Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
19. Âm Nhạc


“19. Âm Nhạc,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“19. Âm Nhạc,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Hình Ảnh
người phụ nữ và đứa trẻ đang chơi dương cầm

19.

Âm Nhạc

19.1

Mục Đích của Âm Nhạc trong Giáo Hội

Trong một khải tượng ban cho Tiên Tri Joseph Smith, Chúa đã phán: “Vì tâm hồn ta vui thích bài ca của con tim; phải, bài ca của người ngay chính là lời nguyện cầu dâng lên ta, và sẽ được đáp ứng bằng một phước lành trên đầu họ” (Giáo Lý và Giao Ước 25:12). Ngài cũng đã phán: “Những người ngay chính … sẽ đến Si Ôn, hát những bài ca về niềm vui vĩnh viễn” (Giáo Lý và Giao Ước 45:71).

Âm nhạc thiêng liêng gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Âm nhạc mời Thánh Linh đến và giảng dạy giáo lý. Âm nhạc cũng tạo ra một cảm giác tôn kính, đoàn kết các tín hữu và mang đến một cách để thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

19.2

Âm Nhạc Trong Nhà

Qua các vị tiên tri của Ngài, Chúa đã khuyến khích các cá nhân và gia đình sử dụng âm nhạc nâng cao tinh thần trong cuộc sống hằng ngày của họ. Việc ca hát và lắng nghe âm nhạc thiêng liêng có thể mời gọi một tinh thần tươi đẹp và bình an. Việc này cũng có thể gia tăng tình yêu thương và đoàn kết giữa những người trong gia đình. Các bài thánh ca có thể giúp các cá nhân có được lòng can đảm và chống lại cám dỗ.

Có sẵn các bản nhạc thu âm của Giáo Hội từ các nguồn sau đây:

Giáo Hội cung cấp các nguồn tài liệu để giúp các cá nhân và gia đình học các kỹ năng âm nhạc cơ bản. Các nguồn tài liệu này có thể được tìm thấy tại trang mạng music.ChurchofJesusChrist.org (xin xem thêm phần 19.6). Việc phát triển các kỹ năng âm nhạc mở rộng cơ hội cho các tín hữu để phục vụ ở nhà và trong Giáo Hội.

19.3

Âm Nhạc trong Các Buổi Họp Giáo Hội

Âm nhạc thiêng liêng là một phần quan trọng của buổi lễ Tiệc Thánh và các buổi họp khác của Giáo Hội. Âm nhạc có khả năng mời Thánh Linh đến, đưa các cá nhân đến gần Thượng Đế hơn. “Một số bài giảng tuyệt vời nhất được thuyết giảng bằng cách hát thánh ca.” (Xin xem Hymnsix.)

19.3.1

Hoạch Định Âm Nhạc cho Các Buổi Họp Giáo Hội

Các điều phối viên âm nhạc trong tiểu giáo khu và giáo khu làm việc với các vị lãnh đạo chức tư tế để hoạch định âm nhạc cho các buổi lễ thờ phượng. Họ chọn nhạc để nâng cao tinh thần thờ phượng trong các buổi họp.

Các bài thánh ca được sử dụng cho tất cả những việc ca hát của giáo đoàn trong các buổi lễ thờ phượng. Các bài thánh ca hoặc các bài nhạc thiêng liêng khác được tuyển chọn có thể được sử dụng cho nhạc dạo đầu và nhạc đệm sau khi kết thúc, nhạc ca đoàn và những phần trình bày đơn ca hoặc của nhóm nhỏ. Tất cả âm nhạc trong các buổi họp Giáo Hội nên được trình bày trong tinh thần thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, không phải là một buổi biểu diễn thể hiện tài năng âm nhạc.

Các bản nhạc tuyển chọn phải phù hợp với tinh thần thờ phượng của các thánh ca. Các bản nhạc này phải giảng dạy phúc âm với sức mạnh và sự rõ ràng.

