Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 14–20 tháng Tư: “Ta Là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết”: Lễ Phục Sinh


“Ngày 14–20 tháng Tư: ‘Ta Là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết’: Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Giáo Lý và Giao Ước năm 2025 (2025)

“Lễ Phục Sinh”, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2025

Bức tượng Đấng Ky Tô

Ngày 14–20 tháng Tư: “Ta Là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết”: Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh

Ngày 3 tháng Tư năm 1836 là ngày Chủ Nhật Phục sinh. Sau khi giúp ban phước lành Tiệc Thánh cho các Thánh Hữu trong Đền Thờ Kirtland mới được làm lễ cung hiến, Joseph Smith và Oliver Cowdery tìm thấy một nơi yên tĩnh phía sau tấm màn che và cúi đầu thầm cầu nguyện. Và rồi, vào ngày thiêng liêng ấy khi các Ky Tô Hữu ở khắp nơi đang kỷ niệm Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, chính Đấng Cứu Rỗi phục sinh đã xuất hiện trong đền thờ của Ngài, tuyên phán rằng: “Ta là Đấng đã sống, ta là Đấng đã bị giết chết” (Giáo Lý và Giao Ước 110:4).

Việc nói rằng Chúa Giê Su Ky Tô là “Đấng đã sống” có nghĩa là gì? Điều đó không chỉ có nghĩa là Ngài đã sống lại từ mộ phần và hiện ra với các môn đồ của Ngài ở Ga Li Lê. Mà nó còn có nghĩa là Ngài vẫn sống ngày nay. Ngài phán bảo qua các vị tiên tri ngày nay. Ngài dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay. Ngài chữa lành những tâm hồn bị tổn thương và những tấm lòng đau khổ ngày nay. Vì vậy, chúng ta có thể lặp lại những lời chứng hùng hồn của Joseph Smith: “Sau bao nhiêu chứng ngôn mà đã được nói về Ngài, thì đây là chứng ngôn … mà chúng tôi nói về Ngài: Rằng Ngài hằng sống!” (Giáo Lý và Giao Ước 76:22). Chúng ta có thể nghe thấy giọng nói của Ngài trong những điều mặc khải này, chứng kiến bàn tay của Ngài trong cuộc sống của chúng ta và cảm nhận niềm vui bởi “lẽ thật biểu lộ một cách tận tường: ‘Tôi biết rằng Chúa của tôi hằng sống!’” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 38).

biểu tượng học tập

Những Ý Tưởng để Học Tập ở Nhà và ở Nhà Thờ

biểu tượng lớp giáo lý
Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống.

Hầu hết chúng ta không nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô như Tiên Tri Joseph Smith đã thấy. Nhưng chúng ta có thể biết, như ông đã biết, rằng Đấng Cứu Rỗi hằng sống, rằng Ngài biết những thành công và khó khăn của chúng ta, và rằng Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta trong những lúc cần thiết. Hãy suy ngẫm về chứng ngôn của chính anh chị em về Đấng Ky Tô hằng sống khi anh chị em suy ngẫm các câu hỏi dưới đây và nghiên cứu các tài liệu đi kèm.

Quyền năng đến từ việc học thuộc lòng. Anh Cả Richard G. Scott giải thích: “Quyền năng lớn lao có thể đến từ việc ghi nhớ thánh thư. Ghi nhớ một câu thánh thư tức là tạo ra một tình bạn mới. Điều đó giống như khám phá ra một người bạn mới là người có thể giúp đỡ trong lúc mình cần, để soi dẫn, an ủi, và là một nguồn động lực khi cần thay đổi” (“Quyền Năng của Thánh Thư”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 6). Nếu anh chị em tìm thấy một câu thánh thư về Đấng Cứu Rỗi mà đặc biệt có ý nghĩa đối với mình—có lẽ là một câu thánh thư có thể mang lại sự an ủi cho anh chị em trong thời điểm cần thiết—thì hãy xem xét việc ghi nhớ câu thánh thư đó.

Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm điều gì để tiếp nhận các lẽ thật trong bản tuyên ngôn “Đấng Ky Tô Hằng Sống” vào trong tấm lòng và tâm trí của mình?

2:5

Let Your Goals Be Guided by the Spirit

Để tìm hiểu thêm về cách Đấng Cứu Rỗi ban phước cho chúng ta ngày nay, anh chị em có thể nghiên cứu, nghe hoặc hát bài “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 38). Hãy tìm kiếm những lẽ thật trong bài thánh ca này mà cũng được giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 6:34; 84:77; 98:18; 138:23.

Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, tôi sẽ được phục sinh.

Joseph Smith biết cảm giác thương tiếc về cái chết của những người thân yêu, bao gồm cả cha cùng hai anh em trai của ông. Joseph và Emma đã chôn cất sáu đứa con của họ, tất cả đều chưa đầy hai tuổi. Từ những điều mặc khải mà Thượng Đế ban cho, Joseph và Emma đã có một quan điểm vĩnh cửu.

Hãy tìm kiếm những lẽ thật về cái chết và kế hoạch vĩnh cửu của Thượng Đế trong Giáo Lý và Giao Ước 29:26–27; 42:45–46; 63:49; 88:14–17, 27–31; 93:33–34. Những lẽ thật này ảnh hưởng đến cách anh chị em nhìn nhận cái chết như thế nào? Những lẽ thật đó ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em sống?

Xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 15; Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith (năm 2007), 188–190; Easter.ChurchofJesusChrist.org.

Chúa Giê Su Ky Tô đã hoàn thành một “sự chuộc tội hoàn hảo” cho tôi.

