Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 4–10 tháng Ba. Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5: ‘Đức Tin Người Đã Chữa Lành Ngươi Rồi’


“Ngày 4–10 tháng Ba. Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5: ‘Đức Tin Ngươi Đã Chữa Lành Ngươi Rồi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 4–10 tháng Ba. Ma Thi Ơ 8 4; Lu Ca 4–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su chữa lành người què

Healing in His Wings (Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh Ngài), tranh của Jon McNaughton

Ngày 4–10 tháng Ba

Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5

“Đức Tin Người Đã Chữa Lành Ngươi Rồi”

Sự chuẩn bị để giảng dạy của anh chị em bắt đầu khi anh chị em thành tâm học Ma Thi Ơ 8–9Mác 2–5. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể nâng cao việc học tập của anh chị em và gợi các ý kiến để giảng dạy bổ sung cho những ý kiến được trình bày ở đây.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể mang một số tranh ảnh mô tả những sự kiện trong Ma Thi Ơ 8–9Mác 2–5 (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 40,  41, hoặc trang mạng LDS.org) hay liệt kê những sự kiện này lên trên bảng. Yêu cầu các học viên chia sẻ điều họ biết về mỗi phép lạ. Họ tìm ra các sứ điệp nào trong những phép lạ này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 8–9; Mác 25

Những phép lạ xảy ra theo ý muốn của Thượng Đế và đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Các học viên có thể đã tìm thấy được những sự hiểu biết sâu sắc và mạnh mẽ trong thời gian học tập riêng cá nhân của họ về những phép lạ trong các chương này (xin xem bản liệt kê các tiêu đề của đại cương tuần này có trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hãy xem xét việc mời các học viên chia sẻ những cảm nghĩ sâu sắc của họ với một người bạn trong cặp hoặc với cả lớp.

  • Để giúp các học viên hiểu mối quan hệ giữa đức tin và các phép lạ, anh chị em có thể đọc một vài sự chữa lành kỳ diệu từ Ma Thi Ơ 8–9Mác 25, và tìm kiếm đức tin của người mà đã được chữa lành hoặc đức tin của những người khác. (Nếu anh chị em không có thời gian để thảo luận về tất cả các phép lạ, hãy hỏi các học viên những phép lạ nào có ý nghĩa nhất đối với họ.) Một số đoạn thánh thư này có thể giúp nâng cao cuộc thảo luận của anh chị em: Mặc Môn 9:15–21; Ê The 12:12–16; Mô Rô Ni 7:27–37; và Giáo Lý và Giao Ước 35:8. Những sự chữa lành của Đấng Cứu Rỗi và những thánh thư này dạy gì về đức tin và những phép lạ? Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phép Lạ”

  • Có thể có những người trong lớp học của anh chị em là những người có đức tin và đang tìm kiếm một phép lạ, nhưng phép lạ đó không đến theo cách thức họ mong muốn. Các thánh thư và các vị lãnh đạo của Giáo Hội chúng ta dạy gì về điều này? Trong một bài viết có tựa là “Accepting the Lord’s Will and Timing” Anh Cả David A. Bednar đã nói về cách ông khuyên nhủ một cặp vợ chồng trong tình huống này (Ensign, Aug. 2016, 31–35; xin xem thêm 2 Cô Rinh Tô 12:7–10; GLGƯ 42:43–52). Các học viên đã từng thấy những phước lành đến trong cuộc sống của họ hoặc của những người khác khi mà các phép lạ mong muốn không xảy ra không?

  • Khi đọc về những phép lạ trong Ma Thi Ơ 8–9Mác 2;  5, một số người có thể băn khoăn không biết những việc như vậy còn có thể xảy ra ngày nay không. Mô Rô Ni đã mô tả thời kỳ của chúng ta là một thời kỳ mà “người ta cho rằng phép lạ không còn nữa,” nhưng ông cũng hứa rằng Thượng Đế vẫn là một Thượng Đế với nhiều phép lạ, vì Ngài là “Đấng không bao giờ thay đổi” (Mặc Môn 8:26; 9:18–21; xin xem thêm Mô Rô Ni 7:27–29). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên gia tăng đức tin của họ nơi quyền năng của Thượng Đế ban phước cho cuộc sống của họ? Anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ những ví dụ về các phép lạ mà họ đã chứng kiến. Anh chị em cũng có thể xem xét việc chia sẻ những câu chuyện về các phép lạ trong lịch sử Giáo Hội (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).

Hình Ảnh
người đàn bà chạm vào trôn áo của Chúa Giê Su

Trust in the Lord (Hãy Tin Cậy nơi Chúa), tranh của Liz Lemon Swindle

Ma Thi Ơ 8:23–27; Mác 4:35–41

Chúa Giê Su Ky Tô có quyền năng để mang lại sự bình an giữa những cơn bão tố của cuộc đời.

