Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
36. Thành Lập, Thay Đổi, và Đặt Tên cho Các Đơn Vị Mới


“36. Thành Lập, Thay Đổi, và Đặt Tên cho Các Đơn Vị Mới,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“36. Thành Lập, Thay Đổi, và Đặt Tên cho Các Đơn Vị Mới,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Hình Ảnh
người đàn ông đang đưa ra bài nói chuyện trong lễ Tiệc Thánh

36.

Thành Lập, Thay Đổi, và Đặt Tên cho Các Đơn Vị Mới

36.0

Lời Giới Thiệu

Các tín hữu Giáo Hội thuộc vào các giáo đoàn căn cứ theo nơi họ sống (xin xem Mô Si A 25:17–24). Các giáo đoàn này là cần thiết để tổ chức và thực hiện công việc của Giáo Hội dưới thẩm quyền thích hợp của chức tư tế. Các vị lãnh đạo của các giáo đoàn được ban cho các chìa khóa chức tư tế để cho phép thực hiện các giáo lễ của chức tư tế. Các giáo đoàn cũng giúp các tín hữu củng cố đức tin của nhau khi họ thờ phượng Thượng Đế, học hỏi những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô và phục vụ.

Các giáo đoàn của Giáo Hội (cũng còn được gọi là các đơn vị) gồm có giáo khu, giáo hạt, tiểu giáo khu và chi nhánh. Các giáo đoàn được thành lập, thay đổi hoặc đình chỉ, chỉ khi nào cần thiết.

Các vị lãnh đạo cố gắng gia tăng sức mạnh thuộc linh của các tín hữu trước khi đề nghị thành lập một đơn vị mới hoặc thay đổi ranh giới của một đơn vị. Các đơn vị mới chỉ nên được thành lập khi nào các đơn vị hiện tại đã đủ mạnh.

Để có được sự hỗ trợ ở Hoa Kỳ và Canada, hãy gọi số 1-801-240-1007. Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, hãy gọi cho văn phòng giáo vùng.

36.1

Thành Lập hoặc Thay Đổi Các Giáo Khu và Giáo Hạt

Các giáo khu được thành lập từ các giáo hạt hoặc bằng cách chia ra các giáo khu hiện tại. Một chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo có thể đề nghị thành lập một giáo khu mới. Trước hết vị ấy bảo đảm rằng việc này sẽ đáp ứng những điều kiện tối thiểu được cho thấy trong bảng dưới đây.

Những Điều Kiện Tối Thiểu để Thành Lập một Giáo Khu

Hoa Kỳ và Canada

Tất cả các quốc gia khác

Số lượng tín hữu (tích cực và kém tích cực)

Hoa Kỳ và Canada

3.000

Tất cả các quốc gia khác

1.900

Số lượng người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc tích cực, đóng tiền thập phân đầy đủ, có khả năng phục vụ trong các chức vụ lãnh đạo

Hoa Kỳ và Canada

180

Tất cả các quốc gia khác

120

Số lượng tiểu giáo khu

Hoa Kỳ và Canada

5

Tất cả các quốc gia khác

5

Các giáo hạt được thành lập từ các chi nhánh trong một phái bộ truyền giáo hoặc một giáo khu hiện tại. Không có số lượng tối thiểu các tín hữu hoặc chi nhánh cần có để thành lập một giáo hạt.

Một giáo hạt cần phải có mức độ về sức mạnh cần thiết cho một giáo khu trong ít nhất sáu tháng trước khi chủ tịch phái bộ truyền giáo có thể đề nghị lập nó thành một giáo khu.

Các ranh giới của một giáo khu hoặc giáo hạt tuân theo các ranh giới của các đơn vị ở bên trong đó. Để đề nghị thay đổi các ranh giới của giáo khu hoặc giáo hạt hay chuyển một đơn vị sang giáo khu hoặc giáo hạt lân cận, các chủ tịch của giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo có liên quan sẽ hoạch định và phối hợp lời đề nghị này.

Một chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo bắt đầu một đề nghị mới tại “Những Đề Nghị về Ranh Giới và Người Lãnh Đạo.” Nếu không thể sử dụng hệ thống trực tuyến, thì vị ấy có thể tải xuống các mẫu giấy bằng cách bấm vào đường liên kết.

Sự chấp thuận những thay đổi của giáo khu được đề nghị phải đến từ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai. Thông thường, họ đưa ra một quyết định trong vòng sáu tuần sau khi nhận được một đề nghị hoàn chỉnh.

