Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 14–20 tháng Ba. Sáng Thế Ký 42–50: “Đức Chúa Trời Toan Làm Điều Ích Cho Tôi”


“Ngày 14–20 tháng Ba. Sáng Thế Ký 42–50: ‘Đức Chúa Trời Toan Làm Điều Ích Cho Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 14–20 tháng Ba. Sáng Thế Ký 42–50,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Giô Sép ở Ai Cập

Hình ảnh minh họa Giô Sép ở Ai Cập do Robert T. Barrett minh họa

Ngày 14–20 tháng Ba

Sáng Thế Ký 42–50

“Đức Chúa Trời Toan Làm Điều Ích Cho Tôi”

Việc biết rõ những đoạn thánh thư mà anh chị em giảng dạy là quan trọng, nhưng cũng quan trọng để biết rõ những trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Hãy dành thời gian để suy ngẫm và cầu nguyện về cả hai điều.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Bởi vì câu chuyện trong Sáng Thế Ký 42–50 là phần tiếp theo của câu chuyện trong bài học tuần trước, từ Sáng Thế Ký 37–41, hãy dành thời gian vào đầu buổi học để cho các em chia sẻ điều chúng nhớ được về Giô Sép, bao gồm cả những điều chúng đã học trong Hội Thiếu Nhi và ở nhà.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Sáng Thế Ký 45:4–15

Tôi có thể cho thấy tình thương yêu đối với gia đình của mình.

Đối với các trẻ em nhỏ tuổi, anh chị em có thể muốn nhấn mạnh những phần trong câu chuyện khi Giô Sép cho thấy tình thương yêu đối với gia đình của ông.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng “Giô Sép và Nạn Đói Kém” (trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước) hoặc hình ảnh trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, hãy kể cho các em nghe về việc Giô Sép đoàn tụ với các anh em của ông. Nhấn mạnh cách mà Giô Sép thể hiện tình yêu thương đối với các anh em của ông.

  • Hãy đọc các cụm từ trong Sáng Thế Ký 45:4–15 mà miêu tả những việc Giô Sép đã làm để cho thấy rằng ông thương yêu gia đình của mình. Mời các trẻ em giả vờ như chúng đang thực hiện điều mà những câu này miêu tả. Ví dụ, chúng có thể giả vờ yêu cầu một người trong gia đình “hãy lại gần” (câu 4) hoặc mang thức ăn đến cho một người trong gia đình (xin xem câu 11).

  • Cùng nhau hát một bài hát về tình yêu thương, chẳng hạn như “Giờ Có Mến Yêu Trong Nhà Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 44). Giúp các em phác họa hình bàn tay của chúng và viết vào trong hình đó một điều chúng có thể làm để thể hiện tình thương yêu đối với gia đình của mình.

Sáng Thế Ký 48:8–9

Các phước lành chức tư tế giúp đỡ tôi.

Gia Cốp ban phước cho các con trai và cháu trai của ông (xin xem Sáng Thế Ký 48–49). Ngày nay chúng ta có thể nhận được các phước lành chức tư tế mà mang lại cho chúng ta sự an ủi, chữa lành, hướng dẫn, và sức mạnh thuộc linh.

Hình Ảnh
bé trai đang nhận một phước lành

Chúng ta có thể nhận được các phước lành từ những người nắm giữ chức tư tế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cho các em thấy một bức hình về việc Gia Cốp ban phước lành cho các con trai của ông hoặc các bức hình khác về phước lành chức tư tế (xin xem các bức hình trong đại cương này; xin xem thêm Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 12). Hãy để các em mô tả điều đang xảy ra trong các bức hình đó.

  • Hãy đọc cho các em nghe Sáng Thế Ký 48:8–9. Giải thích rằng Y Sơ Ra Ên, còn được gọi là Gia Cốp, là cha của Giô Sép và rằng ông muốn ban một phước lành chức tư tế cho con cái của Giô Sép. Nếu có trẻ em nào đã nhận được một phước lành chức tư tế, thì hãy mời các em đó kể về kinh nghiệm của chúng. Hoặc hãy chia sẻ một kinh nghiệm của riêng anh chị em.

  • Hãy giúp các em nghĩ về những lý do chúng có thể muốn xin một phước lành chức tư tế. Đồng thời hãy giúp các em kể ra những người nắm giữ chức tư tế mà chúng có thể xin, chẳng hạn như cha, ông, hoặc một người anh em phục sự.

Sáng Thế Ký 50:15–21

Tôi có thể tha thứ.

Các trẻ em có thể học được điều gì về sự tha thứ từ tấm gương của Giô Sép tha thứ cho các anh em của ông?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các em nhớ lại việc các anh em của Giô Sép đã không tử tế với ông như thế nào. Đọc cho các em nghe Sáng Thế Ký 50:17 và nhấn mạnh rằng những người anh em đó đã hối hận về những điều họ làm và muốn Giô Sép tha thứ cho họ. Đọc câu 21 để cho thấy rằng Giô Sép đã tha thứ cho các anh em của ông—ông không còn tức giận họ nữa.