  • Anh chị em có thể biết một số thử thách mà các học viên của mình đang phải đương đầu. Bởi vì tất cả chúng ta đều có thử thách vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình, việc ôn lại câu chuyện trong Mác 4:35–41 có thể xây đắp đức tin của các học viên rằng Đấng Cứu Rỗi có thể mang đến sự bình an cho họ. Đưa cho mỗi người một tờ giấy, và yêu cầu họ viết lên một mặt giấy một thử thách họ vừa trải qua. Trên mặt giấy kia, yêu cầu họ viết một điều từ Mác 4:35–41 mà soi dẫn cho họ hướng về Đấng Cứu Rỗi trong những thử thách của mình. Khuyến khích các học viên chia sẻ điều họ đã viết, nếu họ cảm thấy thoải mái khi làm như vậy.

  •   Hãy cho thấy một bức tranh liên quan đến cảnh trong Ma Thi Ơ 8:23–27Mác 4:35–41 (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 40) và thảo luận xem người họa sỹ đang mô tả thời điểm nào. Có những cách thức nào khác mà anh chị em có thể giúp các học viên hiểu về ý nghĩa và quyền năng của phép lạ này?

Mác 2:1–12

Việc giải cứu những người đã bị lạc mất đòi hỏi những nỗ lực đoàn kết của chúng ta.

  • Câu chuyện về phép lạ này dạy về giá trị của việc cùng nhau làm việc trong tình đoàn kết để phụ giúp Đấng Cứu Rỗi giải cứu những người nghèo khó về mặt thuộc linh và vật chất. Sứ điệp của Anh Cả Chi Hong (Sam) Wong “Giải Cứu trong Tình Đoàn Kết” (Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 14–16) có thể được thêm vào một cuộc thảo luận về lẽ thật này. Hãy xem xét việc mời một thành viên trong lớp chuẩn bị sẵn để ôn lại câu chuyện trong thánh thư và rồi chia sẻ điều Anh Cả Wong đã dạy. Chúng ta có thể học được gì từ Mác 2:1–12 về giá trị của việc cùng nhau làm việc trong tình đoàn kết để giải cứu những người đang cần được giải cứu? (xin xem thêm Mác 3:24–25).

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên đọc Ma Thi Ơ 10–12; Mác 2; và Lu Ca 711 trong tuần tới, hãy nói với họ rằng họ sẽ tìm thấy trong những chương này một số lời khuyên nhủ mà có thể giúp họ làm tròn những sự kêu gọi và trách nhiệm trong Giáo Hội.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5

Tiên Tri Joseph Smith chữa lành những người bệnh.

Vào tháng Bảy năm 1839, một con số lớn Các Thánh Hữu đã bị đuổi khỏi Missouri đang phải sống trong các xe kéo, lều, và trên mặt đất gần Commerce, Illinois. Nhiều người bệnh rất nặng, và Joseph cùng Emma Smith thì kiệt sức vì cố gắng giúp họ. Wilford Woodruff đã mô tả điều xảy ra vào ngày 22 tháng Bảy: “Đó là một ngày của quyền năng của Thượng Đế. Có nhiều người trong Các Thánh Hữu bị bệnh cả hai bên bờ sông [Mississippi], và Joseph đi qua giữa họ, kéo tay họ và bằng một tiếng nói lớn truyền lệnh cho họ trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô hãy ra khỏi giường và được chữa lành, và họ đã nhảy ra khỏi giường cùng được chữa lành bởi quyền năng của Thượng Đế. … Đó quả thật là thời khắc đầy hân hoan” (Wilford Woodruff, Journal, July 22, 1839, Church History Library).

Anh Cả Franklin D. Richards xoa dịu một cơn bão.

Anh Cả LeGrand Richards, một thành viên của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, đã kể một kinh nghiệm từ cuộc đời của người ông của mình, Anh Cả Franklin D. Richards, người mà trong năm 1848 đã dẫn dắt một nhóm Các Thánh Hữu Anh Quốc vượt Đại Tây Dương đến Hoa Kỳ: “Con tàu chở [Anh Cả Richards] đang lâm nguy [trong một cơn bão dữ dội], đến nỗi người thuyền trưởng đến gặp ông và năn nỉ xin ông hãy xin Chúa giùm cho con tàu và những hành khách của nó; và Ông Nội, nhớ lại rằng ông đã được hứa rằng ông sẽ có được quyền năng đối với các nguyên tố, đã bước ra boong tàu và giơ cao tay lên trời rồi quở trách biển và các cơn sóng, ngay lập tức biển và sóng lặng đi” (in Conference Report, Apr. 1941, 84).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Thường xuyên chia sẻ chứng ngôn. Lời chứng giản dị, chân thành của các anh chị em về lẽ thật thuộc linh có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người các anh chị em giảng dạy. Lời chứng của anh chị em không cần phải văn vẻ hoặc dài dòng. Ví dụ, nó có thể chỉ đơn giản là một chứng ngôn giản dị về phép lạ khi có được phúc âm trong cuộc sống của anh chị em.