Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 7–13 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9: “Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên”


“Ngày 7–13 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9: ‘Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 7–13 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Hình Ảnh
Mô Rô Ni viết trên các bảng khắc bằng vàng

Minerva Teichert (1888–1976), Moroni: The Last Nephite (Mô Rô Ni: Người Nê Phi Cuối Cùng), 1949–1951, tranh sơn dầu trên gỗ masonite, 87 x 119 cm. Bảo Tàng Nghệ Thuật Brigham Young University, năm 1969

Ngày 7–13 tháng Mười Hai

Mô Rô Ni 7–9

“Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên”

Mục đích của anh chị em là giúp mọi người đến gần Chúa hơn, không chỉ là để trình bày một bài học. Hãy chuẩn bị cho Trường Chủ Nhật bằng việc đọc thầm Mô Rô Ni 7–9 với các thành viên trong lớp, tìm kiếm những nguyên tắc mà sẽ giúp đỡ họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời mỗi thành viên trong lớp ôn lại Mô Rô Ni chương 7, 8, hoặc 9 và tìm một lẽ thật có ý nghĩa với người ấy. Các thành viên trong lớp sau đó có thể chia sẻ lẽ thật mà họ tìm thấy và cách mà lẽ thật ấy đã ban phước cho họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Mô Rô Ni 7:3–19

“Những điều gì thuộc về Thượng Đế đều luôn luôn thuyết phục và mời mọc loài người làm điều thiện.”

  • Để trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta phải có khả năng xét đoán giữa điều thiện và điều ác. Có lẽ việc thảo luận những lẽ thật trong Mô Rô Ni 7:3–19 có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp tránh xét đoán “sai lầm” (Mô Rô Ni 7:18). Để chuẩn bị cho cuộc thảo luận, một nửa lớp có thể tra cứu những câu thánh thư này để tìm lời khuyên của Mặc Môn đưa ra về cách làm thế nào xác định được những điều gì đến từ Thượng Đế, và nửa còn lại có thể tìm cách làm thế nào xác định được những điều gì đến từ quỷ dữ. Sau đó, họ có thể thảo luận về những điều họ tìm thấy và chia sẻ các ví dụ về những điều mời họ “thuyết phục loài người làm điều thiện, cùng yêu mến Thượng Đế và phục vụ Ngài” (Mô Rô Ni 7:13). Làm thế nào để chúng ta áp dụng lời khuyên của Mặc Môn trong các quyết định hằng ngày của mình? Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn chính đáng và vẫn cho thấy tình yêu thương với những người không sống theo phúc âm xung quanh chúng ta?

  • Nhiều người tự hỏi: “Làm sao tôi biết được nếu một sự thúc giục đến từ Thượng Đế hay đến từ chính suy nghĩ của tôi?” Anh chị em có thể viết câu hỏi này lên bảng và mời các thành viên trong lớp tra cứu Mô Rô Ni 7:13–16 để tìm các nguyên tắc có thể giúp trả lời câu hỏi này. Những câu này có thể giúp chúng ta nhận ra sự soi dẫn thiêng liêng như thế nào? Có thể giúp ích để giải thích rằng “Thánh Linh của Đấng Ky Tô,” còn được gọi là ánh sáng của Đấng Ky Tô, đôi khi được gọi là lương tâm của chúng ta. Lời phát biểu của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp ích.

Mô Rô Ni 7:21–48

Những người theo Chúa Giê Su Ky Tô tìm kiếm đức tin, hy vọng và lòng bác ái.

