Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 28 tháng Tám–Ngày 3 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 8–13: “Anh Em Là Thân của Đấng Ky Tô”


“Ngày 28 tháng Tám–Ngày 3 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 8–13: ‘Anh Em Là Thân của Đấng Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 28 tháng Tám–Ngày 3 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 8–13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Hình Ảnh
lễ Tiệc Thánh

Ngày 28 tháng Tám–Ngày 3 tháng Chín

1 Cô Rinh Tô 8–13

“Anh Em Là Thân của Đấng Ky Tô”

Anh Cả Richard G. Scott dạy rằng chúng ta “có thể không nghe được lời hướng dẫn quý báu và riêng tư nhất của Thánh Linh” nếu chúng ta không ghi chép và đáp ứng với “những thúc giục đầu tiên đến với [chúng ta]” (“Để Nhận Được Sự Hướng Dẫn Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 8).

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trong 1 Cô Rinh Tô 8–13, Phao Lô đã giảng dạy các lẽ thật phúc âm bằng cách sử dụng các phép ẩn dụ như một người chạy trong một cuộc đua, cơ thể con người, và “chập chõa vang tiếng” (xin xem 1 Cô Rinh Tô 9:24–25; 12:13–26; 13:1). Anh chị em có thể hỏi các học viên chia sẻ điều họ học được từ những phép so sánh này. Những phép so sánh này giúp chúng ta hiểu các lẽ thật phúc âm như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Cô Rinh Tô 10:1–13

Thượng Đế cung ứng một cách thức để thoát khỏi sự cám dỗ.

  • Bằng cách nào anh chị em có thể giúp các học viên khám phá ra các lẽ thật mạnh mẽ trong 1 Cô Rinh Tô 10:13? Một ý kiến là hãy chia câu thánh thư này thành các cụm từ ngắn gọn, đưa mỗi cụm từ cho một học viên khác nhau, và yêu cầu các học viên nhắc lại các cụm từ bằng lời riêng của họ. Ví dụ, một cách khác để nói “Đức Chúa Trời là thành tín” hoặc “bị cám dỗ quá sức mình” là gì? Sau đó anh chị em có thể đọc lại câu đó, sử dụng một số câu phát biểu của các học viên trong lớp. Các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm theo đó họ đã tìm thấy những lời hứa trong câu thánh thư này là có thật. Chúng ta có thể có thêm những hiểu biết sâu sắc nào về các câu thánh thư này từ An Ma 13:27–28?

  • Thay vì chăm chú vào những cám dỗ cụ thể của một ai đó, anh chị em có lẽ muốn tập trung thảo luận 1 Cô Rinh Tô 10:13 về các cám dỗ mà, theo lời Phao Lô, là “chẳng có sự nào quá sức loài người.” Các học viên có thể bắt đầu bằng cách nhận ra các cám dỗ mà Phao Lô cảnh báo trong các câu 1–12. Họ cũng có thể nêu ra ví dụ thời nay về các cám dỗ thường gặp, như cám dỗ để không trung thực, ngồi lê đôi mách, hoặc xét đoán người khác. Làm thế nào một người, với sự giúp đỡ của Thượng Đế, “ra khỏi” được những cám dỗ này?

1 Cô Rinh Tô 10:16–17; 11:23–30

Lễ Tiệc Thánh đoàn kết chúng ta với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô.

  • Những câu thánh thư này có thể soi dẫn cuộc thảo luận về cách lễ Tiệc Thánh có thể đoàn kết tiểu giáo khu của anh chị em trong những nỗ lực trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. Anh chị em có thể bắt đầu với việc đọc 1 Cô Rinh Tô 10:16–17 và khám phá từ “thông với” có thể có ý nghĩa gì trong văn cảnh này (một ai đó có thể tìm các định nghĩa nếu có trong từ điển). Việc cùng nhau dự phần Tiệc Thánh có thể giúp chúng ta cảm thấy đoàn kết hơn như thế nào? Lời khuyên dạy của Phao Lô “mỗi người phải tự xét lấy mình” liên quan như thế nào đến mục tiêu này? (1 Cô Rinh Tô 11:28).

1 Cô Rinh Tô 12

Các ân tứ thuộc linh được ban cho nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các con cái của Cha Thiên Thượng.

  • Để giúp các học viên thấy được các ví dụ về cách phát triển các ân tứ thuộc linh của họ giúp gây dựng Giáo Hội, hãy cân nhắc việc mời họ nghĩ về các ân tứ thuộc linh mà những người trong thánh thư đã có. Ví dụ, anh chị em có thể chỉ định họ tìm kiếm một trong các thánh thư tham khảo trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và kể tên các ân tứ thuộc linh mà họ nghĩ rằng người đó có. Họ cũng có thể nói về những ân tứ thuộc linh mà họ thấy ở nhau. Các ân tứ thuộc linh của những người này là một phước lành cho tất cả chúng ta như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các ân tứ thuộc linh của mình để ban phước cho người khác và gây dựng thân thể Đấng Ky Tô, tức là Giáo Hội? (xin xem 1 Cô Rinh Tô 12:12–31; xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 14:12).

  • Để giúp các học viên hiểu cách phát triển các ân tứ thuộc linh, hãy mời họ đọc 1 Cô Rinh Tô 12:27–31; Mô Rô Ni 7:48; 10:23, 30; Giáo Lý và Giao Ước 46:8. Các đoạn thánh thư này dạy chúng ta điều gì về cách có được các ân tứ thuộc linh? Làm thế nào việc phát triển những ân tứ thuộc linh làm cho chúng ta giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn? Hãy mời các học viên chọn một ân tứ họ muốn có và tìm sự giúp đỡ của Chúa để đạt được ân tứ đó.

1 Cô Rinh Tô 13

Lòng bác ái là ân tứ thuộc linh lớn nhất.

  • Anh chị em có thể yêu cầu học viên thầm suy ngẫm 1 Cô Rinh Tô 13 và nghĩ về một ai đó họ biết là một tấm gương tốt về một hoặc nhiều khía cạnh của lòng bác ái mà Phao Lô nói đến. Một số học viên có thể mô tả người mà họ nghĩ đến và một kinh nghiệm khi người đó biểu lộ lòng bác ái. Anh chị em thậm chí có thể liệt kê các phần mô tả của Phao Lô lên trên bảng và mời các học viên chia sẻ ý kiến về một người “nhịn nhục” hoặc “chẳng nóng giận” (1 Cô Rinh Tô 13:4–5) có ý nghĩa gì. Đấng Cứu Rỗi đã cho thấy những thuộc tính này của lòng bác ái như thế nào? Còn những lẽ thật nào khác mà Mô Rô Ni 7:46–48 giảng dạy về lòng bác ái?

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các tấm gương trong thánh thư về ân tứ thuộc linh.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sống theo các nguyên tắc anh chị em giảng dạy. Việc sống theo các nguyên tắc anh chị em đang giảng dạy sẽ giúp anh chị em làm chứng về các nguyên tắc này một cách mạnh mẽ hơn. Phao Lô đã dạy rằng: “Cũng vậy, Chúa có truyền rằng ai rao giảng Tin Lành thì được nuôi mình bởi Tin Lành” (1 Cô Rinh Tô 9:14).