Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 14–20 tháng Chín. 3 Nê Phi 8–11: “Hãy Đứng Dậy và Tiến Lại Gần Ta”


“Ngày 14–20 tháng Chín. 3 Nê Phi 8–11: ‘Hãy Đứng Dậy và Tiến Lại Gần Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 14–20 tháng Chín. 3 Nê Phi 8–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Chúa Giê Su hiện ra cùng dân Nê Phi

I Am the Light of the World (Ta Là Sự Sáng của Thế Gian), tranh do James Fullmer họa

Ngày 14–20 tháng Chín

3 Nê Phi 8–11

“Hãy Đứng Dậy và Tiến Lại Gần Ta”

Việc xem lại những ấn tượng anh chị em đã ghi chép trong khi học tập cá nhân về 3 Nê Phi 8–11 có thể gợi ra những ý kiến để giảng dạy. Những gợi ý dưới đây có thể cho anh chị em các ý kiến bổ sung.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi khi mọi người sẽ chịu chia sẻ hơn nếu anh chị em hỏi một điều gì đó cụ thể. Ví dụ, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ điều gì đó từ 3 Nê Phi 8–11 mà đã dạy họ về thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể đưa ra lời mời này trước vài ngày để họ có thể chuẩn bị để chia sẻ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

3 Nê Phi 8:–10

Nếu chúng ta hối cải, Đấng Cứu Rỗi sẽ quy tụ, bảo vệ và chữa lành chúng ta.

  • Các chương này chứa đựng những câu chuyện về sự hủy diệt và tàn phá, nhưng chúng cũng dạy những bài học thuộc linh mà có thể giúp chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Anh chị em có thể chia lớp thành ba nhóm và chỉ định mỗi nhóm tra cứu một chương từ 3 Nê Phi 8–10, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mô tả những điều mà dân chúng đã học được hoặc đã trải qua. Sau đó, một người từ mỗi nhóm có thể chia sẻ với phần còn lại của lớp những điều mà nhóm của họ đã khám phá ra. Khuyến khích các thành viên trong lớp thảo luận cách mà những bài học thuộc linh này có thể giúp chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn.

  • Một sứ điệp quý giá trong những chương này là Đấng Cứu Rỗi tìm đến chúng ta với tình yêu thương và lòng thương xót ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất của chúng ta. Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp nghĩ về một người mà họ biết đang trải qua thời gian thử thách và sau đó tra cứu những lời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 9:13–2210:1–10 để tìm những cụm từ có thể giúp người đó. Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân khi họ cảm thấy Đấng Cứu Rỗi tìm đến mình.

3 Nê Phi 9:19–22

Chúa đòi hỏi “một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối.”

  • Trước khi Đấng Cứu Rỗi đến, những người trung tín ở đất hứa đã tuân theo luật pháp Môi Se, trong đó bao gồm việc hy sinh các con vật. Để giúp các thành viên trong lớp hiểu luật này rõ hơn, anh chị em có thể vắn tắt ôn lại Môi Se 5:5–8. Tại sao thời xưa dân của Thượng Đế lại được truyền lệnh để hy sinh các con vật? Lệnh truyền mới được Đấng Cứu Rỗi ban ra trong 3 Nê Phi 9:20 là gì, và làm thế nào lệnh truyền này hướng chúng ta về Ngài và sự hy sinh của Ngài? Những lời trích dẫn về luật hy sinh trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp ích.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp hiểu ý nghĩa của việc có một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách viết lên bảng các từ đau khổ, thống hối,hy sinh. Sau đó, anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp vẽ những bức hình thể hiện ý nghĩa của những từ này đối với họ hoặc viết những từ hoặc cụm từ mà họ liên kết với các từ này. Khi các thành viên trong lớp chia sẻ những bức hình, từ hoặc cụm từ của họ, họ có thể thảo luận cách thức những điều này liên quan việc Đấng Cứu Rỗi yêu cầu chúng ta trong 3 Nê Phi 9:19–22. Lời trích dẫn của Anh Cả D.Todd Christofferson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp ích.

3 Nê Phi 11:1–17

Chúa Giê Su Ky Tô là Ánh Sáng của Thế Gian.

  • Những sự kiện được mô tả trong 3 Nê Phi 11:1–17 thuộc vào trong số những sự kiện thiêng liêng nhất trong Sách Mặc Môn. Cân nhắc việc cho các thành viên trong lớp của anh chị em một chút thời gian để đọc thầm những câu thánh thư này. Anh chị em có thể viết một vài câu hỏi lên bảng để họ suy ngẫm khi họ đọc, như: Anh chị em sẽ cảm thấy như thế nào nếu anh chị em ở giữa những người này? Điều gì gây ấn tượng cho anh chị em về Đấng Cứu Rỗi trong những câu thánh thư này? Anh chị em học được điều gì từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi? hay Những kinh nghiệm gì đã cho anh chị em lời chứng về Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của anh chị em? Anh chị em có thể cho phép các thành viên trong lớp chia sẻ một số suy nghĩ hoặc ấn tượng của họ.

