Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42: “Ta Cũng Còn Nhờ Cậy Nơi Ngài”


“Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42: ‘Ta Cũng Còn Nhờ Cậy Nơi Ngài’,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
ba người đàn ông đang nói chuyện với một người đang ngồi dưới đất

The Judgments of Job (Sự Xét Đoán Gióp), tranh do Joseph Brickey họa

Ngày 1–7 tháng Tám

Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42

“Ta Cũng Còn Nhờ Cậy Nơi Ngài”

Đức Thánh Linh đã giúp anh chị em học hỏi về các lẽ thật nào khi anh chị em học sách Gióp? Anh chị em muốn chia sẻ điều gì với lớp học của mình?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên mà đã học sách Gióp tuần này có thể đã khám phá ra các lẽ thật có ý nghĩa đối với họ. Nhằm giúp họ cảm thấy thúc giục để chia sẻ, anh chị em có thể viết lên trên bảng Tôi đã học được từ Gióp … và hỏi học viên xem họ sẽ hoàn thành câu này như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Gióp 1–2; 12–13; 19:23–27

Sự tin cậy của chúng ta nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta tiếp tục trung tín trong mọi hoàn cảnh.

  • Hai chương đầu của sách Gióp, mà diễn tả việc Sa Tan đặt ra câu hỏi về những lý do đằng sau sự trung thành của Gióp, có thể giúp học viên đánh giá những lý do riêng của họ trong việc trung thành đối với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên có thể bắt đầu bằng cách liệt kê một số lý do mà một người có thể chọn tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế. Sau đó họ có thể tra cứu Gióp 1:6–12; 2:1–6 để tìm hiểu xem Sa Tan đã nói gì về sự trung tín của Gióp. Tại sao là nguy hiểm để vâng lời Chúa chỉ vì lý do mà Sa Tan đã xúi giục? Cách phản ứng của Gióp trong Gióp 1:20–22; 2:9–10 cho thấy điều gì về Gióp? Học viên có thể nói về lý do tại sao họ chọn tiếp tục trung tín với Thượng Đế.

    Hình Ảnh
    người đàn ông đang nhìn lên

    Job (Gióp), tranh do Gary L. Kapp họa

  • Mặc dù có những lúc Gióp phải tranh đấu với những nỗi nghi ngờ và tuyệt vọng, nhưng cuối cùng sự tin cậy của ông nơi Chúa đã nâng đỡ ông trong lúc đau khổ. Để học về tấm gương của Gióp, học viên có thể tra cứu thêm các câu sau đây để nhận ra một số phản ứng tích cực của Gióp đối với những thử thách của ông: Gióp 1:21; 2:10; 12:9–10, 16; 13:15–16; 19:23–27. Chúng ta có thể học được điều gì từ những cách phản ứng này mà có thể giúp chúng ta trở nên vững mạnh về phần thuộc linh mỗi khi gặp phải thử thách? Tại sao là nguy hiểm để cho rằng thử thách là sự trừng phạt của tội lỗi?

  • Lời tuyên bố của Gióp trong Gióp 19:23–27 có thể truyền cảm hứng cho học viên suy ngẫm và chia sẻ niềm tin riêng của họ rằng Đấng Cứu Chuộc, Chúa Giê Su Ky Tô, hằng sống. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách mời học viên thầm lặng suy ngẫm về những lời của Gióp trong các câu này. Sau đó họ có thể thảo luận các câu hỏi giống như sau: Tại sao chứng ngôn nơi Đấng Cứu Chuộc của chúng ta vô cùng quý giá trong những lúc thử thách như những thử thách mà Gióp đã phải chịu đựng? Chứng ngôn của chúng ta đã nâng đỡ chúng ta trong lúc thử thách như thế nào? Việc hát hoặc đọc lời của một bài thánh ca về Chúa Giê Su Ky Tô, như bài “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38), có thể gia tăng sự hiểu biết sâu sắc và quyền năng thuộc linh cho cuộc thảo luận của anh chị em.

Gióp 38

Tầm nhìn của Thượng Đế vĩ đại hơn của chúng ta.

  • Hầu hết các chương trong sách Gióp (chương 3–37) đề cập đến Gióp và các bạn của ông vật lộn với câu hỏi “Tại sao điều xấu xảy đến với người ngay chính?” Mặc dù Chúa không đáp ứng câu hỏi này hoàn toàn trong sách Gióp, nhưng Ngài có đưa ra một sứ điệp quan trọng. Anh chị em có thể giúp học viên khám phá ra sứ điệp này bằng cách mời họ đọc các câu hỏi mà Chúa đã hỏi Gióp trong Gióp 38:1–7, 18–24. Chúng ta có thể học được điều gì từ những câu hỏi này?

  • Phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến thêm ánh sáng mà có thể giúp chúng ta hiểu một số lý do dẫn đến cảnh khổ đau trên thế gian. Học viên có thể chia sẻ các lẽ thật họ biết nhờ Sự Phục Hồi của phúc âm mà đã mang đến cho họ quan điểm và sự hiểu biết rõ ràng hơn về sự đau khổ. Họ có thể tìm thấy một số các lẽ thật này trong thánh thư và lời phát biểu được tìm thấy trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Sự hiểu biết sâu sắc ngày sau về mục đích của sự đau khổ.

Các đoạn thánh thư sau đây cung cấp những hiểu biết sâu sắc về mục đích của sự đau khổ:

Spencer W. Kimball đã dạy:

“Nếu chúng ta nhìn cuộc sống trần thế như là toàn thể cuộc sống, thì nỗi đau đớn, buồn phiền, thất bại và cuộc sống ngắn ngủi sẽ là tai ương. Nhưng nếu chúng ta nhìn cuộc sống như là một điều vĩnh cửu trải dài ra từ quá khứ tiền dương thế và đến tương lai vĩnh cửu sau cái chết, thì tất cả những gì xảy ra đều có thể được đặt vào viễn cảnh thích hợp.

“Không phải có một sự thông sáng trong việc [Thượng Đế] ban cho chúng ta những thử thách mà chúng ta có thể được tăng trưởng từ chúng, ban cho những trách nhiệm mà chúng ta có thể đạt được, ban cho công việc để làm chúng ta mạnh mẽ lên, và ban cho những nỗi buồn để thử thách tâm hồn của chúng ta sao? Không phải chúng ta đều được đặt vào cám dỗ để thử thách sức mạnh của chúng ta, bệnh tật để chúng ta có thể học hỏi kiên nhẫn, cái chết để chúng ta có thể trở nên bất diệt và vinh quang sao? …

“Nếu niềm vui, sự bình an, và phần thưởng được lập tức ban cho người làm điều tốt, thì có thể sẽ không có điều tà ác—tất cả đều làm điều tốt nhưng không phải vì đó là chính đáng để làm điều tốt. Vì như vậy sẽ không có thử thách về sức mạnh, không có sự phát triển tính cách, không có sự gia tăng về quyền năng, không có quyền tự quyết” (Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [năm 2006], trang 15).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tuân theo Thánh Linh. Anh chị em không thể dự đoán mỗi bài học sẽ diễn ra như thế nào, nhưng những thúc giục của Thánh Linh sẽ hướng dẫn anh chị em. Khi anh chị em chuẩn bị sẵn sàng về phần thuộc linh, Chúa sẽ ban cho anh chị em “điều [anh chị em] phải nói … chính trong giờ phút đó” (Giáo Lý và Giao Ước 100:6), và đó có thể đúng là điều học viên cần nghe. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10.)