Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 20–26 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: Món Quà Độc Nhất Vô Nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Thượng Đế


“Ngày 20–26 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: Món Quà Độc Nhất Vô Nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Thượng Đế,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước Năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 20–26 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Năm 2021

Hình Ảnh
tác phẩm nghệ thuật, Ma Ri và hài đồng Giê Su

Nativity in Copper and Umber (Chúa Giáng Sinh, Tác Phẩm Nghệ Thuật Bằng Đồng và Màu Nâu Đen), do J. Kirk Richards thực hiện

Ngày 20–26 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

Món Quà Độc Nhất Vô Nhị của Vị Nam Tử Thiêng Liêng của Thượng Đế

Hãy nhớ rằng việc học hỏi phúc âm quan trọng nhất và hữu hiệu nhất của các học viên diễn ra trong nhà của họ. Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy cân nhắc cách lớp Trường Chủ Nhật của anh chị em có thể làm gia tăng việc học tập riêng cá nhân và chung với gia đình của họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Việc học “Đấng Ky Tô Hằng Sống” (ChurchofJesusChrist.org) trong tuần này ban phước cho các học viên trong lớp của anh chị em như thế nào? Anh chị em có thể chia sẻ những lời của Chủ Tịch Jean B. Bingham, Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, rồi sau đó mời các học viên nói về bất cứ kinh nghiệm tương tự nào họ có: “Trong khi tôi học về cuộc đời và những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô với sự tập trung hơn và thuộc lòng tài liệu ‘Đấng Ky Tô Hằng Sống’, thì lòng biết ơn và tình yêu thương của tôi dành cho Đấng Cứu Rỗi đã gia tăng. Mỗi câu trong tài liệu đầy soi dẫn đó chứa đựng một bài giảng và đã làm gia tăng sự hiểu biết của tôi về các vai trò thiêng liêng và sứ mệnh trên trần thế của Ngài. Điều tôi đã học được và cảm nhận được trong giai đoạn nghiên cứu và suy ngẫm này xác nhận rằng Chúa Giê Su thực sự ‘là sự sáng, sự sống, và niềm hy vọng của thế gian.’” (“Hầu Cho Sự Vui Mừng của Các Ngươi Được Trọn Vẹn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 85).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

“Không ai có được một ảnh hưởng sâu xa như thế.”

  • Các học viên có thể đọc đoạn đầu của “Đấng Ky Tô Hằng Sống” và chia sẻ những suy nghĩ của họ về lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô có được ảnh hưởng sâu xa hơn bất kỳ người nào khác. Những câu nào trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống” ủng hộ lời tuyên bố này? Mời các học viên chia sẻ về việc Ngài đã có ảnh hưởng tới cá nhân họ như thế nào. Video “Why We Need a Savior” (ChurchofJesusChrist.org) có thể bổ sung cho cuộc thảo luận của anh chị em.

  • Các học viên có bao giờ phải giải thích cho một người nào đó thuộc một nền văn hóa khác tại sao người đó ăn mừng lễ Giáng Sinh không? Có lẽ họ có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ. Hoặc anh chị em có thể mời các học viên tưởng tượng là có một người nào đó không quen thuộc với Ky Tô giáo đã hỏi họ câu hỏi này. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này như thế nào? Khuyến khích các học viên xem lại “Đấng Ky Tô Hằng Sống” với câu hỏi này trong tâm trí, và mời một vài học viên chia sẻ suy nghĩ của họ. Anh chị em cũng có thể cùng với cả lớp đọc Lu Ca 2:10–14 hoặc hát một bài thánh ca bày tỏ niềm vui về lễ Giáng Sinh (như “Đêm Thanh Bình,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 53) và nói về lý do tại sao sự giáng sinh của Đấng Ky Tô mang đến “sự vui mừng lớn.”

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Ky Tô

    Light of the World (Sự Sáng của Thế Gian), tranh của Howard Lyon

“Tạ ơn Thượng Đế cho món quà độc nhất vô nhị [của Ngài].”

  • Trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống,” Các Sứ Đồ ám chỉ Đấng Cứu Rỗi là một “món quà” hoặc là “ân tứ” từ Cha Thiên Thượng của chúng ta. Để giúp các học viên học hỏi được nhiều hơn về ân tứ này, anh chị em có thể viết lên trên bảng Qua Chúa Giê Su Ky Tô, Thượng Đế ban cho chúng ta ân tứ … và mời các học viên đề nghị những cách để hoàn thành câu này, dựa trên những điều họ đọc trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống” và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Làm thế nào chúng ta nhận được các ân tứ này? Anh chị em có thể mời các học viên chọn một trong các ân tứ này và cố gắng để nhận được ân tứ đó một cách trọn vẹn hơn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Những Ân Tứ Đấng Cứu Rỗi ban cho.

Trong khi nói chuyện vào dịp lễ Giáng Sinh, Chủ Tịch Russell M. Nelson liệt kê bốn ân tứ mà Đấng Cứu Rỗi ban cho tất cả những ai sẵn lòng tiếp nhận:

“Thứ nhất, Ngài ban cho anh chị em và tôi một khả năng vô hạn để yêu thương. Điều đó gồm có khả năng yêu thương những người không thể thương được và những người không những không yêu thương anh chị em mà còn ngược đãi và lợi dụng anh chị em nữa.

“Với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể học cách yêu thương như Ngài đã yêu thương. …

“Ân tứ thứ hai mà Đấng Cứu Rỗi ban cho anh chị em là khả năng tha thứ. Nhờ vào Sự Chuộc Tội vô hạn của Ngài, anh chị em có thể tha thứ cho những người đã làm tổn thương mình và những người có thể không bao giờ chấp nhận trách nhiệm cho sự tàn ác của họ đối với anh chị em.…

“Ân tứ thứ ba từ Đấng Cứu Rỗi là ân tứ hối cải. Ân tứ này không phải lúc nào cũng được hiểu rõ cả. … Sự hối cải là một ân tứ tuyệt vời. Đó là một tiến trình mà không phải lo sợ. Đó là một ân tứ để chúng ta tiếp nhận với niềm vui và sử dụng—thậm chí còn chấp nhận—hằng ngày trong khi chúng ta tìm cách trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. …

“Ân tứ thứ tư từ Đấng Cứu Rỗi thực ra là một lời hứa—một lời hứa về cuộc sống trường cửu. … Cuộc sống vĩnh cửu là loại mẫu mực và chất lượng của cuộc sống mà Cha Thiên Thượng và Con Trai Yêu Dấu của Ngài sống. Khi Đức Chúa Cha ban cho chúng ta cuộc sống trường cửu, Ngài phán: “Nếu các ngươi chọn noi theo Con Trai của ta—nếu ước muốn của các ngươi là thực sự muốn trở thành giống như Con Trai ta hơn—thì cuối cùng các ngươi có thể sống như chúng ta sống và chủ tọa các thế giới và vương quốc như chúng ta.’

“Bốn ân tứ độc đáo này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui hơn khi chúng ta chấp nhận chúng. Các ân tứ này có sẵn vì Đức Giê Hô Va đã hạ cố xuống thế gian với tư cách là hài đồng Giê Su” (“Four Gifts That Jesus Christ Offers to You” [Buổi họp đặc biệt Giáng Sinh của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 2 tháng Mười Hai năm 2018], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tự chuẩn bị về phần thuộc linh. Việc giảng dạy phúc âm một cách hiệu quả có nghĩa là không phải chỉ chuẩn bị một bài học mà còn phải chuẩn bị bản thân mình nữa. … Các giảng viên phúc âm hữu hiệu—trước khi họ nghĩ về việc dạy hết giờ học của lớp—tập trung vào việc làm cho lòng họ tràn đầy Đức Thánh Linh” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12).