2016
Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới
tháng một 2016


Sứ Điệp Thăm Viếng Giảng Dạy của Hội Phụ Nữ, tháng Giêng năm 2016

Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới

Thành tâm nghiên cứu tài liệu này và tìm cách biết phải chia sẻ điều gì. Làm thế nào việc hiểu biết giáo lý về gia đình sẽ ban phước cho những người mà các chị em trông nom chăm sóc qua việc thăm viếng giảng dạy? Để biết thêm chi tiết, xin mời vào trang mạng reliefsociety.lds.org.

Đức Tin, Gia Đình, Trợ Giúp

Bonnie L. Oscarson, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nữ, nói về buổi họp Hội Phụ Nữ trung ương vào năm 1995 khi lần đầu tiên Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đọc “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”. “Chúng ta biết ơn và quý trọng tính chất rõ ràng, đơn giản, và tràn đầy lẽ thật của tài liệu được sự mặc khải soi dẫn này. … Bản tuyên ngôn về gia đình đã trở thành tiêu chuẩn của chúng ta để đánh giá những triết lý của thế gian, và tôi làm chứng rằng các nguyên tắc đã được quy định này … là đúng sự thật trong thời nay cũng như vào lúc được một vị tiên tri của Thượng Đế ban cho chúng ta cách đây gần 20 năm.”1

Carole M. Stephens, đệ nhất cố vấn trong chủ tịch đoàn trung ương Hội Phụ Nữ, nói thêm: “Từ bản tuyên ngôn về gia đình, chúng ta biết được, ‘Trong tiền dương thế, những người con trai và con gái linh hồn đã biết và đã thờ phượng Thượng Đế là Cha Vĩnh Cửu của họ’2 …

“… Mỗi người chúng ta đều thuộc vào và đều là cần thiết trong gia đình của Thượng Đế.”3

Chúng ta sống trong một thời kỳ mà các bậc cha mẹ phải bảo vệ nhà cửa của họ và gia đình họ. “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” có thể hướng dẫn chúng ta.

Các Câu Thánh Thư Bổ Sung

Mô Si A 8:16–17; Giáo Lý và Giao Ước 1:38

Các Câu Chuyện về Những Người Thời Nay

“Lee Mei Chen Ho ở Tiểu Giáo Khu Tao Yuan Thứ Ba, Giáo Khu Tao Yuan Taiwan, nói rằng bản tuyên ngôn đã đã dạy cho chị biết rằng mối quan hệ gia đình giúp phát triển các đặc tính thiêng liêng như đức tin, lòng kiên nhẫn và tình yêu thương. Chị nói: ‘Khi cố gắng cải thiện bản thân theo bản tuyên ngôn, tôi có thể cảm nhận được hạnh phúc thật sự.’”4

Barbara Thompson, là người đã có mặt khi bản tuyên ngôn được đọc lần đầu tiên và về sau đã phục vụ với tư cách là một cố vấn trong chủ tịch đoàn trung ương Hội Phụ Nữ, nói: “Tôi suy nghĩ một lát rằng [bản tuyên ngôn về gia đình] thật sự không liên quan quá nhiều đến tôi vì tôi sống độc thân và không có con cái. Nhưng hầu như ngay sau đó tôi lại nghĩ: ‘Nhưng bản tuyên ngôn đó quả thật có liên quan đến tôi. Tôi là một người có gia đình. Tôi là một đứa con gái, một người chị, một người dì, một người chị em họ, một đứa cháu bà con, và một đứa cháu gái. … Cho dù nếu tôi chỉ là một người duy nhất còn sống trong gia đình mình thì tôi vẫn là một người trong gia đình của Thượng Đế.’”5

Ghi Chú

  1. Bonnie L. Oscarson, “Những Người Bênh Vực cho Bản Tuyên Ngôn về Gia Đình,” Liahona, tháng Năm năm 2015, 14–15.

  2. “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, 129.

  3. Carole M. Stephens, “Gia Đình Là do Thượng Đế Quy Định,” Liahona, tháng Năm năm 2015, 11.

  4. Nicole Seymour, “‘The Family: A Proclamation to the World’ reaches 10-Year Milestone, Liahona, tháng Mười Một năm 2005, 127.

  5. Barbara Thompson, trong Daughters in My Kingdom: The History and Work of Relief Society (2011), 148.

Hãy Suy Nghĩ về Điều Này

“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” là một tài liệu cho thời kỳ chúng ta như thế nào?