Các bản nhạc thiêng liêng được viết hoặc hát theo các phong cách âm nhạc đa dạng về văn hóa có thể giúp hợp nhất các giáo đoàn. Các điều phối viên âm nhạc và các vị lãnh đạo chức tư tế có thể bao gồm nhiều phong cách âm nhạc thích hợp để thu hút các tín hữu thuộc nhiều thành phần khác nhau.

19.3.2

Âm Nhạc trong Lễ Tiệc Thánh

Các tín hữu quy tụ trong lễ Tiệc Thánh để tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách dự phần Tiệc Thánh. Họ quy tụ lại để xây đắp đức tin và chứng ngôn cũng như thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Các bản nhạc nên được chọn để giúp đạt được những mục tiêu này.

Các bản nhạc trong lễ Tiệc Thánh gồm có việc giáo đoàn hát thánh ca để mở đầu và kết thúc buổi họp và trước khi cử hành Tiệc Thánh. Các bài thánh ca do giáo đoàn hát tạo cơ hội cho các tín hữu đoàn kết khi họ tích cực tham gia cùng nhau thờ phượng. Bài ca Tiệc Thánh nên nói đến chính lễ Tiệc Thánh hoặc đến sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi. Để biết thêm thông tin, xin xem “Hymns for Congregations,” Hymns, trang 380–381.

Nhạc dạo đầu được chơi khi các tín hữu nhóm họp trước buổi họp. Mục đích của việc chơi các bản nhạc này là để tạo ra một bầu không khí thờ phượng mời Thánh Linh đến. Sau lời cầu nguyện kết thúc, một khúc dạo đầu bằng nhạc cụ được chơi khi các tín hữu rời buổi họp. Các bài thánh ca và các bản nhạc thiêng liêng khác có thể được tuyển chọn cho nhạc dạo đầu và nhạc đệm sau khi kết thúc buổi họp.

Một buổi họp Tiệc Thánh cũng có thể gồm có thêm một bài thánh ca do giáo đoàn hát vào giữa buổi họp—ví dụ, giữa các bài nói chuyện. Hoặc buổi họp này có thể gồm có một hoặc nhiều bản nhạc khác đã được chọn. Những bản nhạc này có thể được trình bày bởi các ca đoàn (xin xem đoạn 19.3.7), những người đơn ca hoặc độc tấu, hay các nhóm nhỏ. Không nên dành cả thời gian của buổi lễ Tiệc Thánh cho một nhóm trình diễn nhạc ở bên ngoài.

Đàn piano, đại phong cầm, hoặc một nhạc cụ khác được giám trợ đoàn chấp thuận đều có thể được sử dụng để đệm cho việc hát thánh ca trong lễ Tiệc Thánh (xin xem đoạn 19.3.6).

Các điều phối viên âm nhạc và giám trợ đoàn cố gắng tìm sự cân bằng giữa các bài thánh ca quen thuộc và ít quen thuộc hơn. Những bản nhạc tuyển chọn do ca đoàn tiểu giáo khu hoặc những người khác trình bày cũng có thể giúp các tín hữu trở nên quen thuộc hơn với những bài thánh ca chưa được nhiều người biết đến.

19.3.3

Âm Nhạc trong Các Lớp Học và Các Buổi Họp Khác của Tiểu Giáo Khu

Việc hát thánh ca có thể là một cách hiệu quả để giới thiệu hoặc củng cố các nguyên tắc phúc âm. Các vị lãnh đạo khuyến khích các giảng viên sử dụng các bài thánh ca và các bản nhạc thiêng liêng khác để làm nổi bật sự giảng dạy của họ.

Các buổi họp và lớp học của nhóm túc số vào ngày Chủ Nhật thường không bắt đầu bằng một bài thánh ca mở đầu.

19.3.4

Âm Nhạc trong Đại Hội Giáo Khu

Âm nhạc dành cho đại hội giáo khu nên được hoạch định để củng cố đức tin và chứng ngôn. Âm nhạc nên tuân theo các nguyên tắc trong đoạn 19.3.1. Các vị thẩm quyền chủ tọa xem xét tất cả các bản nhạc tuyển chọn đã được đề nghị sớm trong kế hoạch.