  • Để giúp lớp của anh chị em hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa đức tin, hy vọng và lòng bác ái, anh chị em có thể đưa ra một chiếc ghế ba chân (hoặc hình ảnh của một cái ghế ba chân) và yêu cầu các thành viên trong lớp xem xét cách mà đức tin, hy vọng và lòng bác ái giống như ba cái chân ghế này (xin xem lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Sau đó, anh chị em có thể mời họ chọn một trong những thuộc tính này và tìm kiếm những điều Mặc Môn giảng dạy về thuộc tính đó trong Mô Rô Ni 7:21–48. Hãy thảo luận các câu hỏi như: Tại sao chúng ta cần đức tin và hy vọng để nhận được ân tứ bác ái? Mỗi thuộc tính này kết nối chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Tại sao những thuộc tính này là cần thiết cho một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô? Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta nếu chúng ta mất đức tin? hy vọng? lòng bác ái? Mời các thành viên trong lớp dành một vài phút để viết lại những ấn tượng mà họ đã có.

Mô Rô Ni 8:4–21

Việc hiểu đúng về giáo lý có thể giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn đúng.

  • Lớp học của anh chị em có thể không cần phải thảo luận về lý do tại sao việc báp têm cho trẻ sơ sinh là sai, nhưng những lời của Mặc Môn về chủ đề này có thể giúp chúng thấy những nguy hiểm của giáo lý sai nói chung. Để minh họa cách mà Sách Mặc Môn “[phá tan] những giáo lý sai lạc” (2 Nê Phi 3:12), anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp đọc Mô Rô Ni 8:4–21 theo nhóm hoặc cá nhân. Một nửa trong số họ có thể tìm kiếm giáo lý mà Mặc Môn cảm thấy mọi người không hiểu, kể cả Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem câu 20) và trách nhiệm (xin xem câu 10). Nửa còn lại có thể tìm kiếm những hậu quả từ lỗi lầm của con người. Mỗi nhóm có thể chia sẻ với lớp những điều họ tìm thấy. Những câu này dạy chúng ta điều gì về tầm quan trọng của việc học và sống theo giáo lý đúng đắn? Chúng ta có thể tìm thấy những lời giải thích chính xác về giáo lý của Đấng Ky Tô ở đâu? Làm thế nào chúng ta chắc chắn rằng sự hiểu biết của mình về giáo lý là đúng đắn?

  • Lớp của anh chị em có thể sẽ được hưởng lợi từ việc noi theo tấm gương của Mặc Môn về việc giúp ai đó đưa ra những lựa chọn tốt hơn bằng cách dạy cho họ giáo lý đúng. Anh chị em có thể làm điều này bằng cách mời các thành viên trong lớp nghĩ về một người trong thánh thư mà đã chọn sai. Lẽ thật giáo lý nào sẽ giúp người đó tránh việc đưa ra lựa chọn sai đó một lần nữa? Cho các thành viên trong lớp một vài phút để tìm những câu thánh thư hoặc lời phát biểu từ đại hội trung ương gần đây mà sẽ giúp người đó hiểu được lẽ thật giáo lý. Sau đó, anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp chia sẻ những điều họ tìm thấy.

Mô Rô Ni 9:25–26

Chúng ta có hy vọng nơi Đấng Ky Tô, bất kể hoàn cảnh của chúng ta.

  • Sứ điệp cuối cùng của Mặc Môn được viết lại cho con trai ông Mô Rô Ni 9:25–26 có thể giúp các thành viên trong lớp tìm thấy niềm hy vọng vào Đấng Ky Tô, ngay cả trong những hoàn cảnh dường như vô vọng. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp chia sẻ những lý do tại sao Mô Rô Ni có thể cảm thấy nản lòng. Sau đó, họ có thể đọc những câu thánh thư này và liệt kê lên bảng những lẽ thật mà Mặc Môn khuyến khích Mô Rô Ni tập trung vào. Những lẽ thật tương tự có thể “nâng [chúng ta] lên” trong thời đại của chúng ta như thế nào? Các thành viên trong lớp cũng có thể chia sẻ những tấm gương về “lòng thương xót và sự nhịn nhục” của Thượng Đế mà họ đã chứng kiến. Hoặc họ có thể chia sẻ những ý tưởng để giúp đỡ người khác để cho Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài ở “mãi mãi trong tâm trí [chúng ta],” ngay cả khi chúng ta đối mặt với sự thất vọng (câu 25).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Để khuyến khích các thành viên trong lớp đọc Mô Rô Ni 10, anh chị em có thể gợi ý rằng đây có thể là thời điểm lý tưởng để suy ngẫm về cách họ đã kinh nghiệm được một lời chứng mới về tính trung thực của Sách Mặc Môn khi họ học Sách Mặc Môn trong năm nay.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Có phải điều đó đến từ Thánh Linh không?

Để trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để chúng ta nhận ra sự thúc giục của Thánh Linh?” Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã trích dẫn Mô Rô Ni 7:13 và nói: “Thực sự tôi không nghĩ [điều đó] là quá khó. … Liệu điều đó có thuyết phục được một người để làm điều tốt, để vươn lên, để đứng hiên ngang, để làm điều đúng đắn, để tử tế, để rộng lượng không? Nếu đúng thì đó là Thánh Linh của Thượng Đế” (Teachings of Gordon B. Hinckley (Những Lời Giảng Dạy của Gordon B. Hinckley) [năm 1997], trang 260–261).

Đức tin, hy vọng và lòng bác ái.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã so sánh đức tin, hy vọng và lòng bác ái với một chiếc ghế có ba chân, giải thích rằng ba đức tính này “ổn định cuộc sống của chúng ta bất kể những gian khổ hay gay go mà chúng ta có thể gặp phải vào lúc đó. …

Đức tin, hy vọng và lòng bác ái bổ sung cho nhau, và khi một điều gia tăng, thì hai điều kia cũng gia tăng theo. Hy vọng đến từ đức tin vì nếu không có đức tin, thì không có hy vọng. Tương tự như vậy, đức tin từ hy vọng mà ra, vì đức tin là ‘sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong.’

“Niềm hy vọng là thiết yếu đối với đức tin lẫn lòng bác ái. Khi sự bất tuân, nỗi thất vọng và sự trì hoãn xói mòn đức tin, thì có niềm hy vọng nơi đó để giữ vững đức tin của mình. Khi sự bực bội và thiếu kiên nhẫn thách đố đức tin thì niềm hy vọng chống đỡ quyết tâm của chúng ta và thúc đẩy chúng ta chăm sóc cho đồng bào mình dù không trông mong được tưởng thưởng. Niềm hy vọng của chúng ta càng sáng lạn, thì đức tin chúng ta càng vững vàng hơn. Niềm hy vọng của chúng ta càng vững mạnh, thì lòng bác ái của chúng ta càng thanh khiết hơn” (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, các trang 21, 23–24).

“Tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô.”

Anh Cả Jeffrey R. Holland đề nghị hai ý nghĩa có thể có của cụm từ “tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô”:

“Một … là tình yêu thương nhân từ đầy tha thứ mà các môn đồ của Đấng Ky Tô nên có với nhau. …

“[Một ý nghĩa khác là] tình yêu thương bền bỉ, tột bậc, và cứu chuộc của Đấng Ky Tô dành cho chúng ta. … Đó là lòng bác ái—tình yêu thương thanh khiết của Ngài dành cho chúng ta—mà không có nó chúng ta sẽ không là gì cả” (Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [năm 1997], trang 336).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy giúp học viên phát triển sự tự lực về phần thuộc linh. Khi anh chị em giảng dạy, thay vì chỉ truyền đạt thông tin, hãy giúp [các thành viên trong lớp] tự khám phá ra các lẽ thật phúc âm. … Khi họ có câu hỏi, đôi khi là điều tốt hơn để giảng dạy họ cách tự mình tìm kiếm câu trả lời” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 28). Ví dụ, anh chị em có thể chỉ cho các thành viên mở ra Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để có lời giải thích liên quan đến nhiều đề tài phúc âm.