám trợ chuyển vấn đề này lên chủ tịch giáo khu.

32.9.4

Chủ Tịch Phái Bộ Truyền Giáo

Chủ tịch phái bộ truyền giáo:

  • Có thẩm quyền đối với các hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong các chi nhánh và giáo hạt của phái bộ truyền giáo.

  • Phải chấp thuận trước khi một chủ tịch giáo hạt hoặc chi nhánh có thể tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

  • Tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người đàn ông hoặc phụ nữ đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ có thể bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của người ấy. Nếu thời gian hoặc đường xa ngăn cản việc này thì ông có thể chỉ định một trong hai cố vấn của mình chủ tọa hội đồng. Ông chỉ định hai người khác nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc tham dự.

  • Nếu có thể, tổ chức các hội đồng xem xét tư cách tín hữu cho những người chưa được làm lễ thiên ân. Nếu thời gian hoặc đường xa ngăn cản việc này thì ông có thể chỉ định ba người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc tổ chức hội đồng đó. Trong trường hợp này, chủ tịch giáo hạt hay chủ tịch chi nhánh của người tín hữu thường điều khiển hội đồng.

  • Có thể tổ chức một hội đồng nếu một tín hữu kháng cáo quyết định của hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo hạt hoặc chi nhánh.

  • Với sự chấp thuận của một Vị Thẩm Quyền Trung Ương từ Sở Truyền Giáo, hãy tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu nếu một người truyền giáo phạm tội nghiêm trọng ở nơi đang phục vụ truyền giáo (xin xem đoạn 32.9.8). Ông cũng xem xét vấn đề với một thành viên trong Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng và hội ý với chủ tịch giáo khu trong giáo khu nhà của người truyền giáo.

  • Phải chấp thuận trước khi có lời đề nghị cuối cùng của một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong một chi nhánh hay giáo hạt để thu hồi tư cách tín hữu của một người chưa được làm lễ thiên ân.

Nếu một người truyền giáo thú nhận một tội lỗi nghiêm trọng mà người ấy đã vi phạm trước khi phục vụ truyền giáo thì chủ tịch phái bộ truyền giáo liên lạc với nhân viên đại diện tại chỗ của mình trong Sở Truyền Giáo để nhận được sự hướng dẫn.

Khi một chủ tịch phái bộ truyền giáo tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu, thì ông chỉ định hai người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc để phụ giúp ông. Chỉ trong những hoàn cảnh bất thường thì ông mới cần chỉ định những người truyền giáo trẻ tuổi để phụ giúp. Ông tuân theo các thủ tục tương tự như trong một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu (xin xem phần 32.10). Tuy nhiên, hội đồng thượng phẩm hoặc hội đồng giáo hạt không tham gia.

32.9.5

Chủ Tịch Giáo Hạt hoặc Chi Nhánh trong một Phái Bộ Truyền Giáo

Một chủ tịch giáo hạt hoặc chi nhánh trong một phái bộ truyền giáo có thể tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo cho phép. Hội đồng giáo hạt không tham dự.

Hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo hạt hoặc chi nhánh có thể đề nghị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của một người nếu người đó chưa nhận được lễ thiên ân trong đền thờ. Tuy nhiên, cần có sự chấp thuận của chủ tịch phái bộ truyền giáo trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra.

32.9.6

Thư Ký Giáo Khu hoặc Tiểu Giáo Khu

Người thư ký giáo khu hoặc tiểu giáo khu:

  • Giữ những ghi chú viết tay của hội đồng chỉ khi nào cần thiết để nộp mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội.

  • Chuẩn bị mẫu báo cáo này nếu được yêu cầu bởi vị lãnh đạo là người đã điều khiển buổi họp hội đồng.

  • Không tham gia thảo luận hoặc quyết định trong buổi họp hội đồng.

32.9.7

Tham Gia vào Các Trường Hợp Bất Thường

Nếu một cố vấn trong chủ tịch đoàn giáo khu không thể tham gia vào hội đồng xem xét tư cách tín hữu, chủ tịch giáo khu yêu cầu một ủy viên hội đồng thượng phẩm hoặc một thầy tư tế thượng phẩm khác thay thế chỗ của vị cố vấn đó. Nếu vị chủ tịch giáo khu không thể tham gia, thì Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn có thể cho phép một trong các cố vấn của ông chủ tọa thay cho ông.

Nếu một cố vấn trong giám trợ đoàn không thể tham gia trong hội đồng xem xét tư cách tín hữu thì vị giám trợ có thể yêu cầu một thầy tư tế thượng phẩm trong tiểu giáo khu thay thế chỗ của vị cố vấn đó. Nếu vị giám trợ không thể tham gia thì ông chuyển vụ việc này lên chủ tịch giáo khu, là người sẽ triệu tập một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu. Vị giám trợ không thể chỉ định một cố vấn để triệu tập hoặc chủ tọa một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

Nếu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu được tổ chức cho một người trong gia đình của vị giám trợ hoặc một trong các cố vấn của ông, thì hội đồng này được tổ chức ở cấp giáo khu. Nếu hội đồng được tổ chức cho một người trong gia đình của một trong hai cố vấn của chủ tịch giáo khu, thì chủ tịch giáo khu chỉ định một thầy tư tế thượng phẩm khác để thay thế chỗ của vị cố vấn đó. Nếu một hội đồng được tổ chức cho một người trong gia đình của chủ tịch giáo khu, thì vị này tham khảo ý kiến với Văn Phòng của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Nếu một tín hữu phản đối sự tham gia của vị giám trợ hoặc các cố vấn của ông, thì hội đồng xem xét tư cách tín hữu được tổ chức ở cấp giáo khu. Nếu một tín hữu phản đối sự tham gia của một trong các cố vấn của chủ tịch giáo khu, thì chủ tịch giáo khu chỉ định một thầy tư tế thượng phẩm khác để thay thế chỗ của vị cố vấn đó. Nếu người tín hữu phản đối sự tham gia của chủ tịch giáo khu, hay nếu chủ tịch giáo khu cảm thấy rằng ông không thể khách quan trong vấn đề này, thì ông nên tham khảo ý kiến với Văn Phòng của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

32.9.8

Quyết Định Vị Lãnh Đạo Nào Tổ Chức một Hội Đồng trong Các Trường Hợp Đặc Biệt

Các hội đồng xem xét tư cách tín hữu hầu như luôn được tổ chức trong đơn vị thông thường của Giáo Hội mà có hồ sơ tín hữu của người đó.

Đôi khi cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với một người chuyển chỗ ở. Nếu người tín hữu chuyển chỗ ở trong cùng một giáo khu thì chủ tịch giáo khu hội ý với các giám trợ của cả hai tiểu giáo khu và quyết định nơi nào buổi họp hội đồng này nên diễn ra.

Nếu tín hữu chuyển chỗ ở ra ngoài giáo khu thì các chủ tịch giáo khu của cả hai giáo khu hội ý và quyết định nơi nào buổi họp hội đồng nên diễn ra. Nếu họ quyết định rằng hội đồng đó nên được tổ chức trong tiểu giáo khu hoặc giáo khu cũ, thì hồ sơ tín hữu được giữ lại trong tiểu giáo khu đó cho đến khi hội đồng đã hoàn tất. Nếu không, hồ sơ được chuyển đến tiểu giáo khu mới. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu thông báo một cách kín nhiệm cho vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hiện nay của người tín hữu đó về lý do tại sao cần có một hội đồng.

Đôi khi cần có một hội đồng xem xét tư cách tín hữu đối với một tín hữu đang tạm thời sống xa nhà. Ví dụ, có thể cần có một hội đồng cho một sinh viên hoặc một tín hữu trong quân đội. Vị giám trợ nơi mà người tín hữu sống tạm thời có thể đưa ra lời khuyên bảo và sự hỗ trợ. Tuy nhiên, vị ấy không nên tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trừ khi hồ sơ tín hữu đang ở trong đơn vị của vị ấy và vị ấy đã tham khảo ý kiến với vị giám trợ của tiểu giáo khu nhà.

Đôi khi một người truyền giáo phạm một tội lỗi nghiêm trọng trong lúc phục vụ truyền giáo mà không được tiết lộ cho đến khi người ấy được giải nhiệm. Vị giám trợ và chủ tịch giáo khu hội ý với nhau về việc người nào trong số họ nên tổ chức buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Một trong số các vị này hội ý với cựu chủ tịch phái bộ truyền giáo trước khi tổ chức hội đồng.

