2010–2019
Tiệc Thánh Có Thể Giúp Chúng Ta Trở Nên Thánh Thiện
Tháng Mười năm 2016


Tiệc Thánh Có Thể Giúp Chúng Ta Trở Nên Thánh Thiện

Hãy xem xét năm cách để gia tăng ảnh hưởng và quyền năng của việc chúng ta tham gia thường xuyên vào giáo lễ Tiệc Thánh thiêng liêng.

Một trong những ký ức đầu tiên của tôi là về các buổi lễ Tiệc Thánh khi được tổ chức tại nhà của chúng tôi ở Warrnambool, Úc. Chi nhánh của chúng tôi có khoảng 10 đến 15 người tham dự, và cha tôi, là một trong ba người nắm giữ chức tư tế, thường có cơ hội để ban phước cho Tiệc Thánh. Tôi còn nhớ những cảm nghĩ của tôi khi ông khiêm nhường đọc kỹ những lời cầu nguyện Tiệc Thánh. Giọng của ông thường run lên khi ông cảm nhận được Thánh Linh. Đôi khi ông đã phải ngừng lại để kiềm chế cảm xúc của ông trước khi đọc xong lời cầu nguyện.

Vì là một đứa bé năm tuổi, nên tôi không thể hiểu hết ý nghĩa của điều đã được nói ra hoặc làm; tuy nhiên, tôi biết một điều gì đó đặc biệt đang xảy ra. Tôi có thể cảm nhận được ảnh hưởng đầy trấn tĩnh và yên tâm của Đức Thánh Linh trong khi cha tôi suy ngẫm về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng tôi.

Đấng Cứu Rỗi dạy: “Và các ngươi sẽ luôn luôn làm như vậy đối với những ai hối cải và chịu phép báp têm trong danh ta; và các ngươi làm vậy để tưởng nhớ tới máu của ta, mà ta đã đổ ra vì các ngươi, để các ngươi có thể làm chứng cùng Đức Chúa Cha rằng, các ngươi luôn luôn tưởng nhớ tới ta. Và nếu các ngươi luôn luôn tưởng nhớ tới ta thì các ngươi sẽ được Thánh Linh của ta ở cùng với các ngươi.” (3 Nê Phi 18:11).

Tôi xin mời tất cả chúng ta hãy xem xét năm cách để gia tăng ảnh hưởng và quyền năng của việc chúng ta tham gia thường xuyên vào giáo lễ Tiệc Thánh thiêng liêng, một giáo lễ mà có thể giúp chúng ta trở nên thánh thiện.

1. Chuẩn Bị Trước

Chúng ta có thể bắt đầu chuẩn bị cho Tiệc Thánh từ lâu trước khi buổi lễ Tiệc Thánh bắt đầu. Ngày thứ Bảy có thể là một thời gian lý tưởng để suy ngẫm về sự tiến triển và chuẩn bị phần thuộc linh của mình.

Hình Ảnh
Chuẩn bị cho ngày Chủ Nhật

Cuộc sống trần thế là một ân tứ thiết yếu trong tiến trình của chúng ta để trở nên giống như Cha Thiên Thượng. Điều này cần phải bao gồm những gian nan và thử thách mà tạo cơ hội cho chúng ta để thay đổi và tăng trưởng. Vua Bên Gia Min dạy rằng “Vì con người thiên nhiên là một kẻ thù của Thượng Đế, ... và sẽ mãi mãi là kẻ thù của Ngài, trừ phi người ấy chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh, cởi bỏ con người thiên nhiên của mình, và trở nên một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô, là Chúa” (Mô Si A 3:19). Việc tham gia vào giáo lễ Tiệc Thánh mang đến một cơ hội để quy phục tâm hồn và tâm trí của chúng ta lên Thượng Đế.

Để chuẩn bị, lòng của chúng ta trở nên đau khổ khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn về Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, hối cải những sai lầm và khuyết điểm của mình, và cầu xin Đức Chúa Cha giúp đỡ trong tiến trình tiếp tục trở nên giống như Ngài hơn. Rồi chúng ta có thể mong đợi cơ hội mà Tiệc Thánh mang đến để tưởng nhớ tới sự hy sinh của Ngài và tái lập những cam kết của chúng ta với tất cả các giao ước mà mình đã lập.

2. Đến Sớm

Kinh nghiệm về Tiệc Thánh của chúng ta có thể được gia tăng khi chúng ta đến sớm trước khi buổi lễ và suy ngẫm trong lúc nhạc được dạo lên.

