Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Mười Hai. Khải Huyền 12–22: ‘Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp’


“Ngày 23–29 tháng Mười Hai. Khải Huyền 12–22: ‘Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 23–29 tháng Mười Hai. Khải Huyền 12–22” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô chào đón mọi người vào Ngày Tái Lâm của Ngài

The City Eternal (Thành Phố Vĩnh Cửu), tranh do Keith Larson họa

Ngày 23–29 tháng Mười Hai

Khải Huyền 12–22

“Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp”

Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy thêm vào kinh nghiệm của anh chị em với việc học hỏi Khải Huyền 12–22 riêng cá nhân hoặc chung gia đình. Điều gì nổi bật với anh chị em? Những ấn tượng nào anh chị em nhận được? Hãy nhớ rằng những sinh hoạt được gợi ý ở đây có thể được điều chỉnh để phù hợp với các trẻ em ở mọi độ tuổi.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các trẻ em chia sẻ tại sao chúng muốn sống với Cha Thiên Thượng lần nữa. Trong bài học, hãy giúp các trẻ em tìm kiếm những điều chúng có thể làm để chuẩn bị trở về với Ngài.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Khải Huyền 12:7–11

Tôi cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống tiền dương thế.

Trong Cuộc Chiến Đấu Trên Trời, các con cái trung tín của Thượng Đế chiến thắng Sa Tan nhờ “lời làm chứng của mình” và bởi việc cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô (Khải Huyền 12:11).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Để giúp các trẻ em hiểu ý nghĩa của việc noi theo tấm gương của người khác, hãy chọn một đứa trẻ làm “người lãnh đạo,” và yêu cầu những người khác làm theo bất kỳ điều gì đứa trẻ đó làm. Sau đó để cho những trẻ em khác làm người lãnh đạo. Đọc Khải Huyền 12:7–11 cho các trẻ em, và giải thích rằng trước khi chúng ta sinh ra, chúng ta chọn để noi theo Chúa Giê Su chứ không phải Sa Tan.

  • Cùng nhau hát một bài hát về cuộc sống tiền dương thế, như “I Lived in Heaven” hay “I Will Follow God’s Plan” (Children’s Songbook, 4, 164–65). Hỏi những câu hỏi như: Điều gì xảy ra trên thiên thượng trước khi chúng ta sinh ra? Chúng ta đã chọn làm gì? (Xin xem thêm “Lời Giới Thiệu: Kế Hoạch Của Cha Thiên Thượng Chúng Ta,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 1–5, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org.)

Khải Huyền 19:7

Tôi có thể chuẩn bị cho Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chọn điều đúng.

Làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em hiểu rằng Sự Tái Lâm sẽ là một sự kiện vui mừng cho chúng ta nếu chúng ta tuân theo các lệnh truyền của Chúa Giê Su?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và đọc Khải Huyền 19:7. Giải thích rằng “lễ cưới Chiên Con” tượng trưng cho Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Tại sao mọi người “vui mừng”? Hỏi các trẻ em xem chúng có từng tham dự một lễ cưới không. Nó như thế nào? Tại sao những người ở đó vui vẻ?

  • Chia sẻ với các trẻ em tại sao anh chị em mong chờ Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su. Anh chị em cũng có thể cùng nhau hát một bài hát về Sự Tái Lâm, như “When He Comes Again” (Children’s Songbook, trang 82–83).

  • Mời các trẻ em chia sẻ điều chúng làm để sẵn sàng cho nhà thờ vào ngày Chủ Nhật. Tại sao chúng ta làm những điều này trước khi đến nhà thờ? Tại sao chúng ta cần phải chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Ky Tô? Trong trang sinh hoạt của tuần này, hãy để cho các trẻ em vẽ điều chúng có thể làm để chuẩn bị cho Sự Tái Lâm.

Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2

Tôi có thể sống trong vương quốc thượng thiên với Cha Thiên Thượng và những người tôi yêu thương.

Trong hai chương cuối của Sách Khải Huyền, Phao Lô đã sử dụng mỹ từ để mô tả vinh quang thượng thiên mà những người trung tín sẽ vui hưởng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Để cho các trẻ em vẽ cái cây được miêu tả trong Khải Huyền 22:2 lên trên bảng. Giải thích rằng cây này là cây sự sống, và trái của cây tượng trưng cho tình yêu thương của Thượng Đế (xin xem 1 Nê Phi 11:21–22). Đưa cho các trẻ em những mảnh giấy có hình trái cây, và mời các trẻ em vẽ lên trên giấy những điều giúp chúng cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng. Giải thích rằng những người trung tín sẽ sống với Cha Thiên Thượng trong vương quốc thượng thiên.