Một cách để tập trung vào Đấng Cứu Rỗi vào lễ Phục Sinh là nghiên cứu những điều mặc khải trong sách Giáo Lý và Giao Ước mà dạy về sự hy sinh chuộc tội của Ngài. Một số có thể được tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13; 19:16–19; 45:3–5; 76:69–70. Hãy cân nhắc lập một bản liệt kê các lẽ thật mà anh chị em tìm thấy trong các câu này. Để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, anh chị em có thể bổ sung cho bản liệt kê của mình bằng cách tra cứu Lu Ca 22:39–44; 1 Giăng 1:7; 2 Nê Phi 2:6–9; Mô Si A 3:5–13, 17–18; Mô Rô Ni 10:32–33.

Sau đây là một số câu hỏi có thể hướng dẫn việc học tập của anh chị em:

  • Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

  • Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô đã lựa chọn chịu thống khổ và chết cho chúng ta?

  • Tôi phải làm gì để nhận được các phước lành từ sự hy sinh của Ngài?

  • Tôi cảm thấy như thế nào về Chúa Giê Su Ky Tô sau khi đọc những câu thánh thư này?

Xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Sự Chuộc Tội,” Thư Viện Phúc Âm; “The Savior Suffers in Gethsemane (Đấng Cứu Rỗi Chịu Thống Khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê)” (video), Thư Viện Phúc Âm.

8:30

The Savior Suffers in Gethsemane

Để có thêm ý tưởng, xin xem các tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ số tháng này.

biểu tượng phần dành cho trẻ em 01

Những Ý Tưởng để Giảng Dạy cho Trẻ Em

Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, tôi sẽ được phục sinh.

  • Để dạy con cái của anh chị em về sự phục sinh, anh chị em có thể bắt đầu bằng cách cho chúng xem những hình ảnh về cái chết và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi. Hãy cho con cái của anh chị em chia sẻ những điều chúng biết về hai sự kiện này.

  • Hãy cân nhắc một bài học trực quan có thể giúp con cái anh chị em hiểu điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết (linh hồn và thể xác của chúng ta tách rời nhau) và khi chúng ta được phục sinh (linh hồn và thể xác của chúng ta tái hợp lại, và thể xác của chúng ta trở nên hoàn hảo và bất diệt). Ví dụ, điều gì xảy ra khi chúng ta tháo pin ra khỏi đèn pin hoặc gỡ ống mực ra khỏi cây bút? Điều gì xảy ra khi chúng được tái hợp? (Xin xem An Ma 11:44–45.)

  • Con cái của anh chị em có biết một người nào đó đã qua đời không? Hãy cho các bé chia sẻ một chút về những cá nhân này, và sau đó cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 138:17. Hãy nói chuyện với nhau về cảm giác khi biết rằng những người thân yêu của chúng ta sẽ được phục sinh và có lại thể xác một lần nữa.

  • Nếu có con cái ở độ tuổi lớn hơn, thì anh chị em có thể mời chúng tìm kiếm các cụm từ nắm bắt được sứ điệp của lễ Phục Sinh trong các đoạn sau: Giáo Lý và Giao Ước 63:49; 88:14–17, 27; 138:11, 14–17. Các bé có thể làm tương tự với video “Because He Lives (Vì Ngài Hằng Sống)” (Thư Viện Phúc Âm). Làm cách nào chúng ta có thể chia sẻ sứ điệp này với người khác?

sự chôn cất và Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô

Tiên Tri Joseph Smith đã nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Anh chị em và con cái của mình có thể thích đọc về ba lần khác nhau khi Chúa Giê Su Ky Tô đã hiện đến cùng Joseph Smith và những người khác, như được ghi lại trong Joseph Smith-Lịch Sử 1:14–17; Giáo Lý và Giao Ước 76: 11–24; 110:1–10. Con cái của anh chị em cũng có thể xem tranh ảnh về những sự kiện này trong trang sinh hoạt tuần này. Chúng ta học được gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ mỗi kinh nghiệm này? Vì sao việc biết rằng Joseph Smith đã nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi phục sinh là một phước lành?

Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể được tha thứ các tội lỗi của mình.

  • Những lẽ thật Joseph Smith đã học được về sự tha thứ qua Đấng Ky Tô có thể mang đến cho con cái của anh chị em niềm hy vọng rằng chúng có thể được tha thứ cho những sai lầm và tội lỗi của mình. Hãy cân nhắc mời con cái của anh chị em tạo ra một bảng với các tiêu đề như sau: Điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho tôiĐiều tôi phải làm để nhận được sự tha thứ của Ngài. Hãy giúp con cái của anh chị em tra cứu những đoạn sau đây để tìm những điều thuộc về những tiêu đề này: Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13; 19:16–19; 45:3–5; 58:42–43. Hãy chia sẻ với nhau niềm vui và lòng biết ơn của anh chị em về những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta.

  • Anh chị em cũng có thể xem video “The Shiny Bicycle (Chiếc Xe Đạp Sáng Bóng)” với con cái của mình (Thư Viện Phúc Âm) và chia sẻ những kinh nghiệm cảm thấy sự tha thứ của Đấng Cứu Rỗi khi anh chị em hối cải.

3:4

The Shiny Bicycle

Để có thêm ý tưởng, xin xem tạp chí Bạn Hữu số tháng này.

Đấng Ky Tô phục sinh hiện đến cùng Ma Ri

Đấng Ky Tô và Ma Ri ở Ngôi Mộ, tranh do Joseph Brickey họa

trang sinh hoạt dành cho trẻ em