Hình Ảnh
Đến lễ Tiệc Thánh sớm

Chủ Tịch Boyd K. Packer đã dạy: “Khi nhạc dạo được chơi một cách nghiêm túc, sẽ mang đến sức mạnh thuộc linh, và mời gọi sự soi dẫn.”1 Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích: “Đây không phải là lúc để trò chuyện hoặc truyền tải những sứ điệp, mà là thời gian để thành tâm suy ngẫm với tư cách là các vị lãnh đạo và các tín hữu chuẩn bị phần thuộc linh cho Tiệc Thánh.”2

3. Hát và Học Hỏi từ Lời của Bài Thánh Ca Tiệc Thánh

Bài thánh ca Tiệc Thánh là một phần đặc biệt quan trọng của kinh nghiệm Tiệc Thánh của chúng ta. Âm nhạc làm nâng cao những ý nghĩ và cảm nghĩ của chúng ta. Bài thánh ca Tiệc Thánh có ảnh hưởng càng lớn hơn khi chúng ta tập trung vào lời và giáo lý mạnh mẽ đã được giảng dạy. Chúng ta học được nhiều từ những từ ngữ như “bầm dập, đau khổ, đau đớn vì chúng ta,”3 “Chúng ta nên ghi nhớ và phải chắc chắn là tâm hồn và bàn tay phải thanh khiết và trong sạch,”4 và “Nơi mà công lý, tình yêu thương và lòng thương xót gặp nhau trong sự hòa hợp thiêng liêng!”5

Hình Ảnh
Hát và học hỏi từ các bài thánh ca
Hình Ảnh
Tập trung vào lời của các bài thánh ca

Khi chúng ta hát một bài thánh ca để chuẩn bị dự phần Tiệc Thánh, thì những lời đó có thể trở thành một phần của sự cam kết giao ước của chúng ta. Ví dụ, hãy suy xét “Chúng con yêu mến Ngài, Chúa; tâm hồn của chúng con đầy tràn. Chúng con sẽ đi theo con đường đã chọn của Ngài.”6

4. Tham Dự với Phần Thuộc Linh vào Những Lời Cầu Nguyện Tiệc Thánh (Xin xem Mô Rô Ni 4–5)

Thay vì không lắng nghe kỹ những từ quen thuộc của những lời cầu nguyện Tiệc Thánh, chúng ta có thể học hỏi nhiều và còn cảm thấy nhiều hơn nữa khi tham gia với phần thuộc linh của mình bằng cách suy nghĩ về những cam kết và các phước lành liên quan trong những lời cầu nguyện thiêng liêng này.

Hình Ảnh
Ban phước bánh

Bánh và nước được ban phước và thánh hóa cho linh hồn của chúng ta. Biểu tượng này nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi và Ngài có thể giúp chúng ta trở nên thánh thiện.

Những lời cầu nguyện Tiệc thánh giải thích rằng chúng ta dự phần bánh để tưởng nhớ đến thể xác của Vị Nam Tử, mà Ngài đã hy sinh để làm cho tất cả mọi người hội đủ điều kiện cho sự phục sinh, và chúng ta uống nước để tưởng nhớ đến máu của Vị Nam Tử, mà Ngài đã sẵn lòng đổ ra để chúng ta có thể được cứu chuộc với điều kiện là phải hối cải.

Những lời cầu nguyện này giới thiệu các giao ước với cụm từ “Để họ tình nguyện” (Mô Rô Ni 4:3). Cụm từ này có rất nhiều quyền năng đầy tiềm năng đối với chúng ta. Chúng ta có tình nguyện phục vụ và tham gia không? Chúng ta có tình nguyện để thay đổi không? Chúng ta có tình nguyện để cải thiện những yếu kém của mình không? Chúng ta có tình nguyện tìm đến và ban phước cho người khác không? Chúng ta có tình nguyện tin cậy Đấng Cứu Rỗi không?

Khi những lời hứa đã được đưa ra và khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh, thì chúng ta xác nhận trong lòng mình rằng chúng ta sẵn sàng:

  • Tình nguyện mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Cố gắng tuân giữ tất cả các lệnh truyền của Ngài.

  • Luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài.

Lời cầu nguyện kết thúc với một lời mời và lời hứa cao quý: “Để họ có thể luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng họ” (Mô Rô Ni 4:3).

Phao Lô viết: “Trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, [và] tiết độ” (Ga La Ti 5:22–23). Các phước lành và ân tứ tuyệt vời đều có sẵn cho chúng ta khi chúng ta tuân giữ các giao ước của mình.

5. Suy Ngẫm và Tưởng Nhớ tới Ngài trong khi Các Biểu Tượng Tiệc Thánh Được Chuyền Đi

Những khoảnh khắc tôn nghiêm khi những người nắm giữ chức tư tế chuyền Tiệc Thánh có thể trở nên thiêng liêng đối với chúng ta.

Hình Ảnh
Chuyền bánh

Khi bánh được chuyền đi, thì chúng ta có thể suy ngẫm rằng trong hành động yêu thương tột bậc đó dành cho chúng ta, Đấng Cứu Rỗi đã “nhận lấy cái chết để Ngài có thể mở những dây trói buộc của sự chết đang trói buộc dân Ngài” (An Ma 7:12).

