Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 10–16 tháng Tám. An Ma 53–63: “Được Quyền Năng Kỳ Diệu Của Ngài Bảo Tồn”


“Ngày 10–16 tháng Tám. An Ma 53–63: ‘Được Quyền Năng Kỳ Diệu Của Ngài Bảo Tồn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 10–16 tháng Tám. An Ma 53–63,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Hình Ảnh
hai ngàn chiến sĩ trẻ tuổi

Two Thousand Young Warriors (Hai Ngàn Chiến Sĩ Trẻ Tuổi), tranh do Arnold Friberg họa

Ngày 10–16 tháng Tám

An Ma 53–63

“Được Quyền Năng Kỳ Diệu Của Ngài Bảo Tồn”

Khi anh chị em tìm tòi những ý kiến để giảng dạy trong đại cương này, hãy nghĩ về những điều mà sẽ có hiệu quả trong lớp của anh chị em, và sửa đổi hoặc điều chỉnh các sinh hoạt để đáp ứng những nhu cầu của các thành viên trong lớp.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ những điều họ đã học từ An Ma 53–63, anh chị em có thể yêu cầu họ đọc lướt qua các chương và tìm kiếm những câu thánh thư mà họ có thể chia sẻ với một người nào đó đang đối mặt với những thử thách. Mời họ chia sẻ những câu thánh thư này với một người nào đó bên ngoài lớp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

An Ma 53:17–21; 56:43–48, 55–56; 57:20–27; 58:39–40

Khi chúng ta thực hành đức tin và tin tưởng nơi Thượng Đế, Ngài sẽ củng cố chúng ta.

  • Anh chị em có thể làm phong phú thêm cho cuộc thảo luận của lớp về những chiến sĩ của Hê La Man bằng việc dựa trên những điều mà các thành viên trong lớp đã học ở nhà. Một cách để làm điều này là có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ những đặc tính của các chiến sĩ trẻ tuổi mà có ấn tượng với họ (một số những đặc tính có thể tìm thấy trong An Ma 53:17–21; 56:45–48; 57:20–21, 26–27; 58:40). Những đặc tính này đã giúp các chiến sĩ trẻ tuổi trong những trận đánh của họ như thế nào? Những đặc tính đó giúp chúng ta trong những trận đánh thuộc linh của mình như thế nào? Các thành viên trong lớp cũng có thể chia sẻ những câu chuyện về “các chiến sĩ trẻ tuổi” thời hiện đại.

  • Các bậc cha mẹ trong lớp của anh chị em có lẽ hy vọng rằng con cái của họ sẽ phát triển đức tin giống như các chiến sĩ trẻ tuổi của Hê La Man. Để giúp các bậc cha mẹ và các cha mẹ tương lai trong lớp học từ câu chuyện của các chiến sĩ này, anh chị em có thể tổ chức một nhóm gồm vài người có thể chia sẻ những ý kiến về cách xây đắp đức tin nơi trẻ em. Yêu cầu các thành viên trong nhóm này đọc trước An Ma 56:47–4857:20–27 và chuẩn bị để chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc về điều đã giúp các chiến sĩ trẻ tuổi phát triển đức tin. Cho các thành viên trong lớp thời gian để chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc khi các thành viên trong nhóm nêu ý kiến. Những nguồn tài liệu khác mà có thể làm cho cuộc thảo luận này có ý nghĩa hơn gồm có những lời của Chị Joy D. Jones trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Một Lời Khẩn Nài cùng Các Chị Em Phụ Nữ” (Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 95–97). Vào phần cuối của cuộc thảo luận, anh chị em có thể cho các học viên một vài để phút suy ngẫm những câu hỏi như sau: Ai có thể là người dựa vào chứng ngôn của anh chị em? Anh chị em có thể nói hoặc làm gì để củng cố họ?

Hình Ảnh
Các trẻ em người Nê Phi và mẹ của chúng

Heroes (Taught by their Mothers) [Những Anh Hùng (Được Dạy Dỗ bởi Mẹ của họ)], tranh do Liz Lemon Swindle họa

An Ma 58:1–12, 30–3761

Chúng ta có thể chọn để nghĩ về người khác một cách tốt đẹp nhất và không bị phật lòng.