32.10

Thủ Tục dành cho Các Buổi Họp Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

32.10.1

Gửi Thông Báo và Chuẩn Bị Buổi Họp Hội Đồng

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đưa cho một tín hữu văn bản thông báo về một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu sẽ được tổ chức cho người ấy. Người tín hữu này ký tên vào lá thư. Lá thư này gồm có thông tin sau đây:

“[Giám trợ đoàn hoặc chủ tịch đoàn giáo khu] đang tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu cho anh/chị. Hội đồng này sẽ được tổ chức vào [ngày và giờ] tại [địa điểm].

“Hội đồng này sẽ xem xét [tóm tắt các hành vi sai trái nói chung chứ không đưa ra chi tiết hoặc bằng chứng].

“Xin mời anh/chị đến tham dự hội đồng để trả lời. Anh/chị có thể cung cấp những lời khai bằng văn bản của các cá nhân mà có thể cung cấp thông tin liên quan. Anh/chị có thể mời những người đó trình bày với hội đồng cho anh/chị nếu được sự chấp thuận trước của chủ tịch giáo khu hoặc giám trợ. Anh/chị cũng có thể mời [chủ tịch Hội Phụ Nữ tiểu giáo khu hoặc chủ tịch nhóm túc số các anh cả] để có mặt và hỗ trợ.

“Bất cứ ai tham dự phải sẵn lòng tuân thủ tính chất tôn trọng của hội đồng, kể cả các thủ tục và tính bảo mật của hội đồng. Luật sư và những người hỗ trợ ngoài những người được đề cập ở trên không thể có mặt.”

Đoạn cuối có thể gồm có một lời bày tỏ tình yêu thương, hy vọng và mối quan tâm.

Những chỉ dẫn về người nào mà người tín hữu đó có thể mời trình bày với hội đồng được đưa ra trong đoạn 32.10.3, số 4.

Nếu không thể đích thân giao tận tay thì có thể gửi thư mời bằng thư bảo đảm hoặc thư đăng ký và yêu cầu gửi lại giấy biên nhận.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu sắp xếp tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu vào một thời điểm thuận tiện cho người đó. Vị này cũng bảo đảm rằng phải có thời gian để nhận được những lời khai từ các nạn nhân về hành vi sai trái nếu họ muốn cung cấp những lời đó (xin xem đoạn 32.10.2).

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu chuẩn bị người tín hữu cho hội đồng bằng cách giải thích mục đích và thủ tục của hội đồng đó. Vị này cũng giải thích những quyết định mà hội đồng đó có thể đạt được và các kết quả của những quyết định đó. Nếu một tín hữu đã thú tội thì vị lãnh đạo giải thích rằng lời thú tội sẽ cần phải được sử dụng trong hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

32.10.2

Nhận Được Lời Khai của Nạn Nhân

Khi một tín hữu Giáo Hội là nạn nhân (chẳng hạn như đối với hành vi loạn luân, lạm dụng, ngược đãi trẻ em, lạm dụng, ngược đãi người phối ngẫu hoặc lừa đảo), thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu liên lạc với vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hiện nay của người đó. Những vị lãnh đạo này quyết định xem có hữu ích để cho nạn nhân một cơ hội để đưa ra một lời khai viết tay về hành vi sai trái và ảnh hưởng của nó hay không. Những lời khai này có thể được đọc trong một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.10.3, số 3). Các vị lãnh đạo Giáo Hội không có thẩm quyền để chủ động liên lạc với các nạn nhân mà không phải là tín hữu của Giáo Hội.

Bất cứ sự liên lạc nào với một nạn nhân vì mục đích này đều được thực hiện bởi vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hiện nay của người đó. Nếu một nạn nhân đưa ra một lời khai thì vị lãnh đạo này đưa nó cho vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu là người tổ chức hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Các vị lãnh đạo cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây thêm tổn thương. Xin xem đoạn 32.4.3 để biết thêm những cách thận trọng khác.

Bất cứ cuộc điều tra nào về một nạn nhân dưới 18 tuổi đều được thực hiện qua cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của đứa trẻ ấy, trừ khi việc làm như vậy có thể khiến nạn nhân gặp nguy hiểm.

Để biết thông tin về các giám trợ và chủ tịch giáo khu đang nhận được sự hướng dẫn trong các trường hợp lạm dụng ngược đãi, xin xem đoạn 32.4.5 và mục 38.6.2.1.

32.10.3

Điều Khiển Buổi Họp Hội Đồng

Ngay trước khi buổi họp hội đồng bắt đầu, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cho những người tham dự biết buổi họp này là dành cho ai và hành vi sai trái nào đã được báo cáo. Nếu cần, vị ấy giải thích các thủ tục của buổi họp hội đồng.

Sau đó, người tín hữu, nếu có mặt, được mời vào phòng. Nếu vị giám trợ đã được mời tham dự một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu, thì ông cũng được mời vào phòng vào lúc này. Nếu người tín hữu đó mời chủ tịch Hội Phụ Nữ hoặc chủ tịch nhóm túc số các anh cả trong tiểu giáo khu có mặt và hỗ trợ, thì người đó cũng được mời vào phòng.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu điều khiển buổi họp hội đồng trong tinh thần yêu thương, như được mô tả dưới đây.

  1. Ông mời một người nào đó dâng lời cầu nguyện mở đầu.

  2. Ông nói về hành vi sai trái đã được báo cáo. Ông cho người tín hữu đó (nếu có mặt) một cơ hội để xác nhận, phủ nhận hoặc làm sáng tỏ lời khai này.

  3. Nếu người tín hữu xác nhận hành vi sai trái đó, thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu tiếp tục đến mục số 5 dưới đây. Nếu người tín hữu phủ nhận hành vi đó thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu trình bày thông tin về hành vi đó. Điều này có thể bao gồm phần trình bày các tài liệu đáng tin cậy và đọc to bất cứ lời khai nào bằng văn bản của các nạn nhân (xin xem đoạn 32.10.2). Nếu đọc một lời khai như vậy thì vị ấy cần bảo vệ danh tính của nạn nhân.

  4. Nếu người tín hữu phủ nhận hành vi sai trái thì người ấy có thể trình bày thông tin với hội đồng. Thông tin này có thể được viết ra. Hoặc người tín hữu có thể yêu cầu những người mà có thể cung cấp thông tin liên quan trình bày với hội đồng, từng người một. Những người như vậy nên là tín hữu Giáo Hội trừ khi vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đã quyết định trước rằng một người ngoại đạo có thể tham dự. Họ đợi trong một phòng riêng cho đến khi được mời trình bày. Mỗi người rời khỏi phòng họp hội đồng khi họ kết thúc. Họ phải sẵn lòng tuân thủ tính chất tôn trọng của buổi họp hội đồng, kể cả các thủ tục và tính bảo mật của nó. Các tín hữu không thể có sự hiện diện của luật sư. Họ cũng không thể có những người hỗ trợ ngoài những người đã được đề cập tới trong đoạn thứ hai của phần này.

  5. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể đặt câu hỏi cho tín hữu một cách lịch sự và tôn trọng. Vị ấy cũng có thể đặt câu hỏi về những người khác mà người tín hữu đã yêu cầu cung cấp thông tin. Các cố vấn trong giám trợ đoàn hoặc chủ tịch đoàn giáo khu cũng có thể đặt câu hỏi. Bất cứ câu hỏi nào cũng nên ngắn gọn và giới hạn trong các sự kiện thiết yếu.

  6. Sau khi tất cả các thông tin liên quan đều đã trình bày, thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cho phép người tín hữu ra khỏi phòng. Người thư ký cũng được phép ra khỏi phòng trừ khi hội đồng thượng phẩm tham gia vào một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu. Nếu vị giám trợ của người tín hữu đó có mặt trong một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu thì vị ấy cũng được phép ra khỏi phòng. Nếu chủ tịch Hội Phụ Nữ hoặc chủ tịch nhóm túc số các anh cả đang tham dự để hỗ trợ thì người ấy cũng được phép ra khỏi phòng.

  7. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hỏi ý kiến hoặc sự hiểu biết từ các cố vấn của mình. Nếu hội đồng thượng phẩm đã tham gia vào một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu thì vị ấy hỏi ý kiến và sự hiểu biết của họ.

  8. Với các cố vấn của mình, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu thành tâm tìm kiếm ý muốn của Chúa về vấn đề này. Chỉ có chủ tịch giáo khu và các cố vấn của ông hoặc vị giám trợ và các cố vấn của ông mới nên ở lại trong phòng trong thời gian này. Nếu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu bao gồm hội đồng thượng phẩm, thì chủ tịch đoàn giáo khu thường đến văn phòng chủ tịch giáo khu.

  9. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cho các cố vấn của mình biết về quyết định của ông và yêu cầu họ tán trợ quyết định đó. Nếu một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu bao gồm hội đồng thượng phẩm thì chủ tịch đoàn giáo khu trở lại phòng và yêu cầu hội đồng thượng phẩm tán trợ quyết định đó. Nếu một cố vấn hoặc ủy viên hội đồng thượng phẩm có ý kiến khác thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu lắng nghe và tìm cách giải quyết những khác biệt. Trách nhiệm đưa ra quyết định đó thuộc về vị chức sắc chủ tọa.