Các bản nhạc dành cho đại hội giáo khu thường gồm có việc giáo đoàn hát thánh ca và những bản nhạc khác đã được chọn khác từ một ca đoàn, những người đơn ca hoặc các nhóm nhỏ. Giáo đoàn thường hát một bài thánh ca ở giữa buổi họp. Các chủ tịch đoàn giáo khu có thể chấp thuận các nhạc cụ độc tấu và dạo đệm ngoài đàn piano hoặc đại phong cầm ra (xin xem đoạn 19.3.6).

19.3.5

Các Loại Nhạc Khác trong Giáo Đường

Thỉnh thoảng, giáo đường có thể được sử dụng cho các sự kiện văn hóa nghệ thuật mà gồm có âm nhạc thế tục, chẳng hạn như buổi hòa nhạc, cuộc biểu diễn độc tấu và các buổi trình diễn khác. Mặc dù không khuyến khích vỗ tay trong các buổi lễ thờ phượng, nhưng việc này có thể thích hợp cho những sự kiện này.

Các vị lãnh đạo chức tư tế địa phương trả lời các câu hỏi về những sinh hoạt văn hóa được tổ chức trong giáo đường. Xin xem phần 35.5 để biết thông tin về việc sử dụng các nhà hội một cách thích hợp.

19.3.6

Nhạc Cụ

Nhạc cụ trình diễn tại chỗ thường được sử dụng cho nhạc dạo đầu và nhạc dạo sau khi kết thúc và đệm thánh ca trong các buổi họp Giáo Hội. Nơi nào các nhạc cụ này có sẵn và nơi nào các tín hữu có thể chơi các nhạc cụ này thì đại phong cầm và đàn piano là những nhạc cụ cơ bản. Giám trợ đoàn có thể chấp thuận việc sử dụng các nhạc cụ khác để đệm cho giáo đoàn hát, cho nhạc dạo đầu và nhạc dạo kết khúc, và trong các bản nhạc khác.

Các nhạc cụ phải truyền tải một cảm giác thờ phượng và được chơi một cách thích hợp với tinh thần của buổi họp.

Nếu không có sẵn đàn piano, đại phong cầm, hoặc người đánh đàn, thì có thể sử dụng nhạc thu thanh (xin xem phần 19.2).

19.3.6.1

Có Được Các Nhạc Cụ

Các tòa nhà của Giáo Hội thường được trang bị một cây đại phong cầm, đàn piano, hoặc đàn phím điện tử. Các vị lãnh đạo có thể liên lạc với người quản lý cơ sở tại địa phương để biết thông tin về việc mua các dụng cụ mới hoặc thay thế.

19.3.6.2

Bảo Trì Các Nhạc Cụ

Đàn piano được lên dây và đại phong cầm được bảo trì thường xuyên. Vị giám trợ hoặc người đại diện tòa nhà giáo khu có thể liên lạc với người quản lý cơ sở nếu có thắc mắc. Nếu cần, ông ấy cũng có thể gửi yêu cầu trong Báo Cáo Vấn Đề của Cơ Sở (FIR) để bảo trì và sửa chữa đàn piano và đại phong cầm (xin xem đoạn 35.4.2).

19.3.7

Ca Đoàn

Kể từ thời Cựu Ước, con cái của Thượng Đế đã hát trong các ca đoàn để dâng lời ngợi khen Ngài. Các ca đoàn của Giáo Hội mang sự vinh quang đến Thượng Đế, đoàn kết và gây dựng các tín hữu Giáo Hội, và mang niềm vui đến cho những người tham gia và giáo đoàn.

19.3.7.1

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Ca Đoàn Tiểu Giáo Khu

Nơi nào có đủ tín hữu thì các tiểu giáo khu có thể tổ chức các ca đoàn để thường xuyên hát trong lễ Tiệc Thánh. Giám trợ đoàn có thể kêu gọi một người điều khiển ca đoàn và người đệm đàn cho ca đoàn (xin xem mục 19.4.3.3).

