Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 11–17 tháng Hai. Giăng 2–4: “Các Ngươi Phải Sanh Lại”


“Ngày 11–17 tháng Hai. Giăng 2–4: ‘Các Ngươi Phải Sanh Lại’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 11–17 tháng Hai. Giăng 2–4” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su nói chuyện với Ni Cô Đem

Ngày 11–17 tháng Hai

Giăng 2–4

“Các Ngươi Phải Sanh Lại”

Việc chuẩn bị để giảng dạy của anh chị em bắt đầu khi đọc Giăng 2–4. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu những chương này, và đại cương này có thể cung cấp cho anh chị em những ý kiến để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy khuyến khích các trẻ em chia sẻ điều chúng học và kinh nghiệm được bằng cách hỏi chúng đã làm điều gì gần đây để trở thành “những tay đánh lưới người” (Ma Thi Ơ 4:19). Anh chị em có thể cần ôn lại bài học tuần trước với các trẻ em.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giăng 3:1–10

Tôi cần phải chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận để trở về sống với Cha Thiên Thượng.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang chuẩn bị bước những bước quan trọng với Cha Thiên Thượng lần nữa qua việc được báp têm (sinh bởi nước) và được làm lễ xác nhận (sinh bởi Thánh Linh). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu tầm quan trọng của những giáo lễ này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm Tắt câu chuyện Chúa Giê Su giảng dạy Ni Cô Đem. Hứa với các trẻ em rằng khi chúng chịu phép báp têm, Cha Thiên Thượng sẽ ban cho chúng Đức Thánh Linh.

  • Sử dụng Giăng 3:5 và trang sinh hoạt của tuần này để giảng dạy rằng chúng ta cần được báp têm và được làm lễ xác nhận để sống với Cha Thiên Thượng lần nữa.

  • Yêu cầu các trẻ em nói về những điều chúng làm để rửa tay. Cho thấy bức tranh Girl Being Baptized (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 104), và giúp các trẻ em so sánh việc rửa tay của chúng ta với việc trở nên trong sạch phần thuộc linh qua phép báp têm.

Giăng 3:16

Cha Thiên Thượng yêu thương tôi, đến nỗi Ngài ban cho tôi một Đấng Cứu Rỗi.

Làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em biết lẽ thật quý giá này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em hoàn tất các câu như: “Vì cha mẹ tôi yêu thương tôi, họ. …” Đọc Giăng 3:16. Rồi giúp mỗi đứa trẻ đọc lại Giăng 3:16, thay những từ “thế gian” với tên của chính nó, và bảo các trẻ em lắng nghe điều mà Cha Thiên Thượng đã làm vì Ngài yêu thương chúng ta. Mời các trẻ em vẽ tranh của những điều mà giúp chúng cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho chúng (như gia đình, thiên nhiên, thánh thư và vân vân). Hãy để các trẻ em chia sẻ những bức tranh với nhau.

  • Hãy để các trẻ em giơ lên bức tranh của Chúa Giê Su mỗi lần chúng hát từ “Son” trong bài “He Sent His Son,” Children’s Songbook, trang 34–35.

Giăng 4:5–15

Chúa Giê Su Ky Tô là “nước sự sống” của tôi.

Tất cả các trẻ em trong lớp của anh chị em có thể liên tưởng đến cảm giác khát nước. Anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm đó như thế nào để giúp các trẻ em hiểu rằng chúng ta rất cần tới nước sự sống mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng bức tranh ở đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để kể câu chuyện về Chúa Giê Su và người đàn bà bên giếng. Yêu cầu các trẻ em kể lại câu chuyện đó.

  • Cho thấy một cốc nước, và hỏi các trẻ em điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rất khát và cái cốc không có nước. Tóm tắt Giăng 4:5–15, và làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm ban sự sống cho linh hồn chúng ta, giống như nước ban sự sống cho cơ thể chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Giăng 2:1–11

Tôi có thể tôn vinh mẹ của mình như Chúa Giê Su đã làm.

Tại đám cưới ở Ca Na, Ma Ri nói với Chúa Giê Su rằng rượu đã hết. Theo Bản Dịch Kinh Thánh Của Joseph Smith, Chúa Giê Su đã đáp lại mẹ của Ngài bằng cách hỏi: “Hỡi đàn bà kia, ngươi muốn ta làm điều gì cho ngươi? Ta sẽ làm” (Giăng 2:4, cước chú a). Chúa Giê Su là một tấm gương về cách các trẻ em nên đối đãi mẹ của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em đọc Giăng 2:1–11 và lần lượt kể lại những phần của đoạn đó bằng những lời riêng của chúng.

  • Yêu cầu các trẻ em liệt kê những điều mẹ của chúng có thể cần giúp đỡ. Mời các trẻ em thực hành điều chúng có thể nói với mẹ bằng cách sử dụng những lời của Chúa Giê Su: “Mẹ muốn con làm điều gì cho mẹ?” (Giăng 2:4, cước chú a).

  • Mời một số người mẹ thăm viếng lớp học của anh chị em và chia sẻ những gì các trẻ em làm đểcho thấy sự kính trọng đối với họ.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su nói chuyện với Ma Ri ở tiệc cưới

Chúa Giê Su đã nói với mẹ của Ngài: “Ngươi muốn ta làm điều gì cho ngươi?” (Bản Dịch Joseph Smith, Giăng 2:4 [trong Giăng 2:4, cước chú a]).

Giăng 3:1–8

Được báp têm và được làm lễ xác nhận giống như được sinh lại.

Khi chúng ta chịu phép báp têm, điều Chúa Giê Su gọi là “sinh bởi nước,” chúng ta nhận sự xá miễn tội lỗi của mình và có thể “vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mình giảng dạy hiểu sinh lại có nghĩa là gì?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đảo những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 3:3 và để cho các trẻ em sắp xếp chúng lại theo thứ tự đúng. Được báp têm và làm lễ xác nhận giống như được sinh lại như thế nào?

  • Trưng bàymột bức tranh của môt em bé sơ sinh và của một người được báp têm và được làm lễ xác nhận (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 104105). Chúng ta giống như một em bé sơ sinh sau khi chúng ta chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận như thế nào? (xin xem Giăng 3:3–5).

  • Mời các trẻ em chia sẻ những kỷ niệm về lễbáp têm của chúng. Đọc Mô Si A 18:8–10Giáo Lý và Giao Ước 20:37 để ôn lại giao ước báp têm. Hãy giảng dạy các trẻ em rằng dự phần Tiệc Thánh thành tâm mỗi tuàn là một cách để tiếp tục tiến trình của việc sinh lại.

  • Giúp các trẻ em ghi nhớ Những Tín Điều 1:4.

Giăng 3:16–17

Cha Thiên Thượng yêu thương tôi, đến nỗi Ngài Gửi Đến Con Trai của Ngài.

Làm cách nào tôi có thể giúp các trẻ em biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô được gửi xuống thé gian như một sự bày tỏ tình yêu thương của Cha Thiên Thượng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em vẽ một bức tranh về món quà yêu thích của chúng và người tặng món quà đó. Rồi mời một em đọc Giăng 3:16. Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta món quà gì? Món quà này cho thấy tình yêu thương của Ngài như thế nào?

  • Yêu cầu các trẻ em lắng nghe những câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Cha Thiên Thượng gửi Chúa Giê Su xuống với chúng ta?” khi chúng hát hay nghe bài “He Sent His Son,” Thánh Ca Và Những Bài Hát Trẻ Em, trang 34–35.

Giăng 4:6–23

Chúa Giê Su cho tôi “nước sự sống.”

Giống như Chúa Giê Su sử dụng nước để dạy người đàn bà Sa Ma Ri, anh chị em có thể sử dụng nước để giảng dạy các trẻ em tại sao chúng ta cần phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho mỗi trẻ em uống một ngụm nước, và yêu cầu chúng chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng khát. Nói về việc cảm thấy như thế nào khi cuối cùng uống được một ngụm nước.

  • Hãy viết tóm tắt những câu từ câu chuyện người đàn bà bên giếng, và yêu cầu các trẻ em tham khảo Giăng 4:6–23 để sắp xếp những câu này theo đúng thứ tự. Chúa Giê Su đã cố gắng dạy người đàn bà điều gì?

  • Vẽ lên bảng một cốc nước, một dòng suối hoặc một con sông. Mời các trẻ em đặt tên cho những điều mà, giống như một cốc nước, làm thỏa mãn chúng ta trong thời gian ngắn. Những điều gì giống “nước sự sống” mà có thể làm thỏa mãn chúng ta mãi mãi?

  • Viết lên trên bảng Phúc âm giống nước nư thế nào? Yêu cầu các trẻ em nghĩ về cách chúng sẽ trả lời câu hỏi này khi chúng đọc Giăng 4:6–23.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Suy ngẫm việc yêu cầu các trẻ em cho mỗi thành viên trong gia đình một ngụm nước khi chúng về nhà. Khi các trẻ em làm như vậy, chúng có thể chia sẻ điều chúng học được về nước sự sống.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng những trang sinh hoạt. Khi các trẻ em hoàn thành những trang sinh hoạt, dùng thời gian để ôn lại những nguyên tắc từ bài học.