  10. Vị này mời người tín hữu trở lại phòng. Nếu người thư ký đã được phép ra khỏi phòng thì bây giờ cũng được mời vào phòng trở lại. Nếu vị giám trợ của người tín hữu có mặt trong một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu thì vị ấy cũng được mời vào phòng. Nếu chủ tịch Hội Phụ Nữ hoặc chủ tịch nhóm túc số các anh cả đang tham dự để hỗ trợ thì người ấy cũng được mời vào phòng.

  11. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu chia sẻ quyết định của hội đồng trong tinh thần yêu thương. Nếu quyết định là chính thức hạn chế các đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội hoặc thu hồi tư cách tín hữu của người đó thì vị ấy giải thích các tình trạng đó (xin xem đoạn 32.11.3 và đoạn 32.11.4). Vị ấy cũng giải thích cách khắc phục các hạn chế và đưa ra chỉ dẫn và lời khuyên khác. Một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể hoãn một hội đồng trong một thời gian để tìm kiếm thêm sự hướng dẫn hoặc thông tin trước khi đưa ra quyết định. Trong trường hợp đó, vị ấy sẽ giải thích điều này.

  12. Vị ấy giải thích quyền kháng cáo của người tín hữu (xin xem phần 32.13).

  13. Vị ấy mời một người nào đó dâng lời cầu nguyện kết thúc.

Cho dù người tín hữu đó có mặt hay không, thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cũng thông báo cho người đó biết về quyết định như được giải thích trong đoạn 32.12.1.

Không có tham dự viên nào trong một hội đồng xem xét tư cách tín hữu được phép thu âm, quay video hoặc ghi chép lại. Một người thư ký có thể ghi chép vì mục đích chuẩn bị Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội. Tuy nhiên, những ghi chú như vậy không phải là một bản ghi hoặc bản chép lại từng chữ. Sau khi báo cáo đã được chuẩn bị, người ấy hủy bỏ ngay bất cứ ghi chú nào.

32.11

Những Quyết Định từ Các Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội

Những quyết định từ các hội đồng xem xét tư cách tín hữu nên được Thánh Linh hướng dẫn. Những quyết định này nên cho thấy tình yêu thương và hy vọng của Đấng Cứu Rỗi dành cho những người biết hối cải. Những quyết định có thể được đưa ra được mô tả dưới đây. Khi đưa ra các quyết định này, các vị lãnh đạo xem xét các hoàn cảnh được mô tả trong phần 32.7.

Sau khi có bất cứ buổi họp hội đồng nào để xem xét tư cách tín hữu, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu nộp ngay một mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu của Giáo Hội qua hệ thống LCR (xin xem đoạn 32.14.1).

Những quyết định có thể được đưa ra được mô tả trong các phần sau đây.

32.11.1

Tiếp Tục Ngoan Đạo

Trong một số trường hợp, một người có thể vô tội và tiếp tục ngoan đạo. Trong một số trường hợp, một người có thể đã phạm tội, chân thành hối cải và tiếp tục ngoan đạo. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể đưa ra lời khuyên bảo và cảnh báo về các hành động trong tương lai. Sau buổi họp hội đồng, vị ấy tiếp tục hỗ trợ nếu cần.

Hình Ảnh
cặp nam nữ đang ngồi bên nhau

32.11.2

Sự Khuyên Bảo Riêng với Vị Giám Trợ hoặc Chủ Tịch Giáo Khu

Trong một số buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu, các vị lãnh đạo có thể quyết định rằng người tín hữu đó không ngoan đạo—nhưng các hạn chế chính thức về tư cách tín hữu là không cần thiết. Trong những trường hợp này, hội đồng có thể quyết định rằng người đó nên nhận được lời khuyên bảo và sửa chỉnh riêng từ vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu. Lời khuyên bảo này có thể gồm có những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu như được mô tả trong đoạn 32.8.3.

Lời khuyên bảo riêng và những hạn chế không chính thức về tư cách tín hữu không phải là một lựa chọn khi một hội đồng được tổ chức đối với những tội lỗi được liệt kê trong đoạn 32.6.1.

32.11.3

Những Hạn Chế Chính Thức về Tư Cách Tín Hữu

Trong một số buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu, các vị lãnh đạo có thể quyết định rằng việc chính thức hạn chế các đặc ân về tư cách tín hữu Giáo Hội của một người trong một thời gian là tốt nhất. Các hạn chế chính thức có thể phù hợp với tất cả trừ những tội lỗi hoặc tình huống nghiêm trọng nhất mà do đó tư cách tín hữu bị thu hồi (xin xem đoạn 32.11.4).

Những người nào bị những hạn chế chính thức về tư cách tín hữu vẫn là tín hữu của Giáo Hội. Tuy nhiên, các đặc ân về tư cách tín hữu Giáo Hội của họ bị hạn chế như sau:

  • Họ không thể vào đền thờ. Tuy nhiên, họ có thể tiếp tục mặc trang phục đền thờ nếu đã được làm lễ thiên ân. Nếu người tín hữu có giấy giới thiệu đi đền thờ thì vị lãnh đạo hủy bỏ giấy đó trong hệ thống LCR.

  • Họ không thể sử dụng chức tư tế.

  • Họ không thể dự phần Tiệc Thánh hoặc tham gia vào việc tán trợ các chức sắc Giáo Hội.

  • Họ không thể nói chuyện, dạy bài học hoặc cầu nguyện trong các khung cảnh của Giáo Hội. Họ cũng không thể phục vụ trong một chức vụ kêu gọi của Giáo Hội.

Họ được khuyến khích tham dự các buổi họp và sinh hoạt của Giáo Hội nếu họ có cách cư xử đàng hoàng. Họ cũng được khuyến khích đóng tiền thập phân và các của lễ.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể đặt ra thêm các điều kiện chẳng hạn như tránh xa các tài liệu khiêu dâm và các ảnh hưởng xấu khác. Vị ấy thường thêm vào những điều kiện tích cực. Những điều kiện này có thể bao gồm việc tham dự nhà thờ đều đặn, cầu nguyện thường xuyên và đọc thánh thư cùng các tài liệu khác của Giáo Hội.

Nếu các đặc ân về tư cách tín hữu Giáo Hội của một người bị chính thức hạn chế thì điều đó được ghi chú trong hồ sơ tín hữu.

Thời gian hạn chế chính thức thường là ít nhất một năm và có thể lâu hơn. Khi người tín hữu có được tiến bộ cụ thể trong sự hối cải thực sự thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu tổ chức một buổi họp hội đồng khác để cân nhắc việc loại bỏ các hạn chế (xin xem đoạn 32.16.1). Nếu người tín hữu tiếp tục phạm tội thì vị lãnh đạo có thể tổ chức một buổi họp hội đồng khác để cân nhắc các biện pháp khác.

32.11.4

Thu Hồi Tư Cách Tín Hữu

Trong một số buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu, các vị lãnh đạo có thể quyết định rằng việc thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của một người trong một thời gian là tốt nhất (xin xem Mô Si A 26:36; An Ma 6:3; Mô Rô Ni 6:7; Giáo Lý và Giao Ước 20:83).

Cần phải thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của một người vì tội giết người (như được định nghĩa trong mục 32.6.1.1) và đa hôn (như được giải thích trong mục 32.6.1.2). Hầu như luôn luôn cần phải làm như vậy đối với hành vi loạn luân như được giải thích trong mục 32.6.1.2 và đoạn 38.6.10.

Như đã được Thánh Linh hướng dẫn, việc thu hồi tư cách tín hữu của một người cũng có thể cần thiết như sau:

  • Đối với những người có hành vi làm cho họ trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với người khác.

  • Đối với những người đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

  • Đối với những người không cho thấy sự hối cải các tội lỗi nghiêm trọng (xin xem những điều nên cân nhắc trong phần 32.7).

  • Đối với những người phạm tội nghiêm trọng gây tổn hại cho Giáo Hội.

Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu của tiểu giáo khu, chi nhánh hoặc giáo hạt có thể đề nghị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của một người mà chưa nhận được lễ thiên ân trong đền thờ. Tuy nhiên, cần có sự chấp thuận của chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra.

Những người nào bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội không thể hưởng bất cứ đặc ân nào của tư cách tín hữu.

  • Họ không thể vào đền thờ hay mặc trang phục đền thờ. Nếu người ấy có giấy giới thiệu đi đền thờ thì vị lãnh đạo hủy bỏ giấy đó trong hệ thống LCR.