Chúng ta có thể nhớ tới phước lành vinh quang của Sự Phục Sinh mà “sẽ đến với tất cả mọi người, ... cả nô lệ lẫn tự do, cả nam lẫn nữ, cả người ngay chính lẫn người tà ác; và sẽ không có một sợi tóc nào trên đầu họ bị mất đi; trái lại tất cả mọi thứ sẽ được hoàn lại hình thể toàn hảo của nó như trong thể xác hiện giờ sẽ đến với tất cả, ... cả trái phiếu và miễn phí, cả nam và nữ, cả hai kẻ gian ác và sự công bình; và thậm chí có không quá nhiều như một sợi tóc của người đứng đầu của họ bị mất; nhưng tất cả mọi thứ sẽ được khôi phục vào khung hoàn hảo của nó” (An Ma 11:44).

Hình Ảnh
Chuyền nước

Khi nước được chuyền đi, chúng ta có thể nhớ tới những lời khẩn nài của Đấng Cứu Rỗi:

“Vì này, ta, Thượng Đế, đã chịu những nỗi đau khổ ấy cho mọi người, để họ khỏi đau khổ nếu họ chịu hối cải; ...

“Nỗi đau khổ ấy đã khiến cho ta dù là Thượng Đế, Đấng Vĩ Đại hơn hết, cũng phải run lên vì đau đớn, và phải rớm máu từng lỗ chân lông, và phải chịu sự đau khổ cả thể xác lẫn linh hồn—và ta mong muốn khỏi phải uống chén đắng cay ấy, và co rúm” (GLGƯ 19:16, 18).

Chúng ta nhớ rằng Ngài đã “nhận lấy những sự yếu đuối của [chúng ta] để cho lòng Ngài tràn đầy sự thương xót, theo thể cách xác thịt, để Ngài có thể theo thể cách xác thịt mà biết được cách giúp đỡ dân Ngài theo những sự yếu đuối của [chúng ta]” (An Ma 7:12).

Khi xem xét kinh nghiệm về Tiệc Thánh của mình, chúng ta có thể tự hỏi:

  • Tôi sẽ làm gì trong tuần này để chuẩn bị kỹ hơn để dự phần Tiệc Thánh?

  • Tôi có thể đóng góp gì nhiều hơn cho sự tôn kính và mặc khải mà có thể đi kèm theo cùng với việc bắt đầu buổi lễ Tiệc Thánh?

  • Giáo lý nào được giảng dạy trong bài thánh ca Tiệc Thánh?

  • Tôi đã nghe và cảm thấy gì khi lắng nghe lời cầu nguyện Tiệc Thánh?

  • Tôi đã nghĩ về điều gì khi Tiệc Thánh được chuyền đi?

Anh Cả David A. Bednar dạy: “Giáo lễ Tiệc Thánh là một lời mời thiêng liêng và được lặp đi lặp lại để phải hối cải chân thành và được đổi mới về phần thuộc linh. Hành động dự phần Tiệc Thánh, tự nó, không thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi. Nhưng khi chúng ta tận tình chuẩn bị và tham dự giáo lễ thiêng liêng này với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối thì lời hứa là chúng ta có thể luôn được Thánh Linh của Chúa ở cùng chúng ta. Và bằng quyền năng thánh hóa của Đức Thánh Linh là người bạn đồng hành thường xuyên, chúng ta có thể luôn được xá miễn các tội lỗi của mình.”7

Tôi làm chứng về vô số phước lành có sẵn cho chúng ta khi chúng ta gia tăng sự chuẩn bị và sự tham dự phần thuộc linh trong giáo lễ Tiệc Thánh. Tôi cũng làm chứng thêm rằng các phước lành này có sẵn cho chúng ta vì tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và sự hy sinh chuộc tội vô hạn của Con Trai Yêu Dấu của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Trong thánh danh của Ngài, chính là Chúa Giê Su Ky Tô. A Men.

Ghi Chú

  1. Boyd K. Packer, “Personal Revelation: The Gift, the Test, and the Promise,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 61.

  2. Russell M. Nelson, “Worshiping at Sacrament Meeting,” Liahona, tháng Tám năm 2004, 13.

  3. “Jesus of Nazareth, Savior and King,” Hymns, số 181.

  4. “While of These Emblems We Partake,” Hymns, số 173.

  5. “Tình Yêu và Sự Khôn Ngoan Lớn Lao,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 19.

  6. “As Now We Take the Sacrament,” Hymns, số 169.

  7. David A. Bednar, “Luôn Luôn Được Xá Miễn Các Tội Lỗi của Mình,” Liahona, tháng Năm năm 2016, 61–62.