Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 27 tháng Sáu–ngày 3 tháng Bảy. 1 Các Vua 17–19: “Nếu Giê Hô Va Là Đức Chúa Trời, Khá Theo Ngài”


“Ngày 27 tháng Sáu–ngày 3 tháng Bảy. 1 Các Vua 17–19: ‘Nếu Giê Hô Va Là Đức Chúa Trời, Khá Theo Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 27 tháng Sáu–ngày 3 tháng Bảy. 1 Các Vua 17–19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Ê Li đứng cạnh bàn thờ rực lửa

Elijah Contends against the Priests of Baal (Ê Li Chiến Đấu chống lại Các Thầy Tế Lễ của Ba Anh), tranh do Jerry Harston họa

Ngày 27 tháng Sáu–ngày 3 tháng Bảy

1 Các Vua 17–19

“Nếu Giê Hô Va Là Đức Chúa Trời, Khá Theo Ngài”

Mục đích của thánh thư—và lớp học của anh chị em—là nhằm xây đắp đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy để cho mục tiêu này hướng dẫn các quyết định mà anh chị em đưa ra về điều phải giảng dạy và câu hỏi nào phải hỏi.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp học viên chia sẻ những hiểu biết về 1 Các Vua 17–19, anh chị em có thể mời họ nghĩ về một tiêu đề cho mỗi chương này. Câu thánh thư nào khiến họ nghĩ tới các tiêu đề này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Các Vua 17:8–16; 19:19–21

Lời mời gọi để hy sinh là một cơ hội để thực hành đức tin của chúng ta.

  • Tấm gương của người đàn bà góa ở thành Sa Rép Ta có thể soi dẫn học viên trong lớp của anh chị em trong những lúc đức tin của họ bị thử thách. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu họ liệt kê những lựa chọn mà đòi hỏi đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó họ có thể đọc câu chuyện trong 1 Các Vua 17:8–16 và thảo luận xem câu chuyện này dạy họ điều gì về việc thực hành đức tin. Khuyến khích học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ về người đàn bà góa đó và tấm gương của bà ấy soi dẫn họ thực hành đức tin của họ như thế nào. Đức tin của bà ấy giống với đức tin của Ê Li Sê như được cho thấy trong 1 Các Vua 19:19–21 như thế nào? Học viên có lẽ sẽ sẵn sàng chia sẻ những hy sinh mà họ đã dâng lên Chúa và cách Ngài đã ban phước cho họ.

  • Câu chuyện về người đàn bà góa ở Thành Sa Rép Ta cũng có thể dạy chúng ta về các phước lành đến từ sự hy sinh. Anh chị em có thể yêu cầu học viên suy ngẫm cách mà họ sẽ đáp ứng với những câu như: “Tôi không có tiền để đóng tiền thập phân” hoặc “Tôi quá bận để chấp nhận một chỉ định phục sự.” 1 Các Vua 17:8–16 dạy chúng ta điều gì mà có thể áp dụng cho những câu này? Sự hiểu biết của chúng ta về Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta được yêu cầu phải hy sinh? Lời khuyên của Anh Cả Lynn G. Robbins trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp ích.

1 Các Vua 18:17–39

“Nếu Giê Hô Va Là Đức Chúa Trời, Khá Theo Ngài”

  • Một cuộc thảo luận về 1 Các Vua 18:17–39 có thể giúp học viên trở nên cam kết hơn để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và tin cậy Ngài. Sau khi cùng cả lớp ôn lại câu chuyện này, anh chị em có thể viết lên trên bảng câu hỏi mà Ê Li đã đưa ra cho dân Y Sơ Ra Ên: “Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào?” (câu 21). Để cho học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ về ý nghĩa của câu hỏi này. Một số lý do mà người ta có thể đã “đi giẹo” (mà có thể có nghĩa là do dự, nao núng, hoặc dao động) giữa việc noi theo Chúa và noi theo Ba Anh là gì? Tại sao đôi khi chúng ta lưỡng lự trong việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô? Học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm mà đã giúp họ chọn noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
Ê Li đứng trên tảng đá

Một biểu tượng mô tả về 1 Các Vua 19:11–12. The Prophet (Vị Tiên Tri), © Robert Booth Charles/Bridgeman Images

1 Các Vua 19:1–12

Chúa thường phán trong những cách thức nhẹ nhàng, đơn giản.

  • Nhiều người cảm thấy khó để nhận ra khi nào Chúa giao tiếp với họ. Để giúp học viên dễ nhận ra tiếng nói của Chúa hơn, anh chị em có thể mời họ đọc 1 Các Vua 19:1–12 và chia sẻ điều mà Ê Li đã học được. Có lẽ học viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà đã dạy họ về các cách thức khác nhau khi Chúa phán cùng họ.

  • Để giúp bắt đầu cuộc thảo luận về cụm từ “tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái,” anh chị em có thể trưng bày những đồ vật (hoặc ảnh chụp những đồ vật) mà có thể giúp học viên suy ngẫm về cụm từ đó. Học viên có thể đề nghị các ví dụ khác. Tại sao những từ “nhỏ nhẹ” và “êm ái” là những cách lý tưởng để mô tả tiếng nói của Thánh Linh? Để có những cách mô tả khác, học viên có thể đọc các câu thánh thư như Hê La Man 5:30; 3 Nê Phi 11:3–7; Giáo Lý và Giao Ước 6:22–23; 8:2–3; 9:8–9; 11:12–14; 36:2. Họ có thể chia sẻ những đoạn thánh thư khác về việc nhận biết Thánh Linh. Các đoạn thánh thư này gợi ý điều gì về việc chúng ta phải làm để nghe tiếng nói của Chúa?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Người đàn bà góa ở Thành Sa Rép Ta.

Anh Cả Lynn G. Robbins đã nói: “Ê Li hiểu giáo lý rằng các phước lành đến sau thử thách của đức tin chúng ta [xin xem Ê The 12:6; Giáo Lý và Giao Ước 132:5]. Ông không hề ích kỷ. Với tư cách là tôi tớ của Chúa, Ê Li hiện diện ở đó để ban phát, chứ không phải lấy đi [xin xem 1 Các Vua 17:13–16]. … Một lý do mà Chúa minh họa các giáo lý với những hoàn cảnh cùng cực nhất là để loại bỏ những lời bào chữa. Nếu Chúa kỳ vọng rằng ngay cả người đàn bà góa nghèo nhất cũng phải đóng tiền của mình, thì làm sao tất cả những người khác có thể thấy rằng không tiện lợi hoặc không dễ dàng để hy sinh?” (“Tiền Thập Phân—Một Lệnh Truyền cho Ngay Cả Người Nghèo Túng,” Liahona, tháng Năm năm 2005, trang 35).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy là một công cụ khiêm nhường của Thánh Linh. “Mục đích của các anh chị em với tư cách là một giảng viên không phải là đưa ra một phần trình bày đầy ấn tượng, mà thay vì thế là để giúp những người khác nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, là Đấng giảng dạy thực sự” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).