  • Họ không thể sử dụng chức tư tế.

  • Họ không thể dự phần Tiệc Thánh hoặc tham gia vào việc tán trợ các chức sắc Giáo Hội.

  • Họ không thể nói chuyện, dạy bài học hoặc cầu nguyện trong các khung cảnh của Giáo Hội hay hướng dẫn một sinh hoạt trong nhà thờ. Họ cũng không thể phục vụ trong một chức vụ kêu gọi của Giáo Hội.

  • Họ không thể đóng tiền thập phân và các của lễ.

Họ được khuyến khích tham dự các buổi họp và sinh hoạt của Giáo Hội nếu họ có cách cư xử đàng hoàng.

Những người nào đã bị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội thì có thể được xem xét để được tái thu nhận bằng phép báp têm và lễ xác nhận. Thông thường, trước tiên họ cần phải cho thấy sự hối cải thực sự trong ít nhất một năm. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu tổ chức một buổi họp hội đồng khác để cân nhắc việc tái thu nhận (xin xem đoạn 32.16.1).

Những Quyết Định và Kết Quả của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu

Quyết định

Kết quả

Quyết định

Tiếp Tục Ngoan Đạo (xin xem đoạn 32.11.1)

Kết quả

  • Không đi đến quyết định nào cả

Quyết định

Sự Khuyên Bảo Riêng với Vị Giám Trợ hoặc Chủ Tịch Giáo Khu (xin xem đoạn 32.11.2)

Kết quả

  • Có thể có một số đặc ân của tư cách tín hữu bị hạn chế không chính thức.

  • Những hạn chế thường là ít hơn một năm; có thể lâu hơn trong những trường hợp bất thường.

  • Những hạn chế không chính thức được xóa bỏ sau khi có sự hối cải thật sự.

  • Hành động không được ghi vào hồ sơ tín hữu.

Quyết định

Những Hạn Chế Chính Thức về Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.11.3)

Kết quả

  • Các đặc ân của tư cách tín hữu bị chính thức hạn chế.

  • Những hạn chế thường là ít nhất một năm và có thể lâu hơn.

  • Hành động không được ghi vào hồ sơ tín hữu.

  • Những hạn chế chính thức được xóa bỏ sau khi có sự hối cải thật sự, sau một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu, và nếu cần thì phải có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

  • Dấu chỉ báo trên hồ sơ tín hữu sẽ được xóa bỏ nếu các hạn chế được xóa bỏ sau một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu (ngoại trừ các chú thích bắt buộc; xin xem đoạn 32.14.5).

Quyết định

Thu Hồi Tư Cách Tín Hữu (xin xem đoạn 32.11.4)

Kết quả

  • Tất cả các giáo lễ bị thu hồi.

  • Tất cả các đặc ân của tư cách tín hữu thường bị thu hồi ít nhất trong một năm.

  • Một người đủ điều kiện được thu nhận lại bằng phép báp têm và lễ xác nhận chỉ sau khi hối cải thật sự, một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu, và nếu cần thì phải có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn (xin xem phần 32.16).

  • Một người đã được làm lễ thiên ân trước đây hội đủ điều kiện để nhận được sự phục hồi các phước lành chỉ với sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và sau ít nhất tròn một năm kể từ ngày được tái thu nhận (xin xem đoạn 32.17.2).

  • Đối với một người được làm lễ thiên ân trước đây, dấu chỉ báo “Sự Phục Hồi Các Phước Lành Cần Thiết” được xóa khỏi hồ sơ tín hữu chỉ sau khi giáo lễ được thực hiện (vẫn còn các chú thích cần thiết; xin xem đoạn 32.14.5).

32.11.5

Những Thắc Mắc về Quyết Định cho Các Vấn Đề Khó Khăn

Các giám trợ gửi cho chủ tịch giáo khu các thắc mắc về những chỉ dẫn của sách hướng dẫn về các buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu.

Đối với những vấn đề khó khăn, chủ tịch giáo khu có thể tìm kiếm lời khuyên bảo từ Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng đã được chỉ định. Chủ tịch giáo khu phải hội ý với Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng về các vấn đề được mô tả trong đoạn 32.6.3. Tuy nhiên, chủ tịch giáo khu không nên hỏi một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng hoặc một Vị Thẩm Quyền Trung Ương cách quyết định các vấn đề khó khăn. Chủ tịch giáo khu quyết định xem một buổi họp hội đồng có nên được tổ chức để giải quyết hành vi không. Nếu một buổi họp hội đồng được tổ chức, thì chủ tịch giáo khu hoặc giám trợ quyết định kết quả.

32.11.6

Thẩm Quyền của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn có thẩm quyền tối thượng đối với những hạn chế và việc thu hồi tư cách tín hữu của tất cả các tín hữu trong Giáo Hội.

32.12

Thông Báo và Cáo Thị

Quyết định của một hội đồng xem xét tư cách tín hữu được gửi tới người tín hữu—và những người khác nếu cần—như được giải thích dưới đây.

32.12.1

Thông Báo cho một Người Biết về Quyết Định

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu thường nói cho người tín hữu đó biết kết quả của buổi họp hội đồng khi buổi họp kết thúc. Tuy nhiên, vị này có thể hoãn lại một buổi họp hội đồng trong một thời gian để tìm kiếm thêm sự hướng dẫn hoặc thông tin trước khi đưa ra quyết định.

Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu của tiểu giáo khu, chi nhánh hoặc giáo hạt có thể đề nghị thu hồi tư cách tín hữu Giáo Hội của một người mà chưa nhận được lễ thiên ân trong đền thờ. Tuy nhiên, cần có sự chấp thuận của chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu giải thích những ảnh hưởng của quyết định như được mô tả trong phần 32.11. Thông thường, ông cũng đưa ra lời khuyên bảo về các điều kiện của sự hối cải để những hạn chế có thể được xóa bỏ hoặc người đó có thể được tái thu nhận vào Giáo Hội.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đưa cho người đó bản thông báo về quyết định và ảnh hưởng của nó. Thông báo này gồm có một lời tuyên bố chung rằng hành động đó đã được chọn để đáp lại hành vi trái với luật pháp và trật tự của Giáo Hội. Thông báo này cũng gồm có lời khuyên bảo về việc xóa bỏ các hạn chế tư cách tín hữu hoặc được tái thu nhận vào Giáo Hội. Nó nên thông báo cho người đó biết rằng họ có thể kháng cáo quyết định này (xin xem phần 32.13).

Nếu người đó không tham dự buổi họp hội đồng, thì bản thông báo này có thể đủ để cho người đó biết về quyết định. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cũng có thể gặp mặt người đó.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu không đưa cho người đó một bản sao của mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội.

32.12.2

Báo cho Những Người Khác Biết về một Quyết Định

Nếu một giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hạn chế một cách không chính thức các đặc ân của tư cách tín hữu của một người trong lời khuyên bảo riêng, thì vị ấy thường không báo cho bất cứ ai khác biết (xin xem đoạn 32.8.3). Tuy nhiên, các vị lãnh đạo này liên lạc với nhau về những hạn chế không chính thức khi họ giúp đỡ các tín hữu.

Nếu các đặc ân của tư cách tín hữu của một người bị chính thức hạn chế hoặc thu hồi trong một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu chỉ báo quyết định đó cho những người cần biết mà thôi. Những chỉ dẫn sau đây được áp dụng.

  • Vị ấy xem xét các nhu cầu của nạn nhân và những người có thể trở thành nạn nhân và cảm nghĩ của gia đình người ấy.

  • Vị ấy không báo cho biết về quyết định nếu người đó đang kháng cáo. Tuy nhiên, vị ấy có thể báo rằng quyết định đó đang bị kháng cáo nếu vị ấy cảm thấy cần phải bảo vệ những người có thể trở thành nạn nhân. Vị ấy cũng có thể báo cho biết quyết định đó để giúp chữa lành các nạn nhân (mặc dù vị ấy không cho biết tên của nạn nhân) hoặc để bảo vệ sự chính trực của Giáo Hội.

  • Nếu cần, vị giám trợ thông báo quyết định đó một cách kín nhiệm cho các thành viên trong hội đồng tiểu giáo khu. Làm như vậy là để báo cho các vị lãnh đạo là những người có thể xem xét người đó có sẵn sàng cho những chức vụ kêu gọi, giảng dạy bài học hoặc cầu nguyện hay nói chuyện không. Làm như vậy cũng là để khuyến khích các vị lãnh đạo đưa ra sự chăm sóc và hỗ trợ cho người tín hữu đó và gia đình của người đó.

  • Với sự chấp thuận của chủ tịch giáo khu, vị giám trợ có thể báo về quyết định này trong các buổi họp của nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ trong tiểu giáo khu nếu tình huống này liên quan đến:

    • Các hành vi cưỡng bức mà có thể đe dọa người khác.