Các tín hữu trong tiểu giáo khu có thể tình nguyện hát trong ca đoàn. Các tín hữu và những người khác cũng có thể được mời tham gia. Không tổ chức buổi thử giọng.

Các ca đoàn được khuyến khích sử dụng các bài thánh ca của Giáo Hội. Việc hát thánh ca mời Thánh Linh đến và giúp những người tham gia ca đoàn và giáo đoàn học phúc âm (xin xem Hymns, trang 381–383). Nếu các bản nhạc thiêng liêng khác được sử dụng, thì phải tuân theo các hướng dẫn trong đoạn 19.3.1.

Các buổi tập dượt của ca đoàn thường không kéo dài quá một giờ đồng hồ.

Nếu ca đoàn tiểu giáo khu cần bản nhạc thì có thể mua bằng ngân sách của tiểu giáo khu (xin xem đoạn 19.7.1). Các ca đoàn tiểu giáo khu được khuyến khích chia sẻ các bản nhạc đã mua với các ca đoàn khác trong giáo khu. Việc sao chép bản nhạc mà không có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền là trái với chính sách của Giáo Hội (xin xem đoạn 38.8.11).

Ngoài ca đoàn tiểu giáo khu, các gia đình và nhóm phụ nữ, đàn ông, giới trẻ hoặc trẻ em có thể được mời hát trong các buổi họp của Giáo Hội.

Hình Ảnh
ca đoàn đang hát

19.3.7.2

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Các Ca Đoàn của Giáo Khu và Đa Giáo Khu

Với sự chấp thuận của các vị lãnh đạo giáo khu hoặc giáo vùng, các ca đoàn giáo khu và đa giáo khu có thể được tổ chức cho các đại hội giáo khu và các dịp khác, chẳng hạn như các sự kiện cộng đồng. Sau buổi họp hoặc sự kiện, ca đoàn sẽ giải tán cho đến khi có những dịp khác.

19.4

Giới Lãnh Đạo Chịu Trách Nhiệm về Âm Nhạc trong Tiểu Giáo Khu

19.4.1

Giám trợ đoàn

Vị giám trợ có trách nhiệm đối với âm nhạc trong tiểu giáo khu. Ông có thể chỉ định trách nhiệm này cho một trong hai cố vấn của ông. Giám trợ đoàn có các trách nhiệm sau đây:

  • Kêu gọi và phong nhiệm cho các tín hữu để phục vụ trong những sự kêu gọi về âm nhạc được mô tả trong đoạn 19.4.2 và đoạn 19.4.3 nếu cần.

  • Làm việc với người điều phối viên âm nhạc của tiểu giáo khu để hoạch định âm nhạc cho các buổi lễ Tiệc Thánh (xin xem đoạn 19.3.1).

  • Dạy về tầm quan trọng của việc thờ phượng qua âm nhạc trong các buổi họp. Khuyến khích các tín hữu tham gia vào việc ca hát của giáo đoàn. Khuyến khích các tín hữu, nhất là giới trẻ, sử dụng âm nhạc nâng cao tinh thần hằng ngày trong cuộc sống cá nhân của họ (xin xem phần 19.2).

  • Quyết định khi nào các nhạc cụ không phải là đàn piano hoặc đại phong cầm có thể được sử dụng trong các buổi họp Giáo Hội (xin xem đoạn 19.3.6).

  • Hỗ trợ ca đoàn tiểu giáo khu bằng cách khuyến khích các tín hữu tham gia.

19.4.2

Điều Phối Viên Âm Nhạc của Tiểu Giáo Khu

Điều phối viên âm nhạc của tiểu giáo khu phục vụ dưới sự hướng dẫn của giám trợ đoàn. Người này có các trách nhiệm sau đây:

  • Là một nguồn lực cho giám trợ đoàn và các vị lãnh đạo tiểu giáo khu khác về các vấn đề âm nhạc. Tham dự buổi họp hội đồng tiểu giáo khu theo lời mời của vị giám trợ để giúp điều phối âm nhạc trong tiểu giáo khu.