    Chúa Giê Su cho người dân Nê Phi thấy những vết đinh trên tay Ngài

    One by One (Từng Người Một), tranh do Walter Rane họa

3 Nê Phi 11:10–41

Chúa Giê Su Ky Tô thiết lập giáo lý và Giáo Hội của Ngài.

  • Có thể có ích để lưu ý những điều đầu tiên mà Đấng Cứu Rỗi đã chọn để nói và làm khi Ngài xuất hiện ở xứ Phong Phú. Các thành viên trong lớp có thể đánh dấu hoặc viết xuống những lẽ thật mà họ nhận ra từ những lời nói và hành động của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 11:10–41. Mời họ chia sẻ điều họ tìm được. Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ các câu này? Chúng ta học được điều gì về Giáo Hội của Ngài?

  • Để chấm dứt những bất đồng thấy rõ giữa dân chúng liên quan đến phép báp têm, Đấng Cứu Rỗi đã tiết lộ những lẽ thật quan trọng về giáo lễ này trong 3 Nê Phi 11. Để giúp các thành viên trong lớp khám phá những lẽ thật này, anh chị em có thể viết số của những câu thánh thư sau lên bảng: 21–25, 26–27, 33–34. Mời mỗi thành viên trong lớp chọn một hoặc hai câu thánh thư và chia sẻ lẽ thật mà câu đó dạy về phép báp têm.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Lớp học của anh chị em có thể thích thú để biết rằng cuộc viếng thăm của Đấng Cứu Rỗi đến dân Nê Phi và dân La Man đã ảnh hưởng tới họ sâu sắc đến nỗi những người hay bất đồng trước đây đã sống trong hòa bình trong 200 năm sau đó (xin xem 4 Nê Phi 1). Điều này có thể soi dẫn các thành viên trong lớp học tập 3 Nê Phi 12–16 để học những điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho người dân mà có thể dẫn đến một sự thay đổi mạnh mẽ như vậy.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Luật hy sinh.

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã giải thích một cách mà chúng ta sống theo luật hy sinh ngày nay:

“Sau sự hy sinh cuối cùng của Đấng Cứu rỗi, hai sự điều chỉnh đã được thực hiện trong việc thực hành [luật hy sinh]. Thứ nhất, giáo lễ Tiệc Thánh thay thế cho lễ vật hy sinh; và thứ hai, sự thay đổi này đã chuyển trọng tâm của sự hy sinh từ con vật của một người sang chính người đó. Theo một nghĩa nào đó, sự hy sinh đã thay đổi từ của lễ hy sinh sang người dâng của lễ hy sinh. …

“… Thay vì Chúa đòi hỏi các con thú vật hoặc lúa thóc, giờ đây Ngài muốn chúng ta từ bỏ tất cả những gì không tin kính. …

“… Khi chúng ta khắc phục ước muốn ích kỷ và đặt Thượng Đế lên trước hết trong cuộc sống của mình và giao ước phục vụ Ngài bất chấp nỗ lực, thì chúng ta đang sống theo luật hy sinh vậy” (“The Law of Sacrifice (Luật Hy Sinh),” Ensign, tháng Mười năm 1998, trang 10).

Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói: “Thực ra, sự hy sinh cá nhân không bao giờ là việc đặt một con vật trên bàn thờ. Thay vì thế, đó là một sự sẵn lòng để đặt con thú bên trong chúng ta lên trên bàn thờ và để cho nó bị thiêu đốt!” (“Deny Yourselves of All Ungodliness (Chối Bỏ Tất Cả Mọi Sự Không Tin Kính,” Ensign, tháng Năm năm 1995, trang 68).

Một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối.

Anh Cả D. Todd Christofferson đã giải thích ý nghĩa của một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối:

“Các em có thể dâng lên Chúa món quà của tấm lòng đau khổ hay hối cải và tâm hồn thống hối hay tuân phục. Thật ra, đó là món quà của bản thân các em—con người hiện tại của các em và con người mà các em sẽ trở thành.

“Có một điều gì đó về các em hoặc trong cuộc sống của các em mà không thanh khiết hay không xứng đáng không? Khi các em loại bỏ được điều đó thì đó là một món quà dâng lên Đấng Cứu Rỗi. Có một thói quen hay đức tính tốt nào thiếu sót trong cuộc sống của các em không? Khi các em đạt được điều đó và làm cho điều đó thành một phần của cá tính mình, thì các em đang dâng lên Chúa một món quà” (“Nếu Khi Ngươi Đã Cải Đạo,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 12).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy cùng nhau làm việc với các thành viên trong gia đình. “Những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến một cá nhân—tốt hay xấu—thường là những người trong nhà của họ. Vì mái gia đình là trung tâm của việc sống theo và học tập phúc âm, các nỗ lực của các anh chị em để củng cố một học viên sẽ hiệu quả nhất khi các anh chị em cùng nhau làm việc với … [những người trong gia đình]” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8–9).