36.2

Thành Lập hoặc Thay Đổi Các Tiểu Giáo Khu và Chi Nhánh trong Các Giáo Khu

Các tiểu giáo khu và chi nhánh trong các giáo khu được thành lập từ các đơn vị hiện tại. Một chủ tịch giáo khu có thể đề nghị thành lập một tiểu giáo khu hoặc chi nhánh mới trong giáo khu. Trước hết vị ấy bảo đảm rằng đơn vị mới sẽ đáp ứng những điều kiện tối thiểu được cho thấy trong các bảng dưới đây.

Những Điều Kiện Tối Thiểu để Thành Lập một Tiểu Giáo Khu

Hoa Kỳ và Canada

Tất cả các quốc gia khác

Số lượng tín hữu (tích cực và kém tích cực)

Hoa Kỳ và Canada

300

Tất cả các quốc gia khác

150

Số lượng người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc tích cực, đóng tiền thập phân đầy đủ, có khả năng phục vụ trong các chức vụ lãnh đạo

Hoa Kỳ và Canada

Cứ 1 người cho mỗi 20 tín hữu (tích cực và kém tích cực). Phải có tối thiểu 20 người.

Tất cả các quốc gia khác

Cứ 1 người cho mỗi 20 tín hữu (tích cực và kém tích cực). Phải có tối thiểu 15 người.

Những Điều Kiện Tối Thiểu để Thành Lập một Chi Nhánh trong một Giáo Khu

Số lượng tín hữu (tích cực và kém tích cực)

20

Số lượng người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc tích cực, đóng tiền thập phân đầy đủ, có khả năng phục vụ trong các chức vụ lãnh đạo

4

Một chủ tịch giáo khu có thể đề nghị thay đổi một chi nhánh thành một tiểu giáo khu khi đơn vị này đáp ứng những điều kiện tối thiểu và vị ấy đã xác định được một người mà có thể phục vụ với tư cách là giám trợ.

Một chủ tịch giáo khu có thể đề nghị tái sắp xếp hoặc đình chỉ các tiểu giáo khu và chi nhánh khi có một nhu cầu rõ ràng.

Một chủ tịch giáo khu bắt đầu một đề nghị mới tại “Những Đề Nghị về Ranh Giới và Người Lãnh Đạo.” Nếu không thể sử dụng hệ thống trực tuyến, thì vị ấy có thể tải xuống các mẫu giấy bằng cách bấm vào đường liên kết.

Chỉ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn mới có thể chấp thuận đề nghị này. Thông thường, họ đưa ra một quyết định trong vòng bốn tuần sau khi nhận được một đề nghị hoàn chỉnh.

36.3

Thành Lập hoặc Thay Đổi Các Chi Nhánh trong Các Phái Bộ Truyền Giáo

Một chủ tịch phái bộ truyền giáo có thể đề nghị thành lập các chi nhánh mới trong một phái bộ truyền giáo. Không cần phải có số lượng tối thiểu các tín hữu để thành lập một chi nhánh trong một phái bộ truyền giáo. Tuy nhiên, các chi nhánh mới này thường có ít nhất bốn người nắm giữ chức tư tế. Phải có ít nhất một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc tích cực, đóng tiền thập phân đầy đủ.

Một chủ tịch phái bộ truyền giáo bắt đầu một đề nghị mới tại “Những Đề Nghị về Ranh Giới và Người Lãnh Đạo.” Nếu không thể sử dụng hệ thống trực tuyến, thì vị ấy có thể tải xuống các mẫu giấy bằng cách bấm vào đường liên kết.

Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể đưa ra sự chấp thuận cuối cùng hoặc từ chối đề nghị của chủ tịch phái bộ truyền giáo để:

  • Thành lập và đặt tên cho một chi nhánh mới trong một phái bộ truyền giáo.

  • Đình chỉ một chi nhánh trong một phái bộ truyền giáo.

  • Thay đổi các ranh giới của chi nhánh trong một phái bộ truyền giáo nếu sự thay đổi không ảnh hưởng đến một giáo khu, giáo hạt hoặc một phái bộ truyền giáo khác.

Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng phải đệ trình lời đề nghị đã được chấp thuận lên trụ sở Giáo Hội để giải quyết trước khi chi nhánh có thể được thành lập hoặc thay đổi trong các hệ thống của Giáo Hội.

Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể tán thành nhưng không đưa ra sự chấp thuận cuối cùng nào về đề nghị của chủ tịch phái bộ truyền giáo để:

  • Chuyển một chi nhánh đến một giáo khu, giáo hạt hoặc phái bộ truyền giáo khác.