  • Làm việc với giám trợ đoàn để hoạch định âm nhạc cho các buổi lễ Tiệc Thánh (xin xem các đoạn 19.3.119.3.2.).

  • Giới thiệu và giám sát chương trình huấn luyện âm nhạc trong tiểu giáo khu, nếu cần (xin xem phần 19.6). Giúp các tín hữu tìm cơ hội phát triển và sử dụng tài năng âm nhạc của mình trong tiểu giáo khu.

  • Theo yêu cầu của giám trợ đoàn, giới thiệu các tín hữu để phục vụ trong những sự kêu gọi về âm nhạc của tiểu giáo khu. Huấn luyện và chỉ dẫn những người phục vụ trong những sự kêu gọi này, đưa ra sự hỗ trợ, chỉ dẫn và huấn luyện nếu cần.

  • Phục vụ trong những sự kêu gọi khác về âm nhạc của tiểu giáo khu nếu những người khác chưa được kêu gọi.

  • Hội ý với người điều phối viên âm nhạc của giáo khu để được huấn luyện và hỗ trợ nếu cần.

19.4.3

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Những Sự Kêu Gọi Bổ Sung

Trong những tiểu giáo khu đủ lớn, giám trợ đoàn có thể kêu gọi các tín hữu phục vụ trong những sự kêu gọi sau đây. Giới trẻ và những người thuộc tôn giáo khác có thể được kêu gọi để phục vụ. Giám trợ đoàn có thể làm cho những sự kêu gọi này được thích ứng khi cần để đáp ứng nhu cầu của tiểu giáo khu của họ.

19.4.3.1

Người Hướng Dẫn Nhạc trong Tiểu Giáo Khu

Người hướng dẫn về nhạc điều khiển các bài thánh ca do giáo đoàn hát cho lễ Tiệc Thánh và cho các buổi họp khác trong tiểu giáo khu như được yêu cầu.

19.4.3.2

Người Đệm Đàn trong Tiểu Giáo Khu

Người đệm đàn của tiểu giáo khu đảm trách phần nhạc dạo mở đầu và nhạc đệm sau khi kết thúc và đệm đàn cho các bài thánh ca trong buổi lễ Tiệc Thánh và các buổi họp khác của tiểu giáo khu như được yêu cầu. Khi cần, người đệm đàn cũng có thể đệm cho ca đoàn hoặc phục vụ với tư cách là người đánh đàn piano trong Hội Thiếu Nhi.

Khi không một ai trong tiểu giáo khu có thể chơi đàn piano hoặc đại phong cầm, thì có thể sử dụng những sự lựa chọn sau đây:

  • Một tín hữu có thể chơi một nhạc cụ thay thế mà được giám trợ chấp thuận (xin xem đoạn 19.3.6).

  • Đàn piano kỹ thuật số và đại phong cầm chơi nhạc đệm thánh ca được lập trình trước đều có sẵn trong một số nhà hội (xin xem mục 19.3.6.1).

  • Các tín hữu có thể sử dụng bản nhạc được thu âm từ các nguồn sau đây:

19.4.3.3

Người Điều Khiển Ca Đoàn và Người Đệm Đàn cho Ca Đoàn

Người điều khiển ca đoàn trong tiểu giáo khu đề nghị bài hát để cho ca đoàn hát, điều khiển phần tập dượt của ca đoàn và hướng dẫn ca đoàn trong các buổi lễ Tiệc Thánh (xin xem đoạn 19.3.7).

Người đệm đàn cho ca đoàn của tiểu giáo khu chơi đàn cho các buổi tập dượt của ca đoàn và khi ca đoàn hát trong các buổi lễ Tiệc Thánh.

Để biết thêm thông tin về việc điều khiển ca đoàn, xin xem sách học Conducting Course, các trang 73–83.

19.4.3.4

Người Lãnh Đạo Âm Nhạc trong Hội Thiếu Nhi và Người Đánh Đàn trong Hội Thiếu Nhi

Xin xem đoạn 12.3.4.

19.4.3.5

Những Chuyên Gia Âm Nhạc

Giám trợ đoàn có thể kêu gọi các chuyên gia để giúp huấn luyện nhạc trong tiểu giáo khu (xin xem phần 19.6).