  • Hãy giúp các em nghĩ về những tình huống mà chúng cần phải tha thứ một ai đó. Mời các em thực hành điều chúng có thể nói hoặc làm để cho người đó thấy sự tha thứ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Sáng Thế Ký 42–44; 45:1–15

Sự tha thứ mang lại bình an.

Các anh em của Giô Sép đã làm những điều tồi tệ cho ông. Tuy nhiên Giô Sép đã tha thứ cho họ và mang lại bình an cho gia đình của ông.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giúp các em đóng diễn những cảnh trong Sáng Thế Ký 42–44. Khi các em làm vậy, hãy hỏi chúng xem chúng nghĩ Giô Sép có thể đã cảm thấy như thế nào khi gặp lại các anh em của ông hoặc những người anh em đó có thể đã cảm thấy như thế nào khi họ cuối cùng đã nhận ra Giô Sép.

  • Hãy hỏi các trẻ em về ý nghĩa của việc tha thứ cho một người nào đó. Giúp chúng hiểu rằng việc tha thứ cho một người nào đó bao gồm việc đối xử với người đó bằng tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô. Hỏi các em xem chúng biết điều gì về câu chuyện của Giô Sép tha thứ cho các anh em của ông, hoặc cùng đọc với chúng các câu trong Sáng Thế Ký 45:1–15. Giô Sép đã nói hoặc làm gì để cho các anh em của ông biết rằng ông đã tha thứ cho họ? Chúng ta có thể nói hoặc làm gì khi người khác xin chúng ta tha thứ cho họ?

  • Hãy yêu cầu các trẻ em suy nghĩ về một lần khi chúng đã tha thứ cho một người nào đó hoặc khi một người nào đó đã tha thứ cho chúng. Để cho các em có thời gian suy nghĩ, hãy chia sẻ một kinh nghiệm riêng của anh chị em, và làm chứng về các phước lành đến từ sự tha thứ. Mời các em chia sẻ kinh nghiệm của chúng, nếu chúng muốn. Chúng đã cảm thấy như thế nào? Chúng ta học được điều gì về sự tha thứ từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi? (xin xem Lu Ca 23:33–34).

Sáng Thế Ký 45:5–11

Cha Thiên Thượng đã gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến để cứu tôi.

Câu chuyện về việc Giô Sép cứu gia đình ông khỏi nạn đói có thể dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô, là đấng cứu chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 50:27–33 (trong phụ lục Kinh Thánh)

Cha Thiên Thượng đã chuẩn bị cho Joseph Smith để trở thành một vị tiên tri trong thời kỳ chúng ta.

Trước đó hàng ngàn năm, Giô Sép ở Ai Cập đã trông thấy rằng Chúa sẽ kêu gọi Joseph Smith để làm một công việc vĩ đại trong những ngày sau. Dạy cho các em biết cách mà Chúa đã ban phước cho chúng ta qua Tiên Tri Joseph Smith.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đưa cho các em những manh mối miêu tả Joseph Smith, và mời chúng đoán xem anh chị em đang miêu tả ai. Bao gồm các manh mối từ Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 50:27–33 (trong phụ lục Kinh Thánh), chẳng hạn như “ông ấy dạy chúng ta về các giao ước” (xin xem câu 28), “ông ấy mang lời Chúa đến cho chúng ta” (xin xem câu 30), và “tên của ông được đặt theo tên của cha ông” (xin xem câu 33). Sau khi các em đoán đúng, hãy mời chúng tìm các manh mối này trong các câu thánh thư. Chúng ta còn học được điều gì về Joseph Smith qua lời tiên tri của Giô Sép ở Ai Cập?

  • Hãy cho các em thấy các hình ảnh tượng trưng cho những điều quan trọng mà Joseph Smith đã làm hoặc giảng dạy (ví dụ, xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 89–95, 97, 98, 117, 118). Giúp các em nghĩ về những phước lành chúng ta có được nhờ có Joseph Smith. Ví dụ, công việc của ông đã giúp chúng ta đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Hãy mời các em chia sẻ trang sinh hoạt của tuần này với gia đình của chúng ở nhà. Các em có thể sử dụng nó để ôn lại câu chuyện về Giô Sép và các anh em của ông và để thảo luận về tầm quan trọng của tình yêu thương và sự tha thứ trong gia đình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù Kinh Cựu Ước không đề cập đến danh của Chúa Giê Su Ky Tô, nhưng sách ấy có đề cập đến Ngài bằng những danh khác, và làm chứng về Ngài qua những hình tượng và câu chuyện. Hãy giúp các trẻ em học cách tìm kiếm lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi bất cứ khi nào chúng đọc thánh thư.