Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28: ‘Làm Chức Việc và Làm Chứng’


“Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28: ‘Làm Chức Việc và Làm Chứng’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019

Hình Ảnh
Phao Lô ở trong ngục tù

Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám

Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28

“Làm Chức Việc và Làm Chứng”

Những ấn tượng từ Đức Thánh Linh thường là êm dịu và đôi khi thoáng qua. Việc ghi lại những ấn tượng của mình cho phép anh chị em suy nghĩ sâu hơn về những ấn tượng đó. Khi anh chị em đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28, hãy viết xuống những ý nghĩ và cảm giác đến với mình và dành ra thời gian để suy ngẫm.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Chủ Tịch Thomas S. Monson hứa rằng: “Khi chúng ta làm công việc của Chúa, thì chúng ta được quyền có được sự giúp đỡ của Chúa” (“Học Hỏi, Làm, Trở Thành” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 62). Tuy nhiên, chúng ta không có quyền có được một cuộc sống mà không có khó khăn thử thách và một loạt những thành công vô tận. Để làm chứng cho điều này, chúng ta chỉ cần nhìn vào Sứ Đồ Phao Lô. Công việc mà Đấng Cứu Rỗi giao cho ông là “để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y Sơ Ra Ên” (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:15). Trong các chương 22–28 của Công Vụ Các Sứ Đồ, chúng ta thấy Phao Lô làm tròn công việc này và gặp phải khó khăn—xiềng xích, tù tội, lạm dụng thể xác, đắm tàu, và thậm chí còn bị rắn cắn. Nhưng chúng ta cũng biết rằng Chúa Giê Su “hiện đến cùng người mà phán rằng: Hãy giục lòng mạnh mẽ” (Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11). Kinh nghiệm của Phao Lô là một lời nhắc nhở đầy soi dẫn rằng khi các tôi tớ của Chúa chấp nhận lời kêu gọi của Ngài để “đi và dạy dỗ muôn dân,” Ngài sẽ làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài với họ: “Này, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma Thi Ơ 28:19–20).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập riêng cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân

Công Vụ Các Sứ Đồ 22:1–21; 26:1–29

Các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô mạnh dạn chia sẻ chứng ngôn của họ.

Khi Phao Lô đưa ra những chứng ngôn hùng hồn được ghi lại trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22 và 26, ông đang bị cầm tù bởi quân lính La Mã. Những người mà ông trò chuyện có quyền kết cho ông án tử hình. Nhưng ông vẫn chọn để can đảm làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và “sự hiện thấy trên trời” (Công Vụ Các Sứ Đồ 26:19) mà ông nhận được. Điều gì soi dẫn anh chị em về những lời của ông? Hãy cân nhắc cơ hội anh chị em có để chia sẻ chứng ngôn của mình. Ví dụ, khi nào là lần cuối cùng anh chị em nói cho gia đình mình và những người khác biết về cách anh chị em đạt được chứng ngôn của mình về phúc âm?

Công Vụ Các Sứ Đồ 22:1–21; 26:9–20

Tại sao có những điểm khác biệt giữa ba câu chuyện về khải tượng của Phao Lô về Chúa Giê Su Ky Tô?

Sách Công Vụ Các Sứ Đồ gồm có ba câu chuyện về khải tượng kỳ diệu của Phao Lô trên đường đến thành Đa Mách (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 9:3–20; 22:1–21; 26:9–20). Mỗi câu chuyện này đều khác nhau một chút, và một số câu chuyện cung cấp nhiều chi tiết hơn câu chuyện kia. Vì các câu chuyện này được kể lại cho những thính giả khác nhau vì những mục đích khác nhau, nên là điều hợp lý rằng Phao Lô chọn tập trung những phần khác nhau của kinh nghiệm đó cho mỗi thính giả.

Tương tự như vậy, Joseph Smith ghi lại một vài câu chuyện về Khải Tượng Thứ Nhất của ông (xin xem “First Vision Accounts,” Gospel Topics, topics.lds.org). Các câu chuyện khác nhau được kể lại cho các thính giả khác nhau vì các mục đích khác nhau và đưa ra những hiểu biết sâu sắc mà sẽ không có sẵn nếu chỉ có một câu chuyện.

Công Vụ Các Sứ Đồ 23:10–11; 27:13–25, 40–44

Chúa ở bên cạnh những người cố gắng để phục vụ Ngài.

Giống như giáo vụ của Phao Lô cho thấy rõ ràng, rằng những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta không phải là dấu hiệu rằng Thượng Đế không tán thành công việc chúng ta đang làm. Thực ra, đôi khi trong những lúc khó khăn, chúng ta cảm thấy sự hỗ trợ của Ngài mạnh mẽ nhất. Có thể rất thú vị để xem điều anh chị em đã đọc mới đây về sứ mệnh của Phao Lô và liệt kê một số điều ông phải chịu đựng (xin xem, ví dụ, Công Vụ Các Sứ Đồ 14:19–20; 16:19–27; 21:31–34; 23:10–11; 27:13–25, 40–44). Làm thế nào Chúa đã có thể ở bên ông ấy, và sự việc này dạy anh chị em điều gì về nỗ lực của riêng anh chị em trong sự phục vụ Chúa?