  • Chia sẻ với các trẻ em một số hình ảnh hoặc chi tiết mà Giăng đã sử dụng để mô tả vinh quang thượng thiên (xin xem Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2), và mời các trẻ em vẽ những bức tranh về những điều này.

  • Cùng nhau hát một bài về kế hoạch của Thượng Đế, như “I Will Follow God’s Plan” (Children’s Songbook, trang 164–65). Mời các trẻ em nhận biết những điều chúng có thể làm để sống với Cha Thiên Thượng lần nữa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Khải Huyền 12:7–11

Tôi cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống tiền dương thế.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang ở trên thế gian vì chúng có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống tiền dương thế và chọn noi theo Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Khải Huyền 12:7–11, và viết lên trên bảng những từ con rồng, Cuộc Chiến Đấu Trên Trời, quăng xuống, làm chứng,Chiên Con. Yêu cầu các trẻ em tóm tắt những câu thánh thư này bằng cách sử dụng những từ trên bảng. Chúng ta có thể học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô (Chiên Con) từ các câu thánh thư này? Chúng ta học được gì về những lựa chọn của mình trong cuộc sống tiền dương thế?

  • Ở trên bảng, hãy vẽ ba cột và đặt tên cho chúng là Trước cuộc sống này, Trong cuộc sống này,Cả hai. Chuẩn bị những mảnh giấy có viết các lẽ thật về cuộc sống tiền dương thế và cuộc sống hữu diệt, như Chúng ta có thể xác, Chúng ta không có thể xác, Chúng ta sống trong sự hiện diện của Thượng Đế, Chúng ta đang ở trong cuộc chiến với Sa Tan, Chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô,Chúng ta tuân theo kế hoạch của Thượng Đế. Để cho các trẻ em lần lượt chọn một mảnh giấy và quyết định nó thuộc về cột nào. Chia sẻ sự tin tưởng của anh chị em rằng các trẻ em có thể tiếp tục cho thấy đức tin nơi Đấng Ky Tô.

Khải Huyền 19:7–8

Tôi có thể chuẩn bị cho Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chọn điều đúng.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy hiểu rằng Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ trở thành một sự kiện vui mừng cho những người ngay chính?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Khải Huyền 19:7–8, và giúp các trẻ em hiểu điều tượng trưng trong những câu này—lễ cưới là Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi, Chiên Con là Đấng Cứu Rỗi và vợ của Ngài là Giáo Hội (hay là tất cả chúng ta). Mọi người chuẩn bị cho một lễ cưới như thế nào? Những điều gì chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho Đấng Cứu Rỗi trở lại?

  • Ôn lại và ghi nhớ Những Tín Điều 1:10 với các trẻ em. Giải thích rằng tín điều này mô tả những sự kiện phấn khởi, vinh quang mà sẽ diễn ra khi Chúa Giê Su đến lần nữa. Trưng bày bức hình về Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và mời các trẻ em vẽ điều chúng nghĩ Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su là như thế nào.

Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2, 17

Tôi có thể sống trong vương quốc thượng thiên với Cha Thiên Thượng và những người tôi yêu thương.

Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy về vương quốc thượng thiên, hãy suy ngẫm về vương quốc thượng thiên có ý nghĩa gì với anh chị em. Anh chị em có thể chia sẻ chứng ngôn của mình với các trẻ em mà anh chị em giảng dạy bằng cách nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em tìm trong những câu dưới đây một số hình ảnh hoặc chi tiết mà Giăng đã sử dụng để miêu tả vinh quang thượng thiên: Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2. Hãy để cho các trẻ em chọn một hình ảnh hoặc chi tiết mà chúng muốn vẽ. Sau đó các trẻ em có thể nói về những bức tranh của chúng với cả lớp. Khuyến khích các trẻ em cho gia đình mình thấy những bức tranh của mình khi ở nhà.

  • Cùng nhau đọc Khải Huyền 22:17, và giải thích rằng cô dâu nói “Hãy đến” chính là Giáo Hội. Chúng ta muốn mời gọi những người khác “đến” đâu? Một số cách thức tốt để mời mọi người “đến” là gì?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Giúp các trẻ em đọc Sách Mặc Môn vào năm sau bằng cách mời chúng yêu cầu một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè chia sẻ một câu thánh thư hoặc một câu chuyện yêu thích từ Sách Mặc Môn.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Dạy các trẻ em ghi lại những ấn tượng. Nếu các trẻ em có thể học thói quen của việc ghi lại những ấn tượng, điều đó sẽ giúp chúng nhận ra và tuân theo Thánh Linh. Các trẻ em có thể ghi lại những ấn tượng bằng việc đánh dấu thánh thư, vẽ những bức tranh hay tạo những mục nhật ký đơn giản. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30.)