19.5

Giới Lãnh Đạo Chịu Trách Nhiệm về Âm Nhạc trong Giáo Khu

19.5.1

Chủ Tịch Đoàn Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu giám sát âm nhạc trong giáo khu. Ông có thể chỉ định các trách nhiệm sau đây cho một trong các cố vấn của ông hoặc một ủy viên của hội đồng thượng phẩm:

  • Kêu gọi và phong nhiệm các tín hữu để phục vụ trong những sự kêu gọi về âm nhạc được mô tả trong đoạn 19.5.2 và đoạn 19.5.3 nếu cần.

  • Hội ý với điều phối viên âm nhạc giáo khu để hoạch định âm nhạc cho đại hội giáo khu và các sự kiện khác trong giáo khu (xin xem đoạn 19.3.1, 19.3.4, và mục 19.3.7.2).

  • Dạy về tầm quan trọng của việc thờ phượng qua âm nhạc trong các buổi họp. Khuyến khích các tín hữu tham gia vào việc ca hát của giáo đoàn. Khuyến khích các tín hữu sử dụng âm nhạc nâng cao tinh thần hằng ngày trong cuộc sống cá nhân của họ (xin xem phần 19.2).

  • Quyết định khi nào có thể sử dụng các nhạc cụ mà không phải là đàn piano hoặc đại phong cầm trong các buổi họp giáo khu (xin xem đoạn 19.3.6).

19.5.2

Điều Phối Viên Âm Nhạc của Giáo Khu

Dưới sự hướng dẫn của chủ tịch đoàn giáo khu, điều phối viên âm nhạc của giáo khu có các trách nhiệm sau đây:

  • Phục vụ với tư cách là nguồn lực cho chủ tịch đoàn giáo khu và các vị lãnh đạo khác trong giáo khu về các vấn đề âm nhạc.

  • Hội ý với chủ tịch đoàn giáo khu để hoạch định âm nhạc cho đại hội giáo khu và các sự kiện khác của giáo khu (xin xem đoạn 19.3.1, 19.3.4, và mục 19.3.7.2).

  • Đề nghị và giám sát chương trình huấn luyện về nhạc trong giáo khu (xin xem phần 19.6).

  • Khi được chủ tịch đoàn giáo khu yêu cầu, giới thiệu các tín hữu tham gia những sự kêu gọi về âm nhạc của giáo khu. Huấn luyện và chỉ dẫn những người nào phục vụ trong những sự kêu gọi này. Đưa ra sự hỗ trợ, chỉ dẫn và huấn luyện khi cần.

  • Cung cấp sự huấn luyện và hỗ trợ cho các điều phối viên âm nhạc của tiểu giáo khu khi cần.

  • Phục vụ với tư cách là người lãnh đạo âm nhạc và người điều khiển ca đoàn trong các buổi họp của giáo khu nếu những người khác chưa được kêu gọi.

19.5.3

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Chuyên Viên Âm Nhạc của Giáo Khu

Các chuyên viên âm nhạc của giáo khu có thể được kêu gọi khi cần. Họ có thể gồm có một người điều khiển ca đoàn trong giáo khu, người lãnh đạo về nhạc trong giáo khu, và người đệm đàn của giáo khu. Các chuyên viên âm nhạc của giáo khu cũng có thể được chỉ định để huấn luyện về nhạc (xin xem phần 19.6).

19.6

Sự Huấn Luyện và Các Nguồn Tài Liệu về Nhạc

Việc học các kỹ năng cơ bản về nhạc chuẩn bị các tín hữu sử dụng tài năng của họ để phục vụ trong Giáo Hội. Những nguồn lực sau đây có thể giúp đỡ những người có những sự kêu gọi về âm nhạc. Họ cũng có thể giúp tất cả các tín hữu quan tâm đến việc phát triển khả năng âm nhạc.

Các tài liệu huấn luyện về nhạc cơ bản có trong phần “Using the Hymnbook” trong Hymns và phần “Using the Songbook” trong Children’s Songbook.