  • Thay đổi tên của một chi nhánh hiện tại trong một phái bộ truyền giáo.

  • Thay đổi các ranh giới của chi nhánh trong một phái bộ truyền giáo nếu sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến một giáo khu, giáo hạt hoặc phái bộ truyền giáo khác.

  • Thành lập hoặc thay đổi một chi nhánh của phái bộ truyền giáo dành cho những người trẻ tuổi độc thân hoặc những người thành niên độc thân; các tín hữu không nói được tiếng bản xứ địa phương; các tín hữu đang ở trong các trung tâm chăm sóc, các chương trình điều trị hoặc nhà tù; hoặc các tín hữu trong quân đội.

Trong những tình huống này, Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng duyệt xét lại đề nghị và nếu tán thành, họ sẽ đệ trình đề nghị đó để có được sự chấp thuận. Chỉ có Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn mới có thể đưa ra sự chấp thuận cuối cùng. Thông thường, họ đưa ra một quyết định trong vòng bốn tuần sau khi nhận được một đề nghị hoàn chỉnh.

Hình Ảnh
gia đình tại nhà thờ

36.4

Đặt Tên cho Các Đơn Vị của Giáo Hội

Tên của một đơn vị nên giúp cho những người sống trong khu vực nhận ra đơn vị đó. Thông thường, không nên thay đổi tên của các đơn vị hiện tại.

Nếu chỉ muốn thay đổi tên của đơn vị, thì một chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo không cần sử dụng hệ thống trực tuyến. Vị ấy đệ trình đề nghị này bằng cách gọi số 1-801-240-1007. Nếu ở bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, vị ấy gọi cho văn phòng giáo vùng.

Nếu cần thay đổi tên một đơn vị vì lý do sắp xếp lại ranh giới, thì chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo bắt đầu một đề nghị mới bằng cách sử dụng hệ thống trực tuyến tại trang mạng Những Đề Nghị về Ranh Giới và Người Lãnh Đạo. Nếu không thể sử dụng hệ thống trực tuyến, thì vị ấy có thể tải xuống các mẫu giấy bằng cách bấm vào đường liên kết.

Chỉ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn mới có thể chấp thuận những đề nghị này.

Các Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể chấp thuận những đề nghị để thành lập và đặt tên cho các chi nhánh mới trong các phái bộ truyền giáo (xin xem phần 36.3).

36.4.1

Đặt Tên cho Các Giáo Khu và Giáo Hạt

Từ đầu tiên của tên giáo khu hoặc giáo hạt là một trong những từ sau đây:

  • Thành phố nơi đặt trụ sở của giáo khu hoặc giáo hạt

  • Một thành phố khác trong giáo khu hoặc giáo hạt mà được nhiều tín hữu biết đến

  • Một đặc điểm địa lý ở trong các ranh giới của giáo khu hoặc giáo hạt

Ở Hoa Kỳ và Canada, từ thứ hai là tiểu bang hoặc tỉnh mà có giáo khu hoặc giáo hạt nằm trong đó. Ở các nước khác, từ thứ hai là tên của nước đó.

Khi có nhiều hơn một giáo khu hoặc giáo hạt ở trong cùng một thành phố, thì từ thứ ba là một đặc điểm nhận dạng ở trong các ranh giới của đơn vị. Một số đặc điểm nhận dạng có thể được chấp thuận cho tên của giáo khu và giáo hạt được cho thấy dưới đây:

  • Phương hướng la bàn (bắc, nam, đông hoặc tây)

  • Cộng đồng hoặc khu phố

  • Đặc điểm địa lý

Một số đặc điểm nhận dạng mà không được phép đặt cho tên của giáo khu và giáo hạt được cho thấy dưới đây:

  • Các thuật ngữ về phương hướng khác (ví dụ: tây nam)

  • Tên người

Khi tên của một thành phố giống như tên của tiểu bang, tỉnh hoặc quốc gia, thì nó không được lặp lại trong tên. Ví dụ:

  • Giáo Khu Idaho Falls Taylor Mountain, chứ không phải là Giáo Khu Idaho Falls Idaho Taylor Mountain

  • Giáo Khu México City Azteca, chứ không phải là Giáo Khu México City México Azteca

36.4.2

Đặt Tên cho Các Tiểu Giáo Khu và Chi Nhánh

Một tiểu giáo khu hoặc chi nhánh được đặt tên theo một đặc điểm nhận dạng ở trong các ranh giới của nó. Một số đặc điểm nhận dạng có thể được chấp thuận cho tên của giáo khu và giáo hạt được cho thấy dưới đây:

  • Thành phố

  • Cộng đồng hoặc khu phố

  • Đường

  • Công viên

  • Trường học

  • Đặc điểm địa lý

Một số đặc điểm nhận dạng mà không được phép đặt cho tên của giáo khu và giáo hạt được cho thấy dưới đây:

  • Phương hướng la bàn (ví dụ, đông hoặc tây bắc)

  • Tên người

  • Các tên chỉ dựa trên một quang cảnh (ví dụ, Quang Cảnh Đền thờ, Quang Cảnh Núi Non hoặc Quang Cảnh Sông Nước)

  • Kết hợp hai cái tên để tạo ra một cái tên mới

Chỉ có tên của một đặc điểm nhận dạng được sử dụng trong tên của tiểu giáo khu hoặc chi nhánh. Nếu có nhiều hơn một tiểu giáo khu hoặc chi nhánh có cùng tên, thì một con số sẽ được thêm vào làm một phần của cái tên, chẳng hạn như Tiểu Giáo Khu Preston số 1 và Tiểu Giáo Khu Preston số 2.

Cái tên của tiểu giáo khu hoặc chi nhánh phải bằng ngôn ngữ của khu vực đó. Nếu ngôn ngữ không sử dụng bảng chữ cái La Tinh, thì đơn nộp phải có một bản dịch sử dụng các ký tự La Tinh.

36.5

Thực Hiện Những Thay Đổi Được Đề Nghị

36.5.1

Những Thay Đổi của Giáo Khu và Giáo Hạt

Bức thư chấp thuận cho việc thành lập hoặc đình chỉ một giáo khu hoặc giáo hạt thường cho thấy ngày tháng mà những thay đổi sẽ được thực hiện. Không nên loan báo ngày tháng này cho đến khi Vị Thẩm Quyền Trung Ương đã được chỉ định thảo luận các chi tiết với chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo. Những thay đổi thực sự không được loan báo cho đến khi có đại hội giáo khu hoặc giáo hạt.

Các chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo thông báo cho trụ sở của Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng của họ sau khi những thay đổi đã được thực hiện.

36.5.2

Những Thay Đổi của Tiểu Giáo Khu và Chi Nhánh

Sau khi nhận được sự chấp thuận cho những thay đổi của tiểu giáo khu hoặc chi nhánh, một chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo thường có 90 ngày để trình bày những thay đổi cho các tín hữu biểu quyết tán trợ. Nếu cần trì hoãn lâu hơn 90 ngày, thì ông ta xin phép từ Văn Phòng của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Các chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo thông báo cho trụ sở của Giáo Hội hoặc văn phòng giáo vùng của họ sau khi những thay đổi đã được thực hiện. Các bản đồ và các đơn vị không được cập nhật cho đến khi chúng được trụ sở của Giáo Hội ghi vào hồ sơ.

Hình Ảnh
mọi người đang hát tại nhà thờ

36.6

Chương Trình dành cho Đơn Vị Cơ Bản

Giáo Hội đã phát triển Chương Trình dành cho Đơn Vị Cơ Bản để sử dụng cho một số chi nhánh nhỏ hoặc những sự quy tụ nhỏ của các tín hữu đã được cho phép được gọi là các nhóm (xin xem phần 37.7 để biết thêm thông tin về các nhóm). Một Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể cho phép sử dụng Chương Trình dành cho Đơn Vị Cơ Bản trong các chi nhánh nhỏ hoặc trong các nhóm nơi mà bất cứ điều kiện nào trong các điều kiện sau đây áp dụng:

  • Giáo Hội đang ở giai đoạn đầu.

  • Các tín hữu sống rải rác về mặt địa lý.

  • Số lượng tín hữu còn ít và giới lãnh đạo chỉ mới bắt đầu phát triển.

  • Các tín hữu có các nhu cầu ngôn ngữ đặc biệt hoặc đang ở trong các trung tâm chăm sóc, các chương trình điều trị hoặc nhà tù.

Một Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng cũng có thể cho phép sử dụng Chương Trình dành cho Đơn Vị Cơ Bản trong các phái bộ truyền giáo hoặc giáo khu nơi có những điều kiện này.

Những chỉ dẫn về chương trình này được cung cấp trong Sách Hướng Dẫn Chương Trình dành cho Đơn Vị Cơ Bản. Các thông tin khác được cung cấp trong Sách Hướng Dẫn Chi Nhánh, Sách Hướng Dẫn Các Vị Lãnh Đạo Chức Tư Tế và Tổ Chức Bổ Trợ, Sách Hướng Dẫn Gia Đình,Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy.