Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày Chủ Nhật Thứ Tư


“Các Buổi Họp Ngày Chủ Nhật Thứ Tư,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và Hội Phụ Nữ (2017)

Các Buổi Họp Ngày Chủ Nhật Thứ Tư

Các Buổi Họp Ngày Chủ Nhật Thứ Tư

Vào ngày Chủ Nhật thứ tư của mỗi tháng, các nhóm túc số, các nhóm, và Hội Phụ Nữ thảo luận một đề tài do Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chọn ra. Các đề tài này sẽ được cập nhật với mỗi đại hội trung ương. Đề tài cho đến đại hội trung ương kế tiếp sẽ là về ngày Sa Bát. Các vị lãnh đạo hoặc giảng viên có thể chọn từ các giáo lý và các sinh hoạt học tập được đề nghị dưới đây, kết hợp một vài sinh hoạt, hoặc tạo ra sinh hoạt riêng tùy theo nhu cầu của các tín hữu.

Ngày Sa Bát là ngày để tưởng nhớ đến những gì Thượng Đế đã làm cho chúng ta.

Trong suốt lịch sử, Thượng Đế đã liên kết những công việc vĩ đại nào đó với ngày Sa Bát. Những công việc vĩ đại này gồm có Sự Sáng Tạo (xin xem Sáng Thế Ký 2:1–3), cuộc di cư khỏi Ai Cập của con cái Y Sơ Ra Ên (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:15), và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Giăng 20:1–19; Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7). Mời các tín hữu ôn lại các đoạn này và thảo luận làm thế nào việc ghi nhớ mỗi sự kiện này có thể giúp chúng ta tôn trọng ngày Sa Bát. Một số công việc vĩ đại nào Thượng Đế đã thực hiện cho chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể ghi nhớ những điều này trong ngày Sa Bát? Nếu có thể, mời các tín hữu thảo luận các câu hỏi giống như các câu hỏi này trong gia đình của họ.

Chúa Giê Su Ky Tô là Chúa của Ngày Sa Bát.

Ngày Sa Bát còn được gọi là ngày của Chúa (xin xem Khải Huyền 1:10). Anh chị em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô được gọi là Chúa của ngày Sa Bát? (xin xem Ma Thi Ơ 12:8). Cùng nhau ôn lại một vài câu mà có thể giúp soi dẫn các tín hữu nghĩ về những cách để làm cho những kinh nghiệm ngày Sa Bát của họ tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô (ví dụ, Hê La Man 5:12; Ê The 12:41; Mô Rô Ni 10:32; và GLGƯ 6:36–37). Các tín hữu có thể chia sẻ các câu nào nữa mà có thể giúp họ làm cho ngày Sa Bát tập trung vào Đấng Ky Tô hơn? Chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu nào để giúp chúng ta tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong suốt cả ngày Sa Bát?

Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương của chúng ta về việc tôn trọng ngày Sa Bát.

Trong giáo vụ trần thế của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã tận dụng những cơ hội để giảng dạy về ngày Sa Bát. Mời các tín hữu đọc câu chuyện sau đây và lập một bản liệt kê những điều Chúa Giê Su đã làm trong ngày Sa Bát và các nguyên tắc Ngài giảng dạy: Lu Ca 6:1–11; 13:11–17; Giăng 5:1–20; 9:1–16. Chúng ta học được các nguyên tắc nào khác từ các câu sau đây? Xuất Ê Díp Tô Ký 20:8–11; 31:12–18; Ê Sai 58:13–14; và GLGƯ 59:9–19. Mời các tín hữu chia sẻ điều gì họ có thể làm để noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

Xin xem thêm Russell M. Nelson, “Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 129–132.

Ngày Sa Bát là một ngày thờ phượng.

Viết từ thờ phượng lên trên bảng và mời các thành viên trong lớp viết các từ khác có liên quan bên cạnh đó. Sau đó vẽ ba cột có các từ trước, trong khi,sau ở đầu mỗi cột. Chúng ta có thể làm gì trước, trong khi, và sau nhà thờ để thờ phượng Chúa vào ngày thánh của Ngài? Các thành viên trong lớp có thể cùng đọc Mô Si A 18:17–29Mô Rô Ni 6 để có ý kiến. Mời các tín hữu suy ngẫm về cách những thái độ và hành động của họ vào ngày Sa Bát đang giúp đỡ họ thờ phượng Chúa vào ngày đó như thế nào (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 31:16–17). Chúng ta có thể làm gì để giúp cải thiện kinh nghiệm thờ phượng của gia đình mình và các tín hữu trong Giáo Hội trong các buổi họp Giáo Hội?

Việc dự phần Tiệc Thánh cho phép chúng ta luôn luôn có Thánh Linh ở cùng với mình.

Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Tiệc thánh ảnh hưởng đến cuộc sống của anh chị em như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, hãy mời các tín hữu làm việc theo từng cặp để chọn ra và thảo luận một cụm từ trong các lời cầu nguyện tiệc thánh Giáo Lý và Giao Ước 20:77, 79 và lời khuyên bảo trong Giáo Lý và Giao Ước 59:9. Cho mỗi cặp thời gian để tìm các câu thánh thư mà giúp họ hiểu rõ hơn các cụm từ của họ và thảo luận cách họ sẽ trả lời câu hỏi trên bảng. Anh chị em cũng có thể mời các học viên chọn các bài thánh ca ưa thích và cùng nhau hát.

Xin xem thêm Cheryl A. Esplin, “Tiệc Thánh—một Sự Đổi Mới cho Tâm Hồn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2014, 12–14.

Ngày Sa Bát là ngày để phục vụ người khác.

Chúng ta có thể học được điều gì về việc phục vụ người khác trong ngày Sa Bát từ những cách Đấng Cứu Rỗi đã phục vụ và ban phước cho những người xung quanh Ngài? Khuyến khích các tín hữu ôn lại và thảo luận Ma thi Ơ 9:10–13; Lu Ca 19:1–9; Giăng 11:32–46; 13:1–5, 12–17; và 3 Nê Phi 17:5–10. Mời các tín hữu nghĩ về các đoạn thánh thư này khi họ cân nhắc cách họ có thể phục vụ trong ngày Sa Bát. Chẳng hạn, họ có thể phục vụ những người trong gia đình, tìm đến những cá nhân và gia đình mà họ phục sự với tư cách là thầy giảng tại gia và giảng viên thăm viếng, làm công việc lịch sử gia đình, đi thăm người bệnh, hoặc chia sẻ phúc âm. Các tín hữu có thể tổ chức một buổi họp hội đồng gia đình để hoạch định những cách họ có thể phục vụ người khác vào ngày Sa Bát.

Hình Ảnh
Phục vụ một phụ nữ lớn tuổi đang nằm liệt giường