Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 3–9 tháng Mười. Ê Sai 58–66: “Đấng Cứu Chuộc Sẽ Đến Si Ôn”


“Ngày 3–9 tháng Mười. Ê Sai 58–66: ‘Đấng Cứu Chuộc Sẽ Đến Si Ôn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 3–9 tháng Mười. Ê Sai 58–66,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su giảng dạy trong nhà hội

Jesus in the Synagogue at Nazareth (Chúa Giê Su đang ở trong Nhà Hội ở Na Xa Rét), tranh do Greg K. Olsen họa

Ngày 3–9 tháng Mười

Ê Sai 58–66

“Đấng Cứu Chuộc Sẽ Đến Si Ôn”

Khi anh chị em học về giáo lý tuyệt vời trong các chương này, hãy mời gọi Thánh Linh hướng dẫn anh chị em đến các sứ điệp mà sẽ có ý nghĩa nhiều nhất đối với học viên.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể mời học viên viết lên bảng những câu thánh thư tham khảo cho các câu mà đã soi dẫn họ trong khi họ học thánh thư tuần này. Sau đó anh chị em có thể cùng với cả lớp tra cứu những câu này và nói về các lẽ thật được tìm thấy trong đó. Những hiểu biết sâu sắc này có thể dẫn đến cuộc thảo luận sâu hơn về một hoặc nhiều nguyên tắc hơn được liệt kê dưới đây.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ê Sai 58:3–12

Nhịn ăn mang đến các phước lành.

  • Để giúp học viên thảo luận lý do và cách thức Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải nhịn ăn, anh chị em có thể tạo ra hai cột ở trên bảng và ghi trên mỗi cột “Các Ngươi Kiêng Ăn Trong Ngày Như Vậy”“Sự Kiêng Ăn Mà Ta Chọn Lựa.” Sau đó học viên có thể đọc Ê Sai 58:3–7, điền vào cột thứ nhất lời mô tả cách mà dân Y Sơ Ra Ên nhịn ăn và vào cột thứ hai lời mô tả sự nhịn ăn như Chúa quy định. Những lời mô tả này ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nghĩ về sự nhịn ăn? Theo kinh nghiệm của mình, học viên cũng có thể chia sẻ cách thức việc nhịn ăn mang đến những phước lành mà Chúa đã hứa trong các câu 8–12.

  • Một số học viên có thể đã có những kinh nghiệm giải thích với người khác tại sao họ nhịn ăn. Mời họ chia sẻ những điều họ đã nói. Anh chị em cũng có thể mời một thành viên trong giám trợ đoàn nói về cách thức các của lễ nhịn ăn được sử dụng. Hoặc anh chị em cũng có thể chia sẻ một trong các ví dụ từ sứ điệp của Chủ Tịch Henry B. Eyring “Há Chẳng Phải Là Sự Kiêng Ăn Mà Ta Chọn Lựa Hay Sao?” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 22–25). Việc nhịn ăn và đóng góp của lễ nhịn ăn giúp “mở những trói của ách” chúng ta và của những người khác như thế nào? (Ê Sai 58:6).

Ê Sai 61:1–3; 63:7–9

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của chúng ta.

  • Khi Chúa Giê Su Ky Tô loan báo cho dân chúng ở Na Xa Rét rằng Ngài là Đấng Mê Si, Ngài đã trích dẫn từ Ê Sai 61:1–3 (xin xem Lu Ca 4:16–21). Có lẽ học viên có thể đọc Ê Sai 61:1–3 và nói về lý do tại sao các câu này là lời miêu tả rất hay về sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể liệt kê trên bảng mỗi điều mà Đấng Cứu Rỗi đã được xức dầu để làm và thảo luận ý nghĩa của mỗi điều đó. Đấng Cứu rỗi đã làm tròn các khía cạnh này trong sứ mệnh của Ngài trong cuộc sống trần thế của Ngài như thế nào? Ngài đã làm tròn các khía cạnh này trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

  • Học viên cũng có thể đọc Ê Sai 63:7–9 và chia sẻ Chúa Giê Su Ky Tô đã ban phước họ trong những cách thức này như thế nào.

  • Ê Sai 61:1–3 sử dụng những lời lẽ hay và thơ mộng để miêu tả quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô để cứu chuộc những điều dường như bị hủy hoại. Để giúp minh họa các câu này, hãy cân nhắc chia sẻ một câu chuyện về một thứ gì đó tưởng chừng như bị thất lạc hoặc hủy hoại nhưng lại biến thành một thứ gì đó còn đẹp đẽ hơn. Ví dụ, xin xem video “Provo City Center Temple” (ChurchofJesusChrist.org; xin xem thêm “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”) hoặc câu chuyện mở đầu sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Ngài Sẽ Vác Ta Lên Vai Ngài và Mang Ta Về Nhà” (Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 101–104). Học viên có thể nói về việc họ đã thấy cách Chúa ban cho dân chúng một điều gì đó đẹp đẽ trong khi họ cho rằng cuộc đời họ đã bị hủy hoại.

Ê Sai 65:17–25

Vào Ngày Tái Lâm của Ngài, Chúa sẽ “dựng trời mới đất mới.”

  • Ê Sai 65:17–25 mô tả tình trạng trên thế gian sau Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể mời học viên xem lại các câu này để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi như sau: Cuộc sống trên “đất mới” khác biệt như thế nào so với cuộc sống hiện tại trên thế gian? Anh chị em tìm thấy điều gì trong các câu này mà khiến anh chị em cảm thấy hân hoan?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chúa “không bỏ rơi chúng ta trong đống tro tàn đâu.”

Sau khi kể lại việc hỏa hoạn gần như hủy hoại Đại Thính Đường Provo ra sao, khiến cho nó phải được xây lại thành Đền Thờ Provo City Center, Chị Linda S. Reeves đã nói: “Chúa để cho chúng ta bị thử thách, đôi khi đến quá sức chịu đựng của mình. Chúng ta đã thấy cuộc sống của những người thân yêu—và có thể là cuộc sống của chúng ta—đã bị đốt cháy thành than theo nghĩa bóng và đã tự hỏi tại sao Cha Thiên Thượng đầy lòng nhân từ và quan tâm lại để cho điều đó xảy ra. Nhưng Ngài không bỏ rơi chúng ta trong đống tro tàn đâu; Ngài đứng với vòng tay rộng mở, tha thiết mời gọi chúng ta đến với Ngài. Ngài đang xây dựng cuộc sống của chúng ta thành các ngôi đền thờ tráng lệ nơi mà Thánh Linh của Ngài có thể trú ngụ vĩnh viễn” (“Thỉnh Cầu Các Phước Lành của Các Giao Ước của Các Chị Em,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 119).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm cách hiểu những người anh chị em giảng dạy. Mỗi người anh chị em giảng dạy đều có xuất thân, có quan điểm, và tài năng độc đáo. Hãy cân nhắc những điểm khác biệt này khi anh chị em tìm cách để giúp tất cả mọi người học hỏi trong những cách thức đầy ý nghĩa và đáng nhớ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7.)