    • Việc giảng dạy giáo lý sai lạc hoặc các hình thức bội giáo khác.

    • Những tội lỗi trắng trợn chẳng hạn như thực hành tục đa hôn hoặc sử dụng những điều giảng dạy của các giáo phái để thu hút người khác đi theo.

    • Việc công khai phủ nhận các hành động hoặc những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội trung ương hoặc địa phương.

  • Trong những trường hợp như vậy, chủ tịch giáo khu cũng có thể cần phải cho phép việc liên lạc với các tín hữu của các tiểu giáo khu khác trong giáo khu.

  • Trong một số trường hợp, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể cảm thấy sẽ là hữu ích để thông báo cho một số hoặc tất cả các nạn nhân và gia đình của họ biết rằng một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu đã được tổ chức đối với người đó. Vị ấy làm điều này qua vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu của họ.

  • Nếu những khuynh hướng cưỡng bức của một người sẽ gây nguy hiểm cho người khác thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể đưa ra những cảnh báo để giúp bảo vệ người khác. Vị ấy không tiết lộ thông tin kín mật và không suy đoán.

  • Trong tất cả các trường hợp khác, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu giới hạn bất cứ thông tin liên lạc nào trong một lời tuyên bố chung. Vị này chỉ tuyên bố rằng các đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội của người tín hữu đã bị hạn chế hoặc thu hồi vì hành vi trái với luật pháp và trật tự của Giáo Hội. Vị này yêu cầu những người có mặt không thảo luận về thông tin đó. Vị này không hỏi họ có tán trợ hay phản đối hành động này không.

  • Nếu một tín hữu vẫn còn ngoan đạo sau một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.11.1), vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể thông báo về điều đó để dập tắt những tin đồn.

32.12.3

Thông Báo về Sự Từ Bỏ Tư Cách Tín Hữu

Trong một số trường hợp, một vị giám trợ có thể cần phải thông báo rằng một người đã từ bỏ tư cách tín hữu của người đó trong Giáo Hội (xin xem đoạn 32.14.9). Vị giám trợ không cung cấp bất cứ chi tiết nào khác.

32.13

Kháng Cáo một Quyết Định

Một tín hữu có thể kháng cáo quyết định của hội đồng xem xét tư cách tín hữu của một tiểu giáo khu lên chủ tịch giáo khu trong vòng 30 ngày. Chủ tịch giáo khu tổ chức một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu để cứu xét đơn kháng cáo. Vị ấy cũng có thể yêu cầu một giám trợ triệu tập lại một buổi họp hội đồng và xem xét lại một quyết định, đặc biệt nếu có thông tin mới.

Một tín hữu có thể kháng cáo quyết định của một hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong giáo khu bằng cách viết thư cho Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn trong vòng 30 ngày. Người tín hữu đưa thư này cho chủ tịch giáo khu để nộp lên Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Trong một phái bộ truyền giáo, một tín hữu có thể kháng cáo quyết định của hội đồng xem xét tư cách tín hữu trong chi nhánh hoặc giáo hạt lên chủ tịch phái bộ trong vòng 30 ngày. Chủ tịch phái bộ truyền giáo tổ chức một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu để cứu xét đơn kháng cáo. Nếu thời gian hoặc khoảng cách ngăn cản vị ấy làm điều này thì vị ấy tuân theo những chỉ dẫn trong đoạn 32.9.4.

Nếu một chủ tịch phái bộ truyền giáo điều khiển buổi họp hội đồng thì người tín hữu có thể kháng cáo quyết định này bằng cách viết thư cho Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn trong vòng 30 ngày. Người tín hữu đưa thư này cho chủ tịch phái bộ truyền giáo để nộp lên Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Một người kháng cáo một quyết định sẽ chỉ rõ bằng văn bản các lỗi bị cáo buộc hoặc không công bằng trong thủ tục hoặc quyết định.

Nếu một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu được tổ chức để cứu xét một đơn kháng cáo thì một trong hai quyết định sau đây có thể được đưa ra:

  • Giữ quyết định đầu tiên.

  • Sửa đổi quyết định đầu tiên.

Các quyết định của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn là quyết định cuối cùng và không thể được kháng cáo lại.

32.14

Các Báo Cáo và Hồ Sơ Tín Hữu

32.14.1

Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội

Sau khi có bất cứ buổi họp hội đồng nào để xem xét tư cách tín hữu, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu nộp ngay một mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội qua hệ thống LCR. Vị này có thể yêu cầu người thư ký chuẩn bị báo cáo. Vị này bảo đảm rằng không có bản sao in ra giấy hoặc bản sao điện tử nào của mẫu được giữ lại ở địa phương. Vị này cũng bảo đảm rằng bất cứ ghi chú nào được sử dụng để chuẩn bị báo cáo đó sẽ được hủy bỏ ngay lập tức.

32.14.2

Những Hạn Chế Chính Thức về Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội

Những hạn chế chính thức về tư cách tín hữu Giáo Hội được ghi chú trong hồ sơ tín hữu của một người. Trụ sở Giáo Hội ghi chú thích này sau khi nhận được Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội. Khi một tín hữu đã hối cải thì người lãnh đạo phải tổ chức một buổi họp hội đồng khác để cứu xét việc xóa bỏ những hạn chế này (xin xem đoạn 32.16.1).

32.14.3

Các Hồ Sơ sau khi Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội của một Người Bị Thu Hồi

Nếu tư cách tín hữu Giáo Hội của một người bị thu hồi, thì trụ sở Giáo Hội sẽ xóa bỏ hồ sơ tín hữu sau khi nhận được Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội. Nếu người đó mong muốn thì các vị lãnh đạo giúp người đó chuẩn bị để được tái thu nhận vào Giáo Hội bằng phép báp têm và lễ xác nhận (xin xem đoạn 32.16.1).

32.14.4

Các Hồ Sơ sau khi Có Sự Tái Thu Nhận vào Giáo Hội

Sau khi một người được tái thu nhận vào Giáo Hội, vị giám trợ nộp mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội. Không tạo Giấy Chứng Nhận Phép Báp Têm và Lễ Xác Nhận. Thay vì thế, phép báp têm và lễ xác nhận được ghi vào mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội.

Nếu người tín hữu chưa làm lễ thiên ân thì trụ sở Giáo Hội chỉ định một hồ sơ tín hữu mà cho thấy ngày làm báp têm ban đầu và các giáo lễ khác của người ấy. Hồ sơ này không đề cập tới việc mất tư cách tín hữu Giáo Hội.

Nếu tín hữu chưa làm lễ thiên ân thì trụ sở Giáo Hội cập nhật hồ sơ tín hữu mà cho thấy ngày làm phép báp têm và làm lễ xác nhận mới. Hồ sơ này cũng gồm có dòng chữ “Cần Có Sự Phục Hồi Các Phước Lành.” Sau khi các phước lành của tín hữu được phục hồi (xin xem đoạn 32.17.2), hồ sơ tín hữu được cập nhật để cho thấy ngày làm phép báp têm ban đầu và các giáo lễ khác. Hồ sơ này không đề cập tới việc mất tư cách tín hữu Giáo Hội.

32.14.5

Các Hồ Sơ Tín Hữu Có Chú Thích

Khi được Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn cho phép, trụ sở Giáo Hội chú thích hồ sơ tín hữu của một người trong bất cứ tình huống nào được liệt kê dưới đây.

  1. Giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu nộp mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội mà cho thấy rằng tư cách tín hữu của người ấy đã bị hạn chế chính thức hoặc bị thu hồi vì bất cứ hành vi nào sau đây:

    1. Loạn Luân

    2. Lạm dụng tình dục một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên, bóc lột tình dục một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên, hoặc lạm dụng, ngược đãi nghiêm trọng về mặt thể chất hoặc tình cảm của một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên

    3. Dính líu với hình ảnh sách báo ấu dâm như được mô tả trong đoạn 38.6.6

    4. Đa hôn

    5. Hành vi cưỡng bức tình dục người thành niên

    6. Chuyển giới—những hành động liên quan đến sự chuyển đổi sang một giới tính khác với giới tính sinh học lúc sinh ra (xin xem đoạn 38.6.23)

    7. Hành vi biển thủ ngân quỹ của Giáo Hội hoặc đánh cắp tài sản của Giáo Hội (xin xem mục 32.6.3.3)

    8. Lạm dụng chương trình an sinh của Giáo Hội

    9. Hành vi đe dọa (chẳng hạn như tình dục, bạo lực hoặc tài chính) hoặc hành vi gây tổn hại cho Giáo Hội

  2. Vị giám trợ và chủ tịch giáo khu nộp bản thông báo rằng người đó:

    1. Đã thừa nhận hoặc đã bị kết án về một tội ác liên quan đến một trong những hành động được liệt kê ở trên.