Công Vụ Các Sứ Đồ 24:24–27; 26:1–3, 24–2927

Tôi có thể chọn chấp nhận hoặc từ chối lời của các tôi tớ của Thượng Đế.

Trong suốt giáo vụ của Ngài, Phao Lô đã chia sẻ chứng ngôn hùng hồn về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Nhiều người chấp nhận lời chứng của ông, nhưng không phải ai cũng chấp nhận. Khi anh chị em đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 24:24–27Công Vụ Các Sứ Đồ 26:1–3, 24–29, hãy viết xuống những từ và cụm từ cho thấy cách những kẻ cai trị La Mã ở Giu Đê phản ứng với những lời giảng dạy của Phao Lô:

Phê Lít

Phê Tu

Vua Ạc Ríp Ba

Khi đi tàu đến thành Rô Ma để bị thử thách bởi Sê Sa, Phao Lô tiên tri rằng “nguy hiểm và hư hại” sẽ xảy đến với con tàu và hành khách trên tàu (Công Vụ Các Sứ Đồ 27:10). Đọc chương 27 để tìm hiểu cách những người bạn cùng tàu với Phao Lô phản ứng với những lời cảnh báo này. Anh chị em có tìm ra bất cứ bài học nào cho bản thân mình trong kinh nghiệm của họ không?

Anh chị em có bao giờ phản ứng giống như bất cứ ai trong số những người này khi anh chị em nghe thấy những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội không? Một số hậu quả có thể có vì phản ứng theo những cách này là gì? Anh chị em học được điều gì từ những câu chuyện này về việc lắng nghe lời khuyên bảo của Chúa qua các tôi tớ của Ngài?

Xin xem thêm 2 Nê Phi 33:1–2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:24–25; D. Todd Christofferson, “Tiếng Nói Cảnh Cáo,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 108–111.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:

Công Vụ Các Sứ Đồ 24:16

Trước sự cải đạo của ông, Phao Lô có một lý lịch dài đầy những sự xúc phạm đối với Thượng Đế. Nhưng bởi vì ông sẵn sàng hối cải, ông đã có thể nói: “Vì cớ ấy, nên tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người” (xin xem thêm GLGƯ 135:4). Làm thế nào chúng ta có thể dứt bỏ lương tâm cảm thấy có điều gì xúc phạm đến Thượng Đế và những người khác?

Công Vụ Các Sứ Đồ 26:16–18

Trong các câu này, Chúa đã kêu gọi Phao Lô làm điều gì? Chúng ta có những cơ hội nào để làm những điều tương tự?

Công Vụ Các Sứ Đồ 28:1–9

Có ai trong gia đình anh chị em thích rắn không? Anh chị em có thể muốn yêu cầu người đó hoặc một người khác trong gia đình kể những câu chuyện được tìm thấy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 28:1–9. Con cái anh chị em có thể rất thích vẽ tranh minh họa hoặc đóng diễn những câu chuyện này. Chúng ta có thể học được bài học nào từ những câu chuyện này? Một bài học có thể là Chúa làm tròn những lời hứa của Ngài đưa ra cho các tôi tớ của Ngài. Ví dụ, anh chị em có thể so sánh những lời hứa được lập trong Mác 16:18 với sự làm tròn những lời hứa đó trong kinh nghiệm của Phao Lô. Anh chị em cũng có thể tìm thấy trong bài nói chuyện tại đại hội trung ương gần đây một lời hứa được lập bởi các tôi tớ của Chúa—có thể là một lời hứa có ý nghĩa đối với gia đình anh chị em—và trưng bày trong nhà mình. Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy đức tin của mình rằng lời hứa này sẽ được làm tròn?

Hình Ảnh
rắn

Thượng Đế bảo vệ Phao Lô khi một con rắn độc cắn ông.

Công Vụ Các Sứ Đồ 28:22–24

Giống như Giáo Hội trong thời của Phao Lô (gọi là “phần đạo” trong câu 22), Giáo Hội ngày nay hay bị “chống nghịch khắp mọi nơi.” Khi người ta chống nghịch Đấng Cứu Rỗi và Giáo Hội Ngài, Phao Lô đã phản ứng như thế nào? Chúng ta có thể học được điều gì từ kinh nghiệm của Phao Lô?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập Trung vào các nguyên tắc mà sẽ ban phước cho gia đình anh chị em. Khi anh chị em học thánh thư, hãy tự hỏi: “Tôi tìm thấy điều gì ở đây mà sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với gia đình tôi?” (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 17.)

Hình Ảnh
Phao Lô đứng trước Vua Ạc Ríp Ba

Valiant in the Testimony of Jesus Christ (Dũng Cảm trong Chứng Ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô), tranh của Daniel A. Lewis. Phao Lô đứng trước Vua Ạc Ríp Ba.