  • Phản ứng của Hê La Man khi quân đội của ông không nhận được sự hỗ trợ có thể là một tấm gương mạnh mẽ cho chúng ta khi chúng ta cảm thấy bị đối xử sai. Để khuyến khích một cuộc thảo luận về tấm gương của ông, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp chuẩn bị trước khi đến lớp để tóm tắt hoàn cảnh của Hê La Man và những lý do mà chính phủ không đáp ứng những nhu cầu của ông (xin xem An Ma 58:1–9, 30–37; 61:2–8). Anh chị em có thể viết lên bảng Phản ứng của Hê La ManNhững phản ứng khác có thể có. Sau đó, mời các thành viên trong lớp tra cứu An Ma 58:1–1230–37 và viết dưới mỗi tiêu đề lời mô tả về những điều Hê La Man đã nghĩ, đã nói và đã làm để đáp ứng với hoàn cảnh của ông và, ngược lại, những điều ông đã có thể nghĩ, có thể nói hoặc có thể làm. Chúng ta có thể làm gì để noi theo tấm gương của Hê La Man khi chúng ta cảm thấy bị đối xử sai hoặc bị bỏ mặc?

  • Khi Mô Rô Ni chỉ trích Pha Hô Ran trong An Ma 60, Pha Hô Ran đã có thể chọn để phật lòng. Thay vì phản ứng như vậy, ông đã “không tức giận” và “sung sướng về lòng cao thượng của tâm hồn [Mô Rô Ni]” (An Ma 61:9). Để giúp các thành viên trong lớp học hỏi từ tấm gương của Pha Hô Ran, anh chị em có thể yêu cầu họ tưởng tượng rằng họ đã được nhờ để viết một bài cho tạp chí của Giáo Hội dựa trên tấm gương của Pha Hô Ran trong An Ma 61 để dạy về cách tránh bị phật lòng vì người khác. Sau đó, anh chị em có thể chia các thành viên trong lớp thành hai nhóm và yêu cầu họ đọc An Ma 61:3–14 và liệt kê một số điểm mà họ có thể cho vào bài viết của họ. Lời khuyên của Anh Cả David A. Bednar trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp ích.

An Ma 60:7–14

Chúng ta có trách nhiệm nâng đỡ những người xung quanh.

  • Mô Rô Ni đã viết rằng Thượng Đế sẽ bắt Pha Hô Ran chịu trách nhiệm nếu ông cố tình thờ ơ với những nhu cầu của quân đội Nê Phi. Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp đọc An Ma 60:7–14 cùng nhau, và sau đó yêu cầu họ nghĩ về một người họ biết mà có thể đang cần giúp đỡ hoặc cảm thấy bị bỏ mặc. Chúng ta có thể làm gì để nhận biết và đáp ứng các nhu cầu của những người khác? Những người khác đã đáp ứng nhu cầu của chúng ta như thế nào, kể cả những người anh em và chị em phục sự của chúng ta?

An Ma 62:39–41, 48–51

Chúng ta nên nhớ đến Chúa trong thời gian nghịch cảnh và thịnh vượng.

  • Phản ứng của dân Nê Phi vào cả thời kỳ khó khăn và thịnh vượng (xin xem An Ma 62:39–41, 48–51) cho thấy rằng chúng ta có thể chọn để khiêm nhường cho dù chúng ta đang trải qua nghịch cảnh hay sự thịnh vượng. Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp đọc những câu này và chia sẻ về điều đã gây ấn tượng cho họ. Anh chị em có thể mời họ thảo luận những suy nghĩ của họ theo từng cặp trước khi yêu cầu một vài người chia sẻ với toàn bộ lớp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Để tạo hứng thú cho mọi người đọc Hê La Man 1–6, anh chị em có thể giải thích với lớp rằng trong những chương này dân Nê Phi đã trở nên tà ác và dân La Man trở nên ngay chính. Sự đảo ngược vai trò này có những bài học quan trọng cho chúng ta trong những ngày sau đầy nguy hiểm này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Làm cho con cái chúng ta có thể chống lại tội lỗi.

Chị Joy D. Jones, Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nhi, chia sẻ những bí quyết sau đây để nuôi dạy “một thế hệ có thể chống lại tội lỗi”:

“Để bắt đầu, … chúng ta phải giúp [con cái của mình] biết rõ rằng chúng là các con trai và con gái của Cha Thiên Thượng nhân từ và Ngài có những kỳ vọng thiêng liêng nơi chúng.

“Thứ hai, việc hiểu được giáo lý về sự hối cải là cần thiết để trở nên có khả năng chống lại tội lỗi. Chống lại tội lỗi không có nghĩa là vô tội, nhưng ám chỉ việc liên tục hối cải, cảnh giác và dũng cảm. Có lẽ là khả năng chống lại tội lỗi đến như là một phước lành từ việc liên tục chống lại tội lỗi. …

“… Chìa khóa thứ ba để giúp con cái trở nên có khả năng chống lại tội lỗi là bắt đầu từ lúc tuổi còn rất nhỏ giảng dạy cho chúng một cách nhân từ các giáo lý và nguyên tắc phúc âm cơ bản—từ thánh thư, Những Tín Điều, quyển sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, các bài hát Thiếu Nhi, các bài thánh ca và chứng ngôn cá nhân của chúng ta—mà sẽ dẫn dắt con cái đến với Đấng Cứu Rỗi. …

“… Việc giúp con cái hiểu, lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng là một bí quyết khác. … Dạy dỗ con cái tuân giữ những lời hứa đơn giản khi chúng còn nhỏ sẽ làm cho chúng có khả năng tuân giữ các giao ước thiêng liêng khi chúng lớn lên” (“Một Thế Hệ Có Thể Chống Lại Tội Lỗi,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 88–89).

Cách tránh bị phật lòng.

Trong thông điệp của ông “Chẳng Có Sự Gì Gây Cho Họ Sa Ngã (Phật Lòng)” (Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 89–92), Anh Cả David A. Bednar đã đưa ra lời khuyên sau đây:

  • Nhận ra rằng việc bị phật lòng là một sự lựa chọn. “Việc tin rằng một người nào đó hoặc một điều gì đó có thể làm cho chúng ta cảm thấy phật lòng, tức giận, tổn thương hoặc đau khổ làm giảm đi quyền tự quyết về đạo đức của chúng ta và biến chúng ta thành đối tượng dễ bị tác động. Tuy nhiên, là các tác nhân, các anh chị em và tôi có khả năng để hành động và chọn lựa cách thức mà chúng ta sẽ phản ứng với một tình huống làm phật lòng hoặc bị tổn thương.”

  • Hãy nhìn vào Đấng Cứu Rỗi. “Đấng Cứu Rỗi là tấm gương vĩ đại nhất về cách thức chúng ta phải đối phó với những sự kiện hoặc tình huống có thể làm phật lòng.” [xin xem 1 Nê Phi 19:9].

  • Hãy thông cảm cho những sự yếu kém của người khác. “Một trong những điều quan trọng nhất cho thấy sự trưởng thành thuộc linh của chúng ta là trong cách chúng ta đối phó với các hành động yếu kém, thiếu kinh nghiệm và có thể gây tổn thương của những người khác.”

  • Hãy nói chuyện thẳng thắn. “Nếu một người nói hoặc làm một điều gì đó mà chúng ta cho là làm phật lòng thì bổn phận đầu tiên của chúng ta là phải từ chối không để cho bị phật lòng và rồi nói chuyện riêng, một cách thành thật và thẳng thắn với người đó. Cách thức như thế mời sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh và để cho những sự hiểu lầm được giải tỏa và ý định chân thành được thông cảm.”

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy dựa vào những kinh nghiệm ở nhà. Bởi vì ngôi nhà là trung tâm của việc học hỏi phúc âm, hãy cân nhắc làm thế nào mà những kinh nghiệm trong lớp có thể được dựa trên những điều đamg diễn ra ở nhà. Ví dụ, anh chị em có thể sửa đổi những sinh hoạt trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để sử dụng trong lớp của anh chị em để củng cố việc học tập cá nhân và chung với gia đình của các thành viên trong lớp.