    2. Đã bị buộc tội trong một vụ kiện dân sự về gian lận hoặc các hành vi bất hợp pháp khác liên quan đến một trong những hành động được liệt kê ở trên.

Khi một vị giám trợ nhận được một hồ sơ tín hữu có chú thích thì vị này tuân theo những chỉ dẫn trong phần chú thích.

Chỉ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn mới có thể cho phép xóa một chú thích khỏi một hồ sơ tín hữu. Nếu chủ tịch giáo khu đề nghị xóa bỏ một chú thích, thì vị ấy sử dụng hệ thống LCR (xin xem đoạn 6.2.3). Văn Phòng của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn báo cho vị ấy biết liệu đề nghị đó có được chấp thuận hay không.

32.14.6

Báo Cáo Tội Ăn Cắp Ngân Quỹ của Giáo Hội

Nếu tư cách tín hữu của một người bị hạn chế hoặc bị thu hồi vì biển thủ ngân quỹ của Giáo Hội thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu báo cáo tội đó như được mô tả trong đoạn 34.7.5.

32.14.7

Các Hạn Chế Chuyển Hồ Sơ được Ghi vào Hồ Sơ Tín Hữu

Đôi khi một tín hữu Giáo Hội chuyển chỗ ở trong khi biện pháp dành cho tín hữu hoặc các mối quan tâm nghiêm trọng khác đang chờ giải quyết. Đôi khi một giám trợ cần chia sẻ thông tin với vị giám trợ mới trước khi chuyển hồ sơ tín hữu sang đơn vị mới. Trong những trường hợp này, vị giám trợ (hoặc người thư ký nếu được cho phép) có thể đặt ra một hạn chế chuyển đi trên hồ sơ tín hữu đó. Hồ sơ vẫn còn ở trong đơn vị cho đến khi vị giám trợ (hoặc người thư ký nếu được cho phép) xóa bỏ một hạn chế. Điều này cho phép vị giám trợ trao đổi về những mối quan tâm và thông tin.

32.14.8

Hồ Sơ của Những Người Bị Giam Giữ trong Tù

Một số tín hữu đã bị kết án về một tội ác và bị giam giữ trong tù. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu của đơn vị nơi người đó sinh sống khi phạm tội thi hành bất cứ hành động cần thiết nào đối với những hạn chế chính thức về tư cách tín hữu hoặc thu hồi. Nếu các đặc ân của tư cách tín hữu bị hạn chế thì vị lãnh đạo (hoặc người thư ký nếu được cho phép) chuyển hồ sơ tín hữu đến đơn vị chịu trách nhiệm cho nơi người đó bị giam giữ. Nếu tư cách tín hữu bị thu hồi thì vì giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu liên lạc với vị lãnh đạo của đơn vị đó. (Xin xem phần 32.15.)

32.14.9

Những Yêu Cầu Từ Bỏ Tư Cách Tín Hữu

Nếu một tín hữu yêu cầu từ bỏ tư cách tín hữu của mình trong Giáo Hội thì vị giám trợ sẽ tìm hiểu xem người đó có sẵn lòng thảo luận về các mối quan tâm và cố gắng giải quyết chúng hay không. Vị giám trợ và tín hữu cũng có thể bàn bạc với chủ tịch giáo khu. Vị lãnh đạo bảo đảm rằng người tín hữu hiểu được các kết quả sau đây của việc từ bỏ tư cách tín hữu Giáo Hội:

  • Việc này sẽ thu hồi tất cả các giáo lễ.

  • Việc này sẽ loại bỏ tất cả các đặc ân của tư cách tín hữu.

  • Sự tái thu nhận bằng phép báp têm và lễ xác nhận chỉ có thể xảy ra sau một cuộc phỏng vấn cặn kẽ và, trong nhiều trường hợp, một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu (xin xem đoạn 32.16.2).

  • Một người đã được làm lễ thiên ân trước đây hội đủ điều kiện để nhận được sự phục hồi chức tư tế và các phước lành đền thờ chỉ với sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và sau ít nhất một năm kể từ khi được tái thu nhận (xin xem đoạn 32.17.2).

Nếu người tín hữu vẫn muốn từ bỏ tư cách tín hữu Giáo Hội thì người ấy đưa cho vị giám trợ một thư yêu cầu bằng văn bản có chữ ký. Vị giám trợ nộp thư yêu cầu cho chủ tịch giáo khu qua hệ thống LCR. Sau đó chủ tịch giáo khu xem xét và nộp thư yêu cầu qua hệ thống đó. Các vị lãnh đạo nên hành động ngay đối với những thư yêu cầu.

Một người cũng có thể từ bỏ tư cách tín hữu bằng cách gửi một thư yêu cầu có chữ ký, đã được công chứng đến trụ sở Giáo Hội.

Một người vị thành niên muốn từ bỏ tư cách tín hữu Giáo Hội của mình phải tuân theo các thủ tục giống như cho người trưởng thành, với một ngoại lệ: thư yêu cầu cần phải được ký bởi người vị thành niên (nếu trên 8 tuổi) và bởi cha, mẹ hoặc (những) người giám hộ có quyền giám hộ hợp pháp người vị thành niên.

Nếu có một tín hữu từ bỏ tư cách tín hữu lại đe doạ sẽ kiện Giáo Hội hay các vị lãnh đạo Giáo Hội thì chủ tịch giáo khu tuân theo những chỉ dẫn trong đoạn 38.8.23.

Một thư yêu cầu từ bỏ tư cách tín hữu cần phải được thực thi cho dù các vị lãnh đạo chức tư tế có thông tin về một tội lỗi nghiêm trọng. Bất cứ thông tin nào về các tội lỗi chưa được giải quyết đều được ghi chú khi thư yêu cầu được nộp qua hệ thống LCR. Điều này cho phép các vị lãnh đạo chức tư tế giải quyết những vấn đề như vậy trong tương lai nếu người đó xin được tái thu nhận vào Giáo Hội (xin xem đoạn 32.16.2).

Một người lãnh đạo chức tư tế không nên đề nghị việc từ bỏ tư cách tín hữu Giáo Hội để tránh tổ chức một buổi họp xem xét tư cách tín hữu.

Các vị lãnh đạo tiếp tục phục sự cho những người nào từ bỏ tư cách tín hữu của họ trừ khi họ yêu cầu đừng liên lạc.


TRẢ LẠI CÁC ĐẶC ÂN CỦA TƯ CÁCH TÍN HỮU GIÁO HỘI


Nếu các đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội của một người đã bị hạn chế hoặc thu hồi, thì các vị lãnh đạo kết tình bằng hữu, khuyên bảo và hỗ trợ người đó nếu họ cho phép. Phần này giải thích cách thức có thể trả lại những đặc ân đó.

32.15

Tiếp Tục Phục Sự

Vai trò của vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu là một phán quan thông thường không chấm dứt khi một tín hữu có tư cách tín hữu Giáo Hội đã bị hạn chế hay thu hồi. Vị ấy tiếp tục phục sự, nếu người đó cho phép, để người đó có thể một lần nữa vui hưởng các phước lành của tư cách tín hữu Giáo Hội. Vị giám trợ thường xuyên gặp gỡ người đó và, nếu hữu ích và thích hợp, người phối ngẫu của người đó. Đấng Cứu Rỗi đã dạy dân Nê Phi:

“Các ngươi chớ xua đuổi kẻ ấy ra khỏi … những nơi thờ phượng của mình, vì đối với những kẻ như vậy các ngươi cần phải tiếp tục phục sự; bởi vì các ngươi không biết lúc nào những kẻ ấy sẽ trở lại và hối cải, và đến cùng ta với một tấm lòng cương quyết, và ta sẽ chữa lành cho họ; và các ngươi sẽ là phương tiện để đem lại sự cứu rỗi cho họ” (3 Nê Phi 18:32).

Thời gian ngay sau khi tư cách tín hữu của một người đã bị hạn chế hoặc bị thu hồi là khó khăn và quan trọng đối với gia đình của người ấy. Các vị lãnh đạo cần phải nhạy cảm với những nhu cầu này và khuyến khích cùng phụ giúp những người trong gia đình.

Vị giám trợ bảo đảm rằng các tín hữu chu đáo được chỉ định phục sự cho một người mà tư cách tín hữu Giáo Hội của người ấy đã bị hạn chế hoặc thu hồi, nếu người đó cho phép. Họ cũng phục sự cho những người khác trong gia đình. Các cá nhân có tư cách tín hữu bị hạn chế có thể được hưởng lợi từ việc tham gia lập dữ liệu sắp xếp thông tin của người chết (xin xem đoạn 25.4.3).

