Tạo Ra Những Điều Chỉnh Phù Hợp cho Các Học Viên Khuyết Tật hoặc Có Những Thử Thách Khác trong Cuộc Sống

Hầu hết các lớp học của lớp giáo lý và viện giáo lý gồm có các học viên khuyết tật khác nhau và có những thử thách khác nhau về tinh thần, thể chất, hoặc cuộc sống. Một số học viên sẽ cần những điều chỉnh phù hợp để giúp họ tham gia, học hỏi, và đáp ứng những điều kiện tốt nghiệp lớp giáo lý.
học viên đang học thánh thư

Việc cung cấp những điều chỉnh phù hợp cho những học viên khuyết tật hoặc những thử thách khác trong cuộc sống giúp họ tiếp cận và đạt được cùng kết quả học tập như những học viên mà không gặp phải những thử thách này. Việc biết cách điều chỉnh tốt nhất với việc học tập của học viên bắt đầu với việc giảng viên biết học viên của họ: "Càng hiểu rõ một người, thì anh chị em càng có khả năng giúp họ tìm thấy ý nghĩa và quyền năng cá nhân trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô” (Yêu Mến Những Người mà Anh Chị Em Giảng Dạy, Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi).

Giảng viên nên cân nhắc những chỉ dẫn sau đây khi tạo ra những điều chỉnh phù hợp cho học viên:

 

Nhận Ra Các Nhu Cầu của Học Viên

Khi giảng viên cân nhắc nhu cầu học tập và điều chỉnh phù hợp của học viên của họ, họ có thể tự hỏi:

Tôi có biết học viên nào của tôi đang gặp khó khăn với…

Tôi có nói chuyện với học viên đó và cha mẹ hoặc người giám hộ của họ về những điều chỉnh phù hợp mà hữu ích ở nhà hoặc ở trường học không?

 

Hoạch Định cho Các Nhu Cầu của Học Viên

Một khi nhu cầu đã được xác định, giảng viên nên lập một kế hoạch để đáp ứng một cách thích hợp các nhu cầu của học viên đó. Các giảng viên có thể tự hỏi: "Làm thế nào tôi có thể giúp học viên học được nguyên tắc này theo cách mà họ có thể tiếp cận được và đáp ứng nhu cầu học tập của họ?" Các phần sau đây cung cấp sự hướng dẫn cho giảng viên khi họ cân nhắc những điều chỉnh phù hợp cho học viên cố gắng làm tròn những điều kiện đòi hỏi của lớp giáo lý:

1. Những Yêu Cầu cho Việc Tham Dự: Do khuyết tật, những mối quan tâm về sức khỏe, hoặc những thử thách khác trong cuộc sống, một số học viên có thể không đáp ứng được những điều kiện tham dự. Những điều chỉnh phù hợp cho các học viên này có thể khác nhau và được xác định bởi từng giảng viên. Khi tham khảo ý kiến với các học viên và cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, các chiến lược học bù cho số người tham dự có thể và nên được cá nhân hóa cho mỗi học viên.

2. Những Yêu Cầu cho Việc Đọc: Đối với các học viên khuyết tật đọc hoặc khiếm thị, việc tiếp cận với các bài đọc được đòi hỏi có thể được cung cấp theo những cách khác, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ:

  • Lắng nghe các phiên bản âm thanh của các bài đọc được đòi hỏi.
  • Sử dụng văn bản cho các chương trình nói chuyện trực tuyến (nhiều chương trình đều miễn phí).
  • Cho phép học viên đọc với bạn bè, giảng viên, những người trong gia đình, hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội.
  • Cung cấp bản in chữ lớn hoặc chữ nổi Braille.
  • Sử dụng các nguồn tài liệu Các Câu Chuyện Thánh Thư để xem, đọc, hoặc lắng nghe các câu chuyện thánh thư được đơn giản hóa trực tuyến.
  • Sử dụng các quyển thánh thư minh họa được tìm thấy tại trung tâm phân phối của Giáo Hội.
  • Xem các video "Tái Hiện và Giảng Dạy Thánh Thư” do Giáo Hội sản xuất.
  • Lắng nghe các bộ băng thu thanh do Giáo Hội sản xuất.

3. Những Yêu Cầu cho Việc Đánh Giá: Giảng viên nên cố gắng cung cấp những điều chỉnh phù hợp để đánh giá mà sẽ giúp học viên khuyết tật hoặc có các thử thách khác trong cuộc sống đều tham gia trên cơ sở bình đẳng với các học viên khác. Những điều chỉnh có thể gồm có:

  • Cho phép những câu trả lời bằng lời nói khi những câu trả lời bằng cách viết ra là một thử thách.
  • Cho phép có đủ thời gian xử lý trước khi học viên trả lời.
  • Cho phép việc đưa ra bài đánh giá và các câu trả lời được truyền đạt theo những cách khác nhau (bằng lời nói, bằng hình ảnh, và vân vân).
  • Cung cấp một trường các lựa chọn để trả lời.
  • Đối với học viên có khả năng nói năng hạn chế, hãy cho phép cử chỉ, ánh mắt, hoặc chỉ vào những câu trả lời.

 

Thực Hiện Kế Hoạch

Giảng viên có thể giúp hạn chế những trở ngại đối với việc học tập bằng cách cân nhắc:

  • Cách thông tin được trình bày (bài giảng, việc đọc, hình ảnh, video, âm thanh, sự hỗ trợ của bạn bè, và vân vân).
  • Cách học viên trả lời (bằng lời nói, viết, bằng hình ảnh, với một người bạn, trong tâm trí của họ, và vân vân).
  • Môi trường học tập hoặc bối cảnh (ánh sáng, cách sắp xếp chỗ ngồi, tiếng ồn, và vân vân).
  • Thời gian giảng dạy (thêm thời gian xử lý, giờ nghỉ, thêm thời gian cho các bài thi hoặc dự án, và vân vân).

Các nguồn tài liệu bổ sung sau đây có thể hữu ích cho giảng viên khi họ cung cấp những điều chỉnh phù hợp cho các học viên khuyết tật và có những thử thách khác trong cuộc sống.