Cũng có thể sử dụng những nguồn lực sau đây:

  • Có sẵn một thư viện bản nhạc và bản nhạc thu thanh trước để sử dụng ở nhà và tại nhà thờ trên ứng dụng Sacred Music và trực tuyến tại trang mạng music.ChurchofJesusChrist.org. Việc nghe các bản nhạc thu thanh sẵn có thể giúp các tín hữu trở nên quen thuộc hơn với các bài thánh ca.

  • Trình phát nhạc tương tác trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org có thể giúp những người đang cố gắng học nhạc mới hoặc phát triển kỹ năng âm nhạc.

  • The Basic Music Course (Khóa Học Âm Nhạc Cơ Bản) có thể giúp các tín hữu học cách đọc và chơi nhạc. Khóa học này gồm có Conducting Course Kit và Keyboard Course Kit. Có thể mua những tài liệu này tại trang mạng store.ChurchofJesusChrist.org.

  • Một Quỹ Giáo Dục về Âm Nhạc đã được thiết lập tại trụ sở Giáo Hội để cung cấp đàn phím điện tử, tài liệu huấn luyện và chỉ dẫn cho các tín hữu đang tìm cách phát triển kỹ năng âm nhạc. Để có thông tin về quỹ này, xin xem trang mạng musicfund.ChurchofJesusChrist.org.

Các điều phối viên âm nhạc của giáo khu và tiểu giáo khu có thể tổ chức các khóa huấn luyện nhạc cơ bản dành cho những người lãnh đạo nhạc, những người điều khiển ca đoàn, hoặc người đệm đàn. Những người tham gia có thể gồm có những người hiện đang phục vụ trong những sự kêu gọi về âm nhạc và những người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em khác có quan tâm. Điều phối viên hoặc chuyên gia âm nhạc có thể dạy các khóa học này. Điều phối viên âm nhạc cũng có thể giới thiệu những người dạy có trình độ chuyên môn để huấn luyện.

Khi có đủ tín hữu, các điều phối viên âm nhạc có thể hội ý với những người lãnh đạo chức tư tế và đề nghị tổ chức các buổi hội thảo huấn luyện giáo khu hoặc đa giáo khu. Buổi huấn luyện do Giáo Hội bảo trợ này là miễn phí.

19.7

Các Chính Sách và Hướng Dẫn Bổ Sung

19.7.1

Nhận Được và Sử Dụng Nhạc

Những quyển thánh ca được cung cấp cho các nhà hội mới. Có thể mua thêm các quyển thánh ca, sách nhạc của ca đoàn, và sách nhạc khác bằng quỹ ngân sách của giáo khu hoặc tiểu giáo khu.

19.7.2

Sử Dụng Các Nhạc Cụ trong Nhà Hội để Tập Luyện, Dạy Riêng và Trình Diễn

Khi không có một lựa chọn thay thế hợp lý, các vị lãnh đạo chức tư tế có thể cho phép sử dụng dương cầm và đại phong cầm trong nhà hội để tập luyện, buổi dạy tư có trả tiền và các buổi trình diễn nhạc có sự tham gia của các tín hữu thuộc các đơn vị sử dụng nhà hội này. Sự cho phép này là một trường hợp ngoại lệ như được mô tả trong mục 35.5.2.1. Các buổi trình diễn nhạc này đều miễn phí.

19.7.3

Các Ca Đoàn Cộng Đồng

Các ca đoàn cộng đồng dài hạn được hướng dẫn bởi và chủ yếu gồm có các tín hữu Giáo Hội đều không được Giáo Hội bảo trợ. Các ca đoàn này không được sử dụng những điều liên quan đến Giáo Hội trong tên của họ.

Nếu chủ tịch đoàn giáo khu chấp thuận, các ca đoàn cộng đồng có thể sử dụng các tòa nhà của Giáo Hội để tập dượt và biểu diễn. Họ phải tuân theo các tiêu chuẩn và chính sách của Giáo Hội liên quan đến nhà hội (xin xem phần 35.5).