Nếu người đó chuyển chỗ ở ra khỏi tiểu giáo khu thì vị giám trợ thông báo cho vị giám trợ mới biết và giải thích điều vẫn cần phải xảy ra trước khi những hạn chế tư cách tín hữu Giáo Hội có thể được xóa bỏ. Nếu tư cách tín hữu của người đó bị Giáo Hội thu hồi hoặc người đó đã từ bỏ tư cách tín hữu thì vị giám trợ cũng liên lạc như vậy nếu người đó đồng ý để được các vị lãnh đạo Giáo Hội phụ giúp.

32.16

Xóa Bỏ Các Hạn Chế Chính Thức hoặc Được Tái Thu Nhận vào Giáo Hội

32.16.1

Các Buổi Họp Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu để Xóa Bỏ Các Hạn Chế Chính Thức hoặc Tái Thu Nhận một Người

Khi các đặc ân của tư cách tín hữu bị hạn chế hoặc bị thu hồi trong một buổi họp xem xét tư cách tín hữu thì một buổi họp khác phải được tổ chức để cứu xét việc xóa bỏ các hạn chế hoặc tái thu nhận người đó vào Giáo Hội. Hội đồng này cũng nên có cùng cấp thẩm quyền (hoặc cao hơn) như hội đồng ban đầu. Ví dụ, nếu một chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo đã chủ tọa hội đồng ban đầu thì chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo chủ tọa một hội đồng khác để cứu xét việc xóa bỏ các hạn chế hoặc tái thu nhận người đó.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hiện nay tổ chức buổi họp hội đồng này. Trước tiên, ông bảo đảm rằng người đó đã hối cải và sẵn sàng cùng xứng đáng để vui hưởng các phước lành của tư cách tín hữu Giáo Hội.

Những người nào mà có tư cách tín hữu Giáo Hội của họ đã bị hạn chế chính thức thì thường cần phải cho thấy sự hối cải thực sự trong ít nhất một năm trước khi được cứu xét để xóa bỏ các hạn chế. Những người nào mà tư cách tín hữu Giáo Hội của họ đã bị thu hồi thì hầu như luôn luôn cần phải cho thấy sự hối cải thực sự trong ít nhất một năm trước khi họ có thể được cứu xét để được tái thu nhận. Đối với một tín hữu đã giữ một chức vụ quan trọng trong Giáo Hội tại thời điểm phạm tội nghiêm trọng thì thời gian thường dài hơn (xin xem mục 32.6.1.4).

Một hội đồng để xem xét việc xóa bỏ các hạn chế hoặc tái thu nhận một người vào Giáo Hội nên tuân theo cùng những chỉ dẫn tương tự như các hội đồng xem xét tư cách tín hữu khác. Một giám trợ cần phải được chủ tịch giáo khu chấp thuận để tổ chức một buổi họp hội đồng. Trong một phái bộ truyền giáo, một chủ tịch chi nhánh hoặc giáo hạt cần có sự chấp thuận của chủ tịch phái bộ truyền giáo.

Những chỉ dẫn sau đây được áp dụng khi tổ chức một hội đồng xem xét tư cách tín hữu để cứu xét việc xóa bỏ các hạn chế tư cách tín hữu của Giáo Hội hoặc tái thu nhận một người vào Giáo Hội. Không phải tất cả những chỉ dẫn này đều có thể áp dụng trong mỗi trường hợp.

  1. Xem lại quyết định của hội đồng xem xét tư cách tín hữu ban đầu. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu xem lại bản Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội. Vị ấy yêu cầu một bản sao qua hệ thống LCR. Sau khi xem lại mẫu này, vị ấy có thể liên lạc với vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu nơi mà buổi họp hội đồng ban đầu được tổ chức để cố gắng làm sáng tỏ.

  2. Phỏng vấn người tín hữu. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu phỏng vấn cặn kẽ người này để nhận biết sức mạnh về đức tin của người này nơi Chúa Giê Su Ky Tô và mức độ hối cải. Vị này cũng xác định xem người đó có đáp ứng những điều kiện được mô tả trong biện pháp ban đầu hay không.

  3. Xác định tình trạng của vụ án hình sự hoặc dân sự. Đôi khi một người đã thú nhận hoặc đã bị kết án về một tội ác. Đôi khi một người đã bị buộc tội trong một vụ kiện dân sự về tội gian lận hoặc các hành vi bất hợp pháp khác. Trong những trường hợp này, vị lãnh đạo thường không tổ chức một buổi họp hội đồng cho đến khi người đó đã hoàn thành tất cả các điều kiện của bất cứ bản án, mệnh lệnh hoặc phán quyết nào được đưa ra bởi các cơ quan pháp lý. Những điều kiện này có thể gồm có sự cầm tù, quản chế, tha có điều kiện, và phạt tiền hoặc bồi thường. Những trường hợp ngoại lệ đều cần phải có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn trước khi tổ chức một buổi họp hội đồng xem xét tư cách tín hữu. Những trường hợp ngoại lệ này có thể gồm có một người đã hoàn thành những đòi hỏi pháp lý và đã cho thấy sự hối cải thực sự nhưng đang bị quản chế suốt đời hoặc bị phạt nặng.

  4. Liên lạc với các vị lãnh đạo chức tư tế của các nạn nhân. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu liên lạc với vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hiện nay của bất cứ nạn nhân nào (xin xem đoạn 32.10.2).

  5. Gửi thông báo về buổi họp hội đồng. Vị này thông báo cho người đó về ngày, giờ, và địa điểm của buổi họp hội đồng.

  6. Điều khiển buổi họp hội đồng. Vị này điều khiển buổi họp hội đồng dựa theo những chỉ dẫn trong đoạn 32.10.3. Vị ấy hỏi người tín hữu đó đã làm gì để hối cải. Vị ấy cũng hỏi về cam kết của người tín hữu đó với Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội. Khi tất cả các vấn đề liên quan đã được trình bày thì vị ấy cho phép người tín hữu ra khỏi phòng. Vị ấy cùng với các cố vấn của mình cầu nguyện để cân nhắc hành động nào cần phải chọn. Ba quyết định có thể là:

    1. Tiếp tục hạn chế hoặc thu hồi tư cách tín hữu.

    2. Xóa bỏ các hạn chế hoặc cho phép sự tái thu nhận.

    3. Đề nghị với Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn rằng các hạn chế nên được xóa bỏ hoặc cho phép sự tái thu nhận (nếu cần thiết theo như “Nộp đơn xin Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn chấp thuận” bên dưới).

  7. Chia sẻ quyết định. Sau khi hội đồng đưa ra một quyết định, vị chức sắc chủ tọa chia sẻ nó với người đó. Nếu cần có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn thì vị này giải thích rằng quyết định này là một lời đề nghị lên Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

  8. Nộp một bản báo cáo. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu xem lại mẫu Báo Cáo của Hội Đồng Xem Xét Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội qua hệ thống LCR. Vị này có thể yêu cầu người thư ký chuẩn bị bản báo cáo này. Vị này bảo đảm rằng không có bản sao in ra giấy hoặc bản sao điện tử nào được giữ lại ở địa phương. Vị này cũng bảo đảm rằng tất cả những ghi chú đều được sử dụng để chuẩn bị báo cáo đó đều sẽ được hủy bỏ ngay lập tức.

  9. Nộp Đơn xin Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn Chấp Thuận (nếu cần). Trong các trường hợp sau đây, sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn là cần thiết để xóa bỏ các hạn chế chính thức tư cách tín hữu hoặc tái thu nhận người đó vào Giáo Hội. Cần có sự chấp thuận này ngay cả khi hành vi đã xảy ra sau khi tư cách tín hữu Giáo Hội bị hạn chế chính thức hoặc bị thu hồi.

    Chủ tịch giáo khu nộp một lá đơn lên Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn chỉ khi nào ông đề nghị sự chấp thuận (xin xem đoạn 6.2.3).

    1. Giết Người

    2. Loạn Luân

    3. Lạm dụng tình dục một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên, bóc lột tình dục một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên, hoặc lạm dụng, ngược đãi nghiêm trọng về mặt thể chất hoặc tình cảm của một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên bởi một người lớn hoặc một thanh thiếu niên lớn hơn vài tuổi

    4. Dính líu với hình ảnh sách báo ấu dâm khi có sự kết án về mặt pháp lý

    5. Bội giáo

    6. Đa hôn

    7. Phạm một tội nghiêm trọng trong khi đang nắm giữ một chức vụ quan trọng trong Giáo Hội

    8. Chuyển giới—những hành động liên quan đến sự chuyển đổi sang một giới tính khác với giới tính sinh học lúc sinh ra (xin xem đoạn 38.6.23)

    9. Biển thủ ngân quỹ hoặc tài sản của Giáo Hội

  10. Đưa ra bản thông báo về quyết định. Vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu bảo đảm rằng người đó nhận được ngay bản thông báo về quyết định và những ảnh hưởng của nó.

  11. Làm phép báp têm và lễ xác nhận. Nếu tư cách tín hữu Giáo Hội của một người bị thu hồi trong buổi họp hội đồng ban đầu thì người ấy cần phải được làm phép báp têm và làm lễ xác nhận một lần nữa. Nếu cần có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn thì những giáo lễ này chỉ có thể được thực hiện sau khi nhận được sự chấp thuận này. Không tạo ra Giấy Chứng Nhận Phép Báp Têm và Lễ Xác Nhận (xin xem đoạn 32.14.4).

32.16.2

Được Tái Thu Nhận sau khi Từ Bỏ Tư Cách Tín Hữu Giáo Hội

Nếu một người chính thức từ bỏ tư cách tín hữu Giáo Hội, người đó phải được làm phép báp têm và lễ xác nhận để được tái thu nhận vào Giáo Hội. Đối với người lớn, việc tái thu nhận thường không được cứu xét cho đến ít nhất một năm sau khi từ bỏ tư cách tín hữu.

Khi một người xin được tái thu nhận thì vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu nhận được một mẫu Báo Cáo về Biện Pháp Hành Chính mà kèm theo lời yêu cầu xin từ bỏ. Vị ấy có thể nhận được mẫu này qua hệ thống LCR.

Sau đó, vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu phỏng vấn cặn kẽ người đó. Vị ấy hỏi về các lý do về lời yêu cầu ban đầu và ước muốn được tái thu nhận. Trong một tinh thần yêu thương, vị ấy hỏi về những tội lỗi nghiêm trọng mà người đó có thể đã phạm phải trước hoặc sau khi từ bỏ tư cách tín hữu. Vị lãnh đạo không tiến hành sự tái thu nhận cho đến khi vị ấy hài lòng rằng người đó đã hối cải và sẵn sàng cùng xứng đáng để vui hưởng các phước lành của tư cách tín hữu Giáo Hội.

Sau đây là những chỉ dẫn về việc tái thu nhận sau khi từ bỏ tư cách tín hữu:

  • Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu được tổ chức nếu tư cách tín hữu của người đó bị chính thức hạn chế vào thời điểm từ bỏ tư cách tín hữu.

  • Một hội đồng xem xét tư cách tín hữu sẽ được tổ chức nếu một người phạm một tội lỗi nghiêm trọng, kể cả bội giáo, trước khi từ bỏ tư cách tín hữu.

Trong các trường hợp khác, một hội đồng xem xét tư cách tín hữu sẽ không được tổ chức trừ khi vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu quyết định rằng điều đó là cần thiết.

Khi một hội đồng xem xét tư cách tín hữu là cần thiết cho một người đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ thì chủ tịch giáo khu tổ chức hội đồng đó. Khi một hội đồng là cần thiết cho một người chưa làm lễ thiên ân thì vị giám trợ tổ chức buổi họp đó, với sự chấp thuận của chủ tịch giáo khu.

Nếu người đó có bất cứ hành vi nào được đề cập trong đoạn 32.16.1, số 9, trước hoặc sau khi từ bỏ tư cách tín hữu Giáo Hội, thì cần phải có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn để được tái thu nhận. Nếu người đó có bất cứ hành vi nào trong đoạn 32.14.5, số 1, trước hoặc sau khi từ bỏ tư cách tín hữu, thì một chú thích sẽ được ghi vào hồ sơ tín hữu.

Một người yêu cầu được tái thu nhận cần phải hội đủ những điều kiện tương tự như những người chịu phép báp têm. Khi vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu hài lòng rằng người đó đã xứng đáng và thành thật muốn được tái thu nhận, thì người đó có thể được làm phép báp têm và lễ xác nhận. Không tạo ra Giấy Chứng Nhận Phép Báp Têm và Lễ Xác Nhận (xin xem đoạn 32.14.4).

Hình Ảnh
người đàn ông dự phần Tiệc Thánh

32.17

Sinh Hoạt trong Giáo Hội, Sự Sắc Phong và Sự Phục Hồi Các Phước Lành sau khi Được Tái Thu Nhận

32.17.1

Sinh Hoạt trong Giáo Hội và Sự Sắc Phong

Sơ đồ sau đây cho thấy mức độ sinh hoạt thích hợp trong Giáo Hội đối với một người đã được tái thu nhận bằng phép báp têm và lễ xác nhận.

Chưa Được Làm Lễ Thiên Ân Trước Đây

Đã Được Làm Lễ Thiên Ân Trước Đây

Những Người Nắm Giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc Trước Đây

Chưa Được Làm Lễ Thiên Ân Trước Đây

  • Ngay sau phép báp têm và lễ xác nhận, có thể truyền giao chức tư tế cho họ và được sắc phong chức phẩm chức tư tế mà họ đã nắm giữ khi tư cách tín hữu Giáo Hội của họ bị thu hồi hoặc từ bỏ. Họ không được giới thiệu để được tán trợ.

  • Có thể được cấp giấy giới thiệu đi đền thờ sử dụng để chịu phép báp têm và lễ xác nhận thay cho người chết.

Đã Được Làm Lễ Thiên Ân Trước Đây

  • Không thể được sắc phong bất cứ chức phẩm chức tư tế nào. Khi các phước lành chức tư tế và đền thờ của họ được phục hồi thì chức phẩm chức tư tế trước đó của họ sẽ được phục hồi như được mô tả trong đoạn 32.17.2. Họ không thể thực hiện các giáo lễ cho đến thời điểm đó.

  • Có thể tham gia vào bất cứ sinh hoạt nào của Giáo Hội mà cho phép một người tín hữu chưa được làm lễ thiên ân và không nắm giữ chức tư tế.

  • Không thể mặc trang phục đền thờ hoặc nhận được bất cứ loại giấy giới thiệu đi đền thờ nào cho đến khi các phước lành của họ đã được phục hồi.

Các Tín Hữu Khác

Chưa Được Làm Lễ Thiên Ân Trước Đây

  • Có thể tham gia vào bất cứ sinh hoạt nào của Giáo Hội như một người mới cải đạo.

  • Có thể được cấp giấy giới thiệu đi đền thờ sử dụng để chịu phép báp têm và lễ xác nhận thay cho người chết.

Đã Được Làm Lễ Thiên Ân Trước Đây

  • Có thể tham gia vào bất cứ sinh hoạt nào của Giáo Hội mà cho phép một người tín hữu chưa được làm lễ thiên ân và không nắm giữ chức tư tế.

  • Không thể mặc trang phục đền thờ hoặc nhận được bất cứ loại giấy giới thiệu đi đền thờ nào cho đến khi các phước lành của họ được phục hồi (xin xem đoạn 32.17.2).

32.17.2

Phục Hồi Các Phước Lành

Những người nào trước đây đã nhận được lễ thiên ân trong đền thờ và đã được tái thu nhận bằng phép báp têm và lễ xác nhận đều có thể nhận chức tư tế và các phước lành đền thờ của họ chỉ qua giáo lễ phục hồi các phước lành (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 109:21). Họ không được sắc phong chức phẩm chức tư tế hoặc được làm lễ thiên ân một lần nữa. Những phước lành này được phục hồi qua giáo lễ đó. Các anh em đều được phục hồi chức phẩm chức tư tế trước đây của họ, ngoại trừ chức phẩm Thầy Bảy Mươi, giám trợ hoặc tộc trưởng.

Chỉ có Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn mới có thể chấp thuận việc thực hiện giáo lễ phục hồi các phước lành. Họ sẽ không cứu xét một đơn xin giáo lễ này sớm hơn một năm sau khi người đó đã được tái thu nhận bằng phép báp têm và lễ xác nhận.

Vị giám trợ và chủ tịch giáo khu phỏng vấn người đó để xác định sự xứng đáng và sự sẵn sàng của người đó. Khi chủ tịch giáo khu cảm thấy rằng người đó đã sẵn sàng, thì vị ấy làm đơn xin phục hồi các phước lành bằng cách sử dụng hệ thống LCR. Xin xem đoạn 6.2.3 về trách nhiệm của chủ tịch giáo khu khi nộp đơn lên Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Nếu Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn chấp thuận sự phục hồi các phước lành thì họ chỉ định một Vị Thẩm Quyền Trung Ương hoặc chủ tịch giáo khu phỏng vấn người đó. Nếu người đó xứng đáng, thì vị lãnh đạo này thực hiện giáo lễ để phục hồi các phước lành của người đó.

Để có thông tin về các hồ sơ tín hữu và sự phục hồi các phước lành, xin xem